Jump to content

Advertisements




Câu chuyện về bình cũ rượu mới, chả là sau 130 năm thì 1 kilogram sẽ mãi chẳng còn là 1 kilogram nữa rồi!

kiligram ampe Kelvin mole

2 replies to this topic

#1 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5890 thanks

Gửi vào 16/11/2018 - 22:10

Hội nghị Cân nặng và đo lường (CGPM) được tổ chức tại Versailles vào ngày 16/11 để tiến hành bỏ phiếu thông qua việc chào đón đại lượng kilogram mới được kỳ vọng sẽ chính xác hơn nhiều so với những gì chúng ta biết cho đến ngày nay.

Theo tờ Science alert, sau 130 năm từ ngày được đặt ra và trở thành quy chuẩn đo lường của thế giới, khái niệm "1 kilogram" sắp sửa "nghỉ hưu".

Hiện tại, kilogram đang được định nghĩa bằng Nguyên mẫu Kilogram Quốc tế (International Prototype Kilogram -IPK), là một khối rắn làm từ 90% platinum và 10% iridi, được sản xuất từ năm 1889 và được lưu giữ tại trụ sở Cục Cân nặng và Đo lường BIPM (xem hình dưới).


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong thực tế, Kilogram là đại lượng duy nhất vẫn được tính bằng một vật thể thực tế.

Nhiều năm trôi qua, IPK đã được gìn giữ cẩn thận nhưng không rõ đang tăng hay giảm khối lượng. Vì vậy, cần thiết có sự thay đổi trong cách đo lường để để mọi đo đạc sau này diễn ra chính xác hơn.

Khoa học đo lường vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là hệ thống mà chúng ta vẫn dùng để đo lường thế giới mà đó cũng là hệ thống để các nhà khoa học tiến hành quan sát nghiên cứu.

Giám đốc Cục Cân nặng và Đo lường, Terry Quinn cho biết: "Ý tưởng nằm sau sự thay đổi này, là có mọi đơn vị đo lường dựa trên các hằng số vật lý, chúng ổn định và sẽ không thay đổi trong tương lai, cho phép ta đo đạc tại bất kì địa điểm nào".

Trong 7 đơn vị cơ bản của Hệ đo lường quốc tế SI, 4 đơn vị không dựa trên các hằng số vật lý là ampe (dòng điện), kelvin (nhiệt độ), mol (khối lượng mol) và kilôgam (khối lượng).

Do vậy, các nhà khoa học đề xuất: xác định khái niệm một kilogram bằng hằng số toán học Planck, h = 6.626 069… × 10–34 (kgm2s-1 theo hệ SI, hoặc J.s) với tốc độ ánh sáng và tần số tick của hạt nguyên tử Caesium - Cs -xêsi.

Terry Quinn giải thích: "Tại sao lại cần cả ba ư? Bởi hằng số Planck là kgm2s-1, nên ta phải cần xác định khái niệm mét đo bằng tốc độ ánh sáng, và khái niệm giây được đo bằng tần số tick của xêsi".

Trên thực tế, sau ngày 16/11, số đo xuất hiện khi bạn bước lên cân sẽ không đổi. Nhưng với các nhà khoa học, các loại số, công thức tính sẽ xê dịch đôi chút, tiến gần hơn tới mức chính xác tuyệt đối.

Khái niệm 1 kg phải thay đổi là do từ trước đến nay nó được xác định dựa trên "Le Grand K" (International Prototype Kilogram - IPK) - một khối kim loại hình trụ được cất giữ trong hầm kín tại Pháp.

Vấn đề là ở chỗ IPK sẽ thay đổi khối lượng theo thời gian do tác động từ môi trường, nên cần được bảo dưỡng thường xuyên. Cộng thêm việc có đến hơn 40 bản sao của IPK trên toàn thế giới, đơn vị này vì thế trở nên hết sức mông lung, và cần đến một khái niệm chuẩn xác, ít sai số hơn.

Lý do phải thay đổi kilogram thì rõ rồi. Nhưng ampe, kelvin và mole, thì chúng có tội gì? Thực ra, cả 3 đều có vấn đề.

- Ampe được xác định dựa trên dòng điện giữa "2 dây dẫn song song kéo dài đến vô hạn với tiết diện không đáng kể...". Tuy nhiên, "tiết diện không đáng kể" "song song kéo dài đến vô hạn" đều là những khái niệm hết sức mơ hồ, và cũng không phải là thứ có thể đưa ra một cách chính xác trong môi trường phòng thí nghiệm. Vậy nên ở hội nghị lần này, 1 ampe sẽ được xác định dựa trên dòng điện tích của electron - hằng số e. (e = −1.602
176 487(40) × 10−19 C - Coulomb; 1 C = 1 A s)

- Kelvin và mol, mỗi đại lượng được xác định dựa trên một chất, lần lượt là nước và nguyên tử carbon. Nhưng với thay đổi lần này, Kelvin sẽ sử dụng hằng số Boltzmann - ký hiệu là k = 1.38064852 × 10-23 m2 kg s-2 K-1, là đại lượng thể hiện sự tương quan giữa động năng của hạt nhân với nhiệt độ. Đáng chú ý, hằng số Boltzmann chính là do Max Planck - cha đẻ của hằng số Planck sắp sửa được dùng để định nghĩa lại 1 kg - tìm ra.

- Còn với mole, khái niệm "mol" giờ sẽ được lược bỏ đơn vị carbon trong nó. Thay vào đó, 1 mol bây giờ đơn giản chỉ chứa số phân tử bằng với hằng số Avogadro (tương đương: A = 6,02214086x1023).




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Những định nghĩa mới sẽ cải thiện tầm hiểu biết của ta về đơn vị đo, sẽ mở ra những cải tiến thiết bị mới để đo lường chính xác hơn.


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Expander0410: 16/11/2018 - 22:21


Thanked by 2 Members:

#2 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 17/11/2018 - 07:26

Tui thì không muốn cái cân chính xác 100% để còn lừa dối và an ủi mổi khi bước lên cân sau khi ăn bún khè . Khà khà khà!

Thanked by 1 Member:

#3 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5890 thanks

Gửi vào 17/11/2018 - 09:35

"Bún Khè", nghe các anh nói, tôi tò mò quá. Khi nào có dịp phải thử mới được

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chỉ sợ bụng dạ tôi kém, nó lại thành "bún pủm" thì căng. Lúc đó lên cân chỉ có nhẹ đi thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |