Jump to content

Advertisements




TẢN MẠN VỀ HOÀNG CỰC KINH THẾ


29 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/07/2016 - 22:30

Tôi mới võ vẽ nghiên cứu sách Hoàng Cực Kinh Thế Tự Ngôn, thấy có một vài điểm muốn chia sẻ. Trước hết, nói về HCKT thì Thiệu Ung phân chia thời gian ra như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Theo cách phân chia thời gian theo các đơn vị như trong bảng trên, dùng 60 Hoa Giáp mà lập thành lịch, thì lấy gốc từ thượng cổ Giáp Tý tới số tích tuế của năm Bính Thân 2016 quả thật là = 10,155,933 (Excel thật là kỳ diệu thay!). Giả sử số tích tuế của môn Thái Ất cho năm 2016 là 10,155,933 là đúng và không cần phải bàn cãi gì thì:

NĂM 2016, LÀ NĂM HIỆN TẠI, TỨC:
  • VÀO NĂM THỨ 47,113 CỦA NGUYÊN NHÂM NGỌ THỨ 79 (nghĩa là đã đi qua 78 cái 129,600 năm rồi, và tới năm thứ 47,113 của Nguyên thứ 79)
  • VÀO NĂM THỨ 3,933 CỦA HỘI GIÁP THÌN THỨ 941 (nghĩa là tính từ gốc thượng cổ Giáp Tý tới giờ thì đã được 940 cái 10,800 năm rồi, và đã vào năm thứ 3,933 của Hội thứ 491)
  • VÀO NĂM THỨ 333 CỦA VẬN GIÁP TUẤT THỨ 28,211
  • VÀO NĂM THỨ 3 CỦA THẾ THỨ 338,532 TỨC THẾ ẤT HỢI.
Vậy mà tôi đọc nhiều sách nói rằng, hiện nay là Hội Ngọ - thật không ngồi tính ra thì quả là bị thuốc chết lúc nào không hay. Các đồng đạo khi đọc sách Huyền Học đừng nên vội tin, mà cần phải kiểm chứng phép toán cho cẩn thận.

Sửa bởi vietnamconcrete: 22/07/2016 - 22:51


Thanked by 2 Members:

#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/07/2016 - 23:06

Ngay cả trong sách Hoàng Cực Kinh Thế Tự Ngôn hiện VN đang đọc cũng có thật nhiều sai lầm. Không hiểu nguyên bản ông Thiệu Khang Tiết có viết như vậy không, hay là:
  • sai do tam sao thất bản?
  • sai do cố ý truyền sai, giống như "giệt man kinh"?
Theo tôi khi đọc sách cần phải giữ tâm thái bình hòa, thậm chí là lạnh lùng. Đừng bị câu chữ mê hoặc, mà hãy tập trung vào thông tin.

Thanked by 2 Members:

#3 hoangdinhdao88

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 263 Bài viết:
  • 138 thanks

Gửi vào 23/07/2016 - 00:35

Chắc như cuốn tử vi đẩu số tiệp lãm nhà sách Cát lâm nhân dân xuất bản mới tái bản tháng 4/2016.

#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/07/2016 - 08:43

Như quá trình nạp giáp, phân thành tứ tượng mà chia ra làm năm tháng ngày giờ thật là tuyệt diệu:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trước kia tôi mù mờ không biết Tứ tượng dùng để làm gì, giờ mới vỡ lẽ ra.

#5 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/07/2016 - 09:16

Do đầy quá thì phải đổ, cho nên mới khởi Tuần không cho 10 Can, Triệt không cho 12 chi:
  • Tuần không: đánh dấu chu kỳ bát quái nạp 10 can (yếu tố Thiên) đã hết.
  • Triệt không: đánh dấu chu kỳ chu thiên vòng trời đã hết (360 độ trên 12 cung - yếu tố địa - chỗ này là phỏng đoán, còn đang nghi vấn: bởi vì quan sát số hoa giáp vận hành trong một chu thiên, luôn kết thúc tại Nhâm Quý)
Thú vị phải không các thím?

Sửa bởi vietnamconcrete: 23/07/2016 - 09:22


#6 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/07/2016 - 09:25

Cho nên mới làm thơ rằng:

SỐ TRỜI ĐÃ HẾT: TUẦN KHÔNG

ĐẤT MÀ CỰC SỐ, ẤT LÀ TRIỆT KHÔNG.

ĐỊA KHÔNG KHỞI Ở HỢI CUNG

LÀ NƠI CỰC ĐỊA NÊN LÀ "NHÂN KHÔNG"

TỰA NHƯ TOÁN TAM TÀI KHÔNG

XEM MÔN THÁI ẤT NGHĨ VỀ TỬ VI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi vietnamconcrete: 23/07/2016 - 09:31


Thanked by 1 Member:

#7 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 23/07/2016 - 20:48

Quan điểm của học giả phương tây về NĂM TRUNG HOA (Tôi cop của trang VIKI - tóm tắt để các bạn xem tham khảo )
- Người Trung hoa tính lịch theo 60 hoa giáp - Còn gọi lịch Can Chi . Thời điểm đầu tiên được xác định từ thời đại của Hiên Viên Hoàng đế . Theo đó có 2 cách lấy năm :
+ Cách thứ nhất lấy từ thời điểm Hoàng đế còn nhỏ là năm 2697 TCN .Tính nay là 4712 năm ( Viki tính đến năm 2005 , tôi cộng thêm cho đủ đến nay ) . Cách tính này thì hiện nay đã qua 78 vòng hoa giáp . Chúng ta đang ở vòng thứ 79 .
+ Cách tính thứ lấy từ thời điểm Hoàng Đế lên ngôi là năm 2637 TCN .Tính đến nay là 4653 năm . Nghĩa là chúng ta đã trải qua 77 vòng hoa giáp và đang ở vòng thứ 78 .
- Như vậy , kết quả mà VN tính ra chưa hẳn chứng minh được Sách mình đang đọc THUỐC CHẾT , cũng không phải là họ cố ý viết sai . Chỉ đơn giản do lấy điểm khởi đầu khác nhau mà thôi. Biết đâu ngoài 2 mốc trên mà Viki vạch ra còn có mốc khác như trong TÂTK chẳng hạn .

Việc lấy TKT lấy tứ tượng xây dựng hệ thống chu kì thời gian làm NGUYÊN - HỘI - VẬN - THẾ . Chỉ đơn thuần là một sự sáng tạo của cá nhân ông ấy ( chưa nói đùng sai ) . VNC đồng nhất với NĂM - THÁNG - NGÀY - GIỜ là không đúng : MỘT NGUYÊN KHÔNG PHẢI MỘT NĂM - MỘT THÁNG KHÔNG PHẢI MỘT HỘI- MỘT VẬN KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ MỘT NGÀY - MỘT GIỜ KHÔNG TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI MỘT THẾ .

Tôi không bàn đến ĐÚNG - SAI của TKT trong vấn đề này . Nhưng nói về NẠP GIÁP , cũng nên nhắc qua lịch sử của nó một tí . Vì trong lịch sử người ta không chỉ nạp giáp một lần . Cụ thể là
- Tương truyền Cơ Tử - Thời vua Hạ vũ là người đầu tiên nạp giáp : Lấy 8 can ( không dùng MẬU - KỈ ) quy vào Bát Quái như sau : Kiền nạp Giáp - Khôn nạp Ất - Cấn nạp Bính - Đoài nạp Đinh
- Tốn nạp Tân - Chấn nạp Canh - Nhâm nạp Ly - Khảm nạp Quý . Điều này được nhắc đến trong Địa lí toàn thư của Lưu Bá Ôn , được Vạn Dân Anh bàn trong Tam Mệnh Thông Hội . Theo tôi cái thuyết Cơ Tử nạp giáp cho Bát Quái ( ở đây là nạp cho Tiên Thiên Bát Quái )là có thực vì đó là cơ sở hình thành học thuyết của phái SƠN GIA NGŨ HÀNH , sau này được DƯƠNG QUÂN TÙNG PHÁT TRIỂN .
- Lần nạp giáp tiếp theo là nạp cho HẬU THIÊN BÁT QUÁI - Giống như VNC nêu ra .

Đọc một số bài của VNC về vấn đề Phong Thuỷ thấy VNC có lẽ đã biết về những điều này . Ở đây chỉ nhắc lại để dễ hình dung . Hy vọng VNC chỉ ra trong đó đâu là THUỐC CHẾT để đồng đạo không đi vào u mê .

#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/07/2016 - 22:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BanChatDichHoc, on 23/07/2016 - 20:48, said:

.
- Như vậy , kết quả mà VN tính ra chưa hẳn chứng minh được Sách mình đang đọc THUỐC CHẾT , cũng không phải là họ cố ý viết sai . Chỉ đơn giản do lấy điểm khởi đầu khác nhau mà thôi. Biết đâu ngoài 2 mốc trên mà Viki vạch ra còn có mốc khác như trong TÂTK chẳng hạn .

chỗ này BCDH nói có lý, bởi vì lấy gốc thời gian mà tính thì tùy theo mục đích đều có thể lấy được. Nhưng nói theo Hoàng Cực Kinh Thế thì chu kỳ diễn hóa của vũ trụ diễn thành 12 hội, biểu diễn đủ Thành - Trụ - Hoại - Không, mỗi hội 10,800. Như vậy khởi đầu chưa được 5000 năm thì còn đang ở hội Tý, nơi vạn vật hỗn độn mà chưa có con người -> như vậy là vô lý.

Việc lấy TKT lấy tứ tượng xây dựng hệ thống chu kì thời gian làm NGUYÊN - HỘI - VẬN - THẾ . Chỉ đơn thuần là một sự sáng tạo của cá nhân ông ấy ( chưa nói đùng sai ) . VNC đồng nhất với NĂM - THÁNG - NGÀY - GIỜ là không đúng : MỘT NGUYÊN KHÔNG PHẢI MỘT NĂM - MỘT THÁNG KHÔNG PHẢI MỘT HỘI- MỘT VẬN KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ MỘT NGÀY - MỘT GIỜ KHÔNG TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI MỘT THẾ

Cái đúng của Hoàng Cực Kinh Thế chính là hệ thống lịch pháp (âm dương lịch Trung Hoa) hiện tại còn đang dùng. Rõ ràng là một năm 12 tháng, mỗi tháng trung bình 30 ngày, mỗi ngày 12h. Còn việc một Nguyên tương tự với một Năm... là bởi vì cách tính và chu trình của chúng tương tự, chứ một năm có 360 ngày còn 1 nguyên thì có 360 vận (tức 129,600 năm) lận, có nghĩa là không tương đương về chiều dài. Nói ví dụ thế này cho dễ hiểu, so sánh 2 cái hình tròn với nhau thì có lớn có nhỏ, nhưng cái nào cũng là 360 độ cả.


Tôi không bàn đến ĐÚNG - SAI của TKT trong vấn đề này . Nhưng nói về NẠP GIÁP , cũng nên nhắc qua lịch sử của nó một tí . Vì trong lịch sử người ta không chỉ nạp giáp một lần . Cụ thể là
- Tương truyền Cơ Tử - Thời vua Hạ vũ là người đầu tiên nạp giáp : Lấy 8 can ( không dùng MẬU - KỈ ) quy vào Bát Quái như sau : Kiền nạp Giáp - Khôn nạp Ất - Cấn nạp Bính - Đoài nạp Đinh
- Tốn nạp Tân - Chấn nạp Canh - Nhâm nạp Ly - Khảm nạp Quý . Điều này được nhắc đến trong Địa lí toàn thư của Lưu Bá Ôn , được Vạn Dân Anh bàn trong Tam Mệnh Thông Hội . Theo tôi cái thuyết Cơ Tử nạp giáp cho Bát Quái ( ở đây là nạp cho Tiên Thiên Bát Quái )là có thực vì đó là cơ sở hình thành học thuyết của phái SƠN GIA NGŨ HÀNH , sau này được DƯƠNG QUÂN TÙNG PHÁT TRIỂN .
- Lần nạp giáp tiếp theo là nạp cho HẬU THIÊN BÁT QUÁI - Giống như VNC nêu ra .

Đọc một số bài của VNC về vấn đề Phong Thuỷ thấy VNC có lẽ đã biết về những điều này . Ở đây chỉ nhắc lại để dễ hình dung . Hy vọng VNC chỉ ra trong đó đâu là THUỐC CHẾT để đồng đạo không đi vào u mê .

Ở đây Hoàng cực kinh thế bàn về vấn đề Thiên văn và Lịch pháp (tức số học thời gian) chứ không bàn về phong thủy - Hai hệ thống khác nhau hoàn toàn. Chúng ta không thể nói là hệ thống nào đúng sai (ít nhất là VN còn chưa hiểu đc 2 cái hệ thống đó)

Còn nói việc "bị thuốc chết" ở đây, phải nói chính xác là nội dung trình bày trong cuốn Hoàng Cực Kinh Thế có nhiều yếu tố bị sai lạc, họ nói rằng hiện nay là hội Ngọ, VN tính ra thì không phải.


#9 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/07/2016 - 09:04

SỐ CỰC Ở 10 - ĐẦY QUÁ THÌ ĐỔ, DO ĐÓ KHỞI PHÉP TAM HÌNH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 23/07/2016 - 08:43, said:

Như quá trình nạp giáp, phân thành tứ tượng mà chia ra làm năm tháng ngày giờ thật là tuyệt diệu:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trước kia tôi mù mờ không biết Tứ tượng dùng để làm gì, giờ mới vỡ lẽ ra.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 16/06/2016 - 06:57, said:

LUẬN VỀ HÌNH
lấy bộ tam hợp hỏa/kim ra đối chọi với tam hội nhất phương hỏa/kim, ta thấy
  • Tị - Dậu - Sửu (tam hợp kim cục) hình Thân - Dậu - Tuất (tam hội kim cục nhất phương), trong đó thì Tị hình Thân, Sửu hình Tuất. Còn Dậu là chính cục của Kim nên tự sát hại.
  • Dần - Ngọ - Tuất (tam hợp hỏa cục) hình Tị - Ngọ Mùi (tam hội hỏa cục nhất phương), trong đó thì Dần hình Tị, Tuất hình Mùi. Còn Ngọ là chính cục của Hỏa nên tự sát hại.
Đây chính là cái lý Kim cương, Hỏa cường. Cương cường quá sinh ra tự mình sát hại bản thân mình.

lấy bộ tam hợp mộc/thủy ra đối chọi với tam hội nhất phương mộc/thủy:
  • Thân - Tý - Thìn tam hợp thủy cục hình tam hội mộc cục nhất phương Dần Mão Thìn. Trong đó thì Thân hình Dần, Tý thì hình Mão, Thìn là mộ của hai loài thủy mộc nên tự hình.
  • Hợi - Mão - Mùi tam hợp mộc cục hình tam hội thủy cục nhất phương Hợi Tý Sửu. Hợi là nơi sinh của hai loài thủy mộc nên tự hình, Mão hình Tý, Sửu hình Mùi.
Đây chính là cái lý âm nhu thì phải nương nhờ vào nhau mà sống, nhưng khi cực số thì mộc cậy vào vinh hoa mà âm khí hình dương; thủy cậy vào âm tà mà dương khí hình âm. Thủy và mộc là hai loài sinh ra nhau, vậy mà tới khi cực số lại hình nhau - thiên đạo vậy. Cũng là cái lý vật cực tắc phản.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tự hình: là tự mình gây nên hoạ, tự làm mình thất bại, bởi do tật hay thói quen của mình mà làm ra việc tệ hại:
- Thìn hình Thìn
- Ngọ hình Ngọ
- Dậu hình Dậu
gọi là "nhất tự hình"

Hổ hình: là đáp đối mà hình lén hại nhau:
- Mão hình Tý
- Tý hình Mão
gọi là "Vô lễ chi hình" hay "Nhị tự hình"

Bằng hình hay còn gọi là "Tam tự hình": bao gồm Dần Tị Thân thuộc tứ mạnh, và Sửu Tuất Mùi thuộc tứ quý. Địa vị bằng nhau mà hình nhau thì gọi là bằng hình:
- Dần hình Tị
- Tị hình Thân
- Thân hình Dần
gọi là "Vô ân sinh oán hình", ứng điềm lấy ân làm oán

- Sửu hình Tuất
- Tuất hình Mùi
- Mùi hình Sửu
gọi là "Thị thế lăng nhược hình", ứng sự hiếp oán - cậy mạnh hiếp yếu.





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 16/06/2016 - 10:27, said:

  • Trừ Thìn, Dậu, Hợi tự hình
  • Các chi còn lại, đếm ngược 10 bước là đến hình.
Sách nói:

Hình nghĩa là cực số (tức số 10), biểu hiện của sự thái quá mất cân bằng. Hoàng cực giữa trời lấy số 10 làm số sát, từ một tích tới 10 thì biết số đó là không (bởi chỉ có từ 1 - 9 thôi). Đây chính là thiên đạo, vẫn cực tắc biến, đầy thì phải đổ, phép của tam hình từ đó khởi.


Số ở đây là số diễn tiến của thời không, mà theo đồ hình trên có thể nhìn ra được là số từ 1 tới 10 là một chu trình Càn Khôn, hết một vòng Càn Khôn thì gọi là cực số. Sách nói:
  • Lấy Nguyên kinh Hội
  • Lấy Hội kinh Vận
  • Lấy Vận kinh Thế
Nếu hiểu ở một mức độ đơn giản nhất là dùng Năm mà diễn Tháng, dùng Tháng mà diễn Ngày, dùng Ngày mà diễn giờ. Số đi tuần tự liền lạc không dừng theo trình tự: Quá Khứ - Hiện Tại - Tương Lai mà chưa bao giờ ngừng nghỉ. Cho nên gọi "cực số" không có nghĩa là tuyệt diệt, mà chỉ là đã hết một chu trình thôi.

Sửa bởi vietnamconcrete: 24/07/2016 - 09:22


Thanked by 1 Member:

#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/07/2016 - 20:26

Đã nói đến "Hình", thiết tưởng cũng nên nói đến mặt đối lập của nó, tức là "Đức". Hình và Đức chính là hai thái cực đối lập:
  • Hình thì sát khí sâm nghiêm, tử khí tiêu điều
  • Đức thì như gió xuân ấm áp, khiến vật phồn thịnh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lưu Ý:
  • Can Đức khởi theo phép Ngũ can hợp - tức là nguyên tắc khởi sao Quý Nhân (ý là muốn không đầy đến đổ vỡ thì phải dùng đức hoặc tu đức)
  • Chi Đức khởi theo chữ "Chấp" trong phép "Kiến trừ 12 thần". Nguyên do là nó xung phá với chữ Bế của kiến (xung giải được bế tắc, đó là đức), gọi chi là 1, đếm đến 6 là Chi Đức.
Nghe nói đạo Nho đề cao Ngũ đức:
  • đức Nhân hành Mộc
  • đức Lễ hành Hỏa
  • đức Tín hành Thổ
  • đức Nghĩa hành Kim
  • đức Trí hành Thủy.
Trong dịch trọng cả Đức và Hình, trong xử thế là "Ân" và "Uy". Ví như trong 1 quẻ thì cần xét xem quẻ đó thuộc Đức hay thuộc Hình, đối tượng ứng quẻ có "Đức" hay không, hoặc có thể "dụng Hình hóa Quyền" hay không...

Sửa bởi vietnamconcrete: 24/07/2016 - 20:28


#11 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 25/07/2016 - 03:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 24/07/2016 - 20:26, said:

Nghe nói đạo Nho đề cao Ngũ đức:
  • đức Nhân hành Mộc
  • đức Lễ hành Hỏa
  • đức Tín hành Thổ
  • đức Nghĩa hành Kim
  • đức Trí hành Thủy.

Nho giáo - Không phải đến khi Khổng Tử ra đời mới có Nho giáo, trước đó đã có mầm mống, tư tưởng của Nho giáo rồi.

Ngũ Đức trước thời Khổng Tử được gọi là "Đạo Ngũ Thường của người Quân Tử", chữ "thường" ở đây là "thường hằng", là "bất biến". Vì vậy, người Quân Tử không thể thiếu được một trong năm đức đó.

Phật giáo, Lão giáo hay Nho giáo đều lấy đạo đức xã hội làm căn bản, nền tảng để xây dựng giới pháp, những điều cấm đoán khuyên răn.

Vì vậy, cũng dễ thấy trong các răn dạy của Phật giáo, Lão giáo cũng có phảng phất Ngũ Đức nhưng dưới ngôn từ hơi khác một chút mà thôi.

Người học lý số cũng là con người, cũng cần có Ngũ Đức, người học đỉnh cao của lý số là tam thức thì lại càng cần có Ngũ Đức, hay nói kiểu Nho giáo thì người đó phải thật là Quân Tử.

Không muốn phán xét người khác, chỉ vì thấy vietnamconcrete nhắc đến Ngũ Đức thì thử xem, giữa lời nói, nhận thức và hành động của vietnamcncrete về Ngũ Đức như thế nào:

1. Đức Nhân: Vietnamconcrete cũng rất thích kết thân gần gũi với những người có kiến thức để cầu mong học hỏi, nhưng sự kết thân gần gũi này không bền vững sâu sắc. Như khi muốn học trò cụ Hà Uyên chỉ dạy, thay vì cố gắng bền bỉ thuyết phục họ dạy cho mình thì Vietnamconcrete dục tốc mà sẵn sàng quay ra có lời lẽ khiến nhã làm họ bực mình thất vọng.
Đây gọi là Bất Nhân.

2. Đức Lễ: Vietnamconcrete chưa thật lòng tôn trọng người có kiến thức hơn mình, người mà Vietnamconcrete muốn được họ chỉ dạy, không coi họ là thày - Qua vụ trao đổi với học trò cụ Hà Uyên là thấy.
Đây gọi là Vô Lễ.

3. Đức Tín: Vietnamconcrete không tin vào những người có trình độ giỏi hơn mình vì không có thái độ thật lòng tôn trọng họ.
Đây gọi là Bất Tín.

4. Đức Nghĩa: Vietnamconcrete khi cầu cạnh người ta thì năng nổ nhiệt tình, khi thấy không khai thác lợi dụng được thì trở mặt, quay ngoắt 180 độ không thèm đếm xỉa đến họ nữa. Lưu Bị 3 lần đến lều tranh, quỳ gối phơi mình dưới tuyết mới mời được Khổng Minh ra giúp.
Đây gọi là Bất Nghĩa.

5. Đức Trí: Vietnamconcrete hay suy diễn, tự ý sáng tạo làm sai lệch môn học của cổ nhân.
Đây gọi là Bất Trí.

Xét theo Đạo Ngũ Thường thì Vietnamconcrete chả được điểm nào.

Lời khuyên: Vietnamconcrete không nên học tam thức nữa !

Sửa bởi nguoiHmong: 25/07/2016 - 04:19


#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 25/07/2016 - 05:17

Nói ngắn gọn lại thì Hmong mắng tôi vô đức. Xét ra cũng có điểm đúng, bởi vì đức của bậc thánh đâu có dễ theo như vậy. Tuy nhiên, thường thì đối với Hmong tôi hay đùa là chính, nhưng hôm nay tôi nghiêm túc nói cho bạn biết, tôi hiếm khi đánh giá (giving judgement) cho người khác - bạn lấy tư cách gì đánh giá tôi. Tôi không nhận lời khuyên từ người chưa đủ tư cách.

P/s.
Học trò của cụ Hà Uyên là những ai thế? Chưa bao giờ có ai tự xưng với tôi như thế. Còn về việc học với cụ Hà Uyên, kiến thức và cách hành văn của cụ quá cô đọng tôi không theo kịp - bất kính thì tôi tự xét không có. Nếu bạn không thích cách tôi nói chuyện về tam thức, bạn đừng vào topic của tôi nữa có phải là bớt chuyện cho cả tôi và bạn hay không?

#13 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 25/07/2016 - 05:36

Rất xin lỗi vì đánh giá và lời khuyên, tôi không thích nhận xét đánh giá ai cả vì xét bản thân mình có khi cũng chả hay ho gì.

Diễn đàn là nơi đưa ra chủ đề để bàn luận, nhận định và đánh giá đúng sai vấn đề, đa số các bài viết của tôi trong chủ đề của bạn là phân tích đúng sai.

Khi bạn nói những điều không đúng, không ai phản bác thì không có lợi cho học thuật, mặc dù tôi cũng không chắc tôi đúng hay sai nhưng tôi vẫn nêu quan điểm của tôi.

Thú thực là tôi cũng không muốn tranh luận với bạn về tam thức nữa !

Thanked by 1 Member:

#14 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 25/07/2016 - 20:22

Tôi đánh giá cao VNC và bài viết về nguồn gốc HÌNH CỤC CUẢ CÁC ĐỊA CHI . Với những bài viết như thế thì Dịch Học sẽ không còn là Huyền Học , mà giá trị thực của nó được khẳng định và ai cũng có thể hiểu ,giống như mọi môn khoa học khác .
Tôi cũng đánh giá cao NHm . Tôi đã khảo qua bài viết về tính giờ chính xác thao mùa của NHm - Rất chính xác và không phải ai cũng biết .

Người xưa vẫn nói 4 biển đều là anh em . Không nên bận lòng quá nhiều những việc không cần thiết .

Thanked by 1 Member:

#15 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 25/07/2016 - 21:39

Được biết NHm là Học trò của Cụ Hà Uyên . Tôi rất khâm phục cái hiểu biết của Cụ về tiến trình lịch sử của Dịch Học . Khi nào gặp Cụ ấy nhờ NHm hỏi giúp tôi mấy vấn đề :
1.Các khái niệm :Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ được hình thành như thế nào ?
2.Dựa vào đâu để khẳng định rằng Kim sinh thuỷ , Thuỷ sinh Hoả , Hoả sinh Thổ , Thổ sinh kim và dựa vào cơ sở nào để nói Kim khắc Mộc , Mộc khắc Thổ , Thổ khắc Thuỷ , Thuỷ khắc Hoả .
3.Ngũ hành có phải là Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ hay không .
Mọi người ai biết xin chỉ giáo . Rất cảm ơn .






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |