Jump to content







Advertisements




Năm Tý Nói Chuyên Chuột


1 reply to this topic

#1

FM_daubac



 

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6936 posts
  • 5595 thanks

 

Posted 24/12/2019 - 12:58

NĂM TÝ NÓI CHUYỆN CHUỘT
●Tích Cốc Ngô Văn Phát

Tuổi Tý con Chuột trong nhà
Tha gạo tha nếp tha dồn xuống hang


Năm 2020 là năm Tý, năm con Chuột, con vật tuy nhỏ con nhưng lại được vinh dự đứng đầu mười một con vật to xương lớn xác khác trong Thập Nhị Chi. Tại sao? Tại vì theo truyền thuyết, ngày xưa Ngọc Hoàng mở đại hội triệu tập tất cả các loài vật đến tham dự, nhưng cuối cùng chỉ có 12 con đến tham dự, trong đó có chú Chuột.
Trên đưòng đi đến bệ kiến Ngọc Hoàng, chú Chuột thấy anh Trâu đang thủng thỉnh vừa đi , vừa ăn cỏ dọc đường, Chuột liền hỏi: Này anhTrâu, anh đi đâu vậy?. Tôi đi chầu Ngọc Hoàng, Trâu đáp. Tôi cũng thế, vậy Anh và Tôi cùngnhau đi cho vui. Trâu và Chuột đi một lúc, Chuột mở lời: Anh Trâu ơi, anh lớn con đi mau, tôi chạy theo không kịp, xin anh làm ơn làm phước cho tôi ngồi tạm trên lưng anh được không?. Được chớ, đâu có gì trở ngại. Chuột liền phóng một cái ngồi ngay trên lưng Trâu.
Khi Trâu đến cổng Trời, với bản chất khôn ranh lanh lợi, Chuột liền nhảy xuống đất chạy một mạch vào trình diện trước nhứt nên đứng đầu sổ, rồi mới tới Trâu thứ hai, Cọp thứ ba, Mèo thứ tư vv....
Năm 2020, Chuột đứng vào hàng thứ 7 trong 10 Can là (Giáp-Ất-Bính-Đinh-Mậu-Kỷ-Canh-Tân-Nhâm-Quý) nên nó còn phải mang thêm một cái tên nữa là Canh nên gọi là Canh Tý.

Nguồn gốc Chuột
Cho đến nay, các nhà khảo cổ học cũng chưa biết được các chú Tý đã có mặt trên trái đất này lúc nào, nhưng ước đoán rằng con người đã xuất hiện trên hành tinh này độ trên 2 triệu năm thì các chú Tý cũng có số tuổi gần cao như vậy. Chuột sống ở khắp mọi nơi trên trái đất, từ hang ngách đến ngõ hẻm, từ thành thị đến nông thôn vv...
Riêng ở nước ta, trên 75% dân sống bằng nghề nông, thì chuột là nỗi lo sợ lớn nhứt đối với người nông dân. Chúng nó phá hại mùa màng, nông phẩm, khoai, bắp, sắn vv... Nói tóm lại, trên đường sinh sống của chuột, nó phá hại từ thượng vàng đến hạ cám, không chừa bất cứ một vật gì, dây điện, ống nước cao su, túi nylon, ăn không được nó cắn phá cho bỏ ghét. Do đó thời Pháp thuộc, chánh quyền địa phương ra thông cáo:
* Nông dân nào bắt đươc chuột đem ra chợ bán đều được miễn nộp thuế hoa chi.
* Mỗi năm được tổ chức thi đua bắt chuột, ai giao nộp đuôi chuột nhiều, được chọn nhứt, nhì, ba, được thưởng tiền rất hậu.

Các giống và sự sinh sản của chuột.
Chuột là loại động vật có vú, bộ gặm nhấm, mỏ dài, tai nhỏ, lông nhiều, đuôi dài, số lượng rất lớn nhờ chúng có khả năng sinh sôi rất nhanh. Chúng có thể đẻ từ 05-12 lứa/năm; 20 ngày là mở mắt, rời mẹ tự sống. Đến 2-3 tháng tuổi là có thể bắt đầu mang thai. Mỗi lần đẻ từ 4-8 con. Tuy nhiên tuổi thọ của nó ngắn, trung bình chỉ sống từ 1-2 hay hơn 3 năm, tùy theo môi trường chúng đang sống.
Chuột có rất nhiều loại, ngoài sự tác hại của nó gây ra cho con người, nó cũng còn cống hiến bản thân nó cho khoa học nữa.
Trong bài viết này, Tích Cốc chỉ liệt kê một vài loài chuột sống gần gũi nhứt với con người như:

Chuột cống: To con, lông xù, có con lớn bằng con thỏ rừng. Ban ngày, nó ở dưới các ống cống trong thành phố, đụng gì ăn nấy, từ gà vịt chết, đến đồ ăn hư thúi đổ xuống cống, cho nên nó thường bị ghẻ lở, ban đêm nó bò lên khỏi miệng cống, vào nhà dân tìm thức ăn. Chính loại chuột này truyền bệnh dịch hạch cho con người.
Theo khảo sát, chỉ trong 1 năm, một cặp chuột cống tạo ra cả một đoàn con, cháu, chắt, chit cộng lại có thể lên tới mấy ngàn con!.

Chuột đồng: Lớn gần bằng con chuột cống, ở hang trên gò cao hay ở theo bờ ruộng. Nó phá hại mùa màng, ăn cua, ăn cá, khoai bắp vv... Nông dân đào hang hoặc đặt bẫy bắt nó làm món ăn. Ở các tỉnh miền Hậu Giang như Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá... người ta bắt chuột đồng lột da đem ra chợ bán. Các bà nội trợ mua về chế biến ra nhiều thức ăn như bầm nhỏ xào sả ớt, xào lá cách, lá lốt, làm nhưn bánh xèo, hay rô ti nguyên con với nước dừa là những món ăn đưa cay hấp dẫn chẳng những cho bợm nhậu mà còn là món ăn bồi dưỡng cho người nông dân chân lấm tay bùn.

Chuột dừa: Loại này gần giống như chuột đồng, nhưng nó sống phần lớn ở trên cây dừa, ít khi nào bò xuống đất. Thức ăn của nó là nước và cơm dừa. Nó khoét một lỗ ở phần trên trái dừa rồi hút hết nước và ăn cơm dừa cho nên nó mập, thịt nó rất thơm ngon. Trái dừa bị nó khoét, vài ngay sau héo cuống rụng xuống đất. Do đó người ta dùng một cái ống tre làm bẫy với một miếng dừa nướng cho vàng để nhử nó rồi gác trên ngọn dừa để bắt nó vừa tránh được sự phá hại của nó, vừa làm thức ăn như nướng, cà ri... và nhứt là thịt chuột dừa mà rô ti với nước dừa thì khỏi chê.
Cách thức làm rô ti: Chuột làm xong, rửa sạch với rượu hay giấm hoặc chanh cho hết tanh. Sau đó ướp gia vị như ớt, tỏi, ngũ vị hương, nước mấm, đường, bột ngọt... để 20 phút cho gia vị thấm vào thịt. Xong bắt lên chảo xào sơ cho cháy cạnh, rồi đổ nước dừa vào, cho lửa liu riu và lật qua lật lại đến lúc vàng ươm là được. Người dân xứ dừa Mỹ Tho và Bến Tre mà chưa có một lần thưởng thức món ăn này thì chưa phải dân Mỹ-Bến 100%.

Chuột lắt Con vật quá quen thuộc với mọi người trên trái đất này, vì nơi nào có người sống là có chú Tý Lắt này cùng sống. Chúng thường sống ở gần khu dân cư, gần con người để tìm thức ăn. Chiều dài cơ thể nó từ 7-10 cm, trọng lượng từ 10-25 gram. Mặc dù nhỏ con nhưng nó vô cùng nhanh nhẹn, nó có thể nhảy cao đến 50 cm. Nó chuyên vào nhà kiếm ăn vào ban đêm và ngủ vào ban ngày. Nhưng khi dòng họ nó quá đông, thì bất kể ngày đêm nó vẫn vào nhà lục phá tìm thức ăn. Nó là thứ ăn tạp, đụng gì ăn nấy, tuy nhiên thức ăn nó thích là gạo, đậu, bắp, khoai, sắn, rau cải, táo, chuối, các thức ăn nấu chín v.v... Do môi trường sống của chúng dơ bẩn, thường ăn thức ăn hôi thúi nên nó mang nhiều mầm bệnh như sốt ban chuột, dịch hạch... có thể lây sang người khi nó vào nhà tìm thức ăn.
Điều đặt biệt là ngoài các thức ăn nêu trên, nó còn ăn lại phân của nó.Điều này giúp chúng hấp thụ được chất dinh dưỡng trong phân được tạo ra do các vi khuẩn ruột của chúng sinh ra. Vì vậy trong hang chuột lắt không có phân của nó.

Phòng thí nghiệm: Chắc chắn nhiều người cho rằng, chuột thí nghiệm là chuột bạch chớ không phải chuột lắt. Thực ra, chuột bạch thuộc một trong những dòng của chuột lắt, chúng được lai tạo và sàng lọc sức khỏe để phù hợp với những cuộc thí nghiệm. Tuy nhiên chuột lắt cũng được chọn làm đối tượng thí nghiệm vì chúng nó có bộ gen gần giống với con người, cơ thể nó nhỏ bé, giúp cho những nghiên cứu nhanh chóng có kết quả hơn. Nó là loại sanh sản nhanh, giá thành rẻ, dễ nuôi nên tiết kiệm chi phí thí nghiệm rất nhiều.

Câu chuyện huyền hoặc về Chuột-Mèo
Chuyện kể rằng, chuột là giống linh thiên ở trên Trời. Nó được Ngọc Hoàng tin cậy cho nó giữ kho lúa. Với bản tánh khôn ranh, nó rủ bạn bè nhà nó vào ăn không biết bao nhiêu là lúa của Trời. Ngọc Hoàng biết được, mới đuổi nó xuống Hạ Giới cho nó giữ kho lúa của nhân gian. Nhưng bản tánh không thay đổi, nó lại rủ chuột nhà nó vào kho lúa của Người ăn no nê, hao tốn lúa Người, nên Người mới than rằng:
Chuột kia xưa ở nơi nào
Bây giờ ăn lúa nhà t*o thế nầy?

Người mới nhờ Vua bếp bắt nó đem trả lại nơi nó xuất xứ. Vua Bếp bắt nó đem trả cho Ngọc Hoàng và tâu rằng: Chuột này là của Ngọc Hoàng sao lại thả xuống Hạ Giới để nó ăn hết lúa của người trần? Ngọc Hoàng trả lời: Vì trước đây, nó giữ kho lúa cho ta, nhưng nó không được ta tin cẩn nó nữa, nên ta cho nó xuống Hạ Giới để giữ kho lúa ở dưới đấy.
Vua Bếp tâu: Nó xuống dưới trần, nó vẫn tánh nào tật nấy, nên chúng con kính trình xin Ngọc Hoàng bắt nó trở về Trời vì lúa của Trời nhiều, lúa của Người ít, của Trời nó ăn không bao giờ hết, chứ của Người nó cứ vừa ăn vừa phá mãi thì sẽ hết, Người đến chết đói thôi!
Trời nghe tâu phán rằng: Không được, ta đã đuổi nó đi rồi, ta không cho nó trở lại đây nữa. Bây giờ ta có một cách là ta có một con Mèo, ta cho ngươi đem xuống Hạ Giới với nhiệm vụ của nó là bắt giết chuột thay cho Người.
Vua Bếp lạy tạ rồi đem chuột và mèo trở về Hạ Giới. Kể từ ngày đó, mèo luôn luôn tìm mọi cách để bắt chuột ăn. Nhưng có đôi lúc, mèo ngẫm nghĩ giận Vua Bếp, vì tại Vua Bếp mà mèo mới phải xuống trần gian để bắt chuột khổ cực như thế này, nên thỉnh thoảng mèo vào giữa đống tro trong bếp “ỉa” một đống rồi lấp tro lại vừa cho đỡ giận, vừa chọc tức Vua Bếp.

Tham nhũng phá hại đất nước như chuột
Loài chuột nói chung là không ai ưa thích, đáng ghét, cần phải tiêu diệt vì chúng nó là loại phá hại mùa màng, đục khoét, cắn rách áo quần của già trẻ, lớn bé nam cũng như nữ, đào ngạch, khoét tường chui vào nhà tìm thức ăn, ăn không hết thì ỉa đái vào cho hư thúi. Tóm lại, nói đến việc phá hại thì khó có loài nào sánh nổi với loài chuột.
Thế cho nên hiện giờ ở trong nước, người dân “làm chủ” đã và đang ví một hạng người tự xưng là “đầy tớ” của dân như là chuột, đó là bọn quan đỏ tham nhũng đang thống trị đất nước.
Nạn tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành căn bệnh ung thư ác tính. Các quan đảng viên đã cướp tiền, cướp đất, cướp nhà vv...của dân cạn kiệt rồi, chúng chuyển sang buôn dân, bán nước. Đầu đội nón cối, chân mang dép râu, người đảng viên cs từ trong rừng tuôn ra thành phố cưỡng chiếm miền Nam. Sau 44 năm, chúng trở thành những tên tỷ, tỷ phú đô la mà người dân mĩa mai gọi chúng là “Đại tư bản đỏ” nhờ vào cái sách lược quái thai với đầu tư bản, đuôi c.... s.. là: Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN!

Vừa rồi, TBT NPT ví tham nhũng như là loài chuột. Đúng quá rồi ông Trọng Lú ơi. Nhưng tiếp theo,ông lại cảnh báo rằng, nếu đánh chuột mà không cẩn thận thì sẽ vỡ bình. Rồi ông nói tiếp theo nguyên văn một câu như sau: Phải bình tỉnh, tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược, bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định (Lời người viết: Cái bình mà ông Trọng nói đó nó biểu tượng cho cái đảng của ông, nó đang chứa cái chủ thuyết CNXH lỗi thời, tàn ác, dã man, gian manh, dối trá, thế mà ông đang vừa làm Tổng bí thư cái đảng đó, vừa làm Chủ tịch nước, ôm một lúc hai chức vụ béo bở như mèo vồ được chuột!!!).
Khổ nỗi, với bằng mọi phương cách, bằng đủ các chiêu cũng chưa diệt hết được chuột. Tại sao? Tại vì loài chuột nó siêng năng lắm, mỗi tháng chúng có thể đẻ một lứa, mỗi lứa cả một đàn con. Cái nạn tham nhũng của đảng Việt cộng hiện giờ chẳng khác gì sự sinh sản của loài chuột. Nhưng Trọng Lú sợ mạnh tay đánh nó, sẽ vỡ bình thì cái đảng của ông cũng tiêu tùng luôn. Hơn nữa, nếu ông mạnh tay đánh nó, thì nó sẽ quay lại đánh ông. Tại sao? Tại vì ông cũng nằm chung trong một hạng như chúng nó!!.
Người dân Việt chúng tôi rất ghét loài chuột,vì chính nó đã và đang dâng bán gần xong đất nước cho Hán cộng, cho nên đời sống người dân ngày càng khốn khổ, đạo đức ngày càng suy đồi, tài nguyên ngày càng kiệt quệ... Thế cho nên bằng mọi phương cách, trước hết phải triệt tiêu chúng, dù nó là chuột cống, chuột đồng, chuột dừa hay chuột lắt vv.., sau là làm cho cái bình vỡ ra từng mảnh để thay cái bình mới khác. Nếu sợ vỡ bình mà nương tay thì sẽ có một số chuột phản tỉnh trong cái đám chuột này cũng tự làm vỡ; nếu không thì người dân cũng vùng lên làm vỡ. Một trong hai cách làm vỡ bình trên đây, cách nào cũng đáng được triệt để hoan nghênh!!!.

LỜI CUỐI:
Năm 2020 là năm Chuột cầm trịch, bản tánh của chúng nó chỉ có phá hại như tôi đã trình bày ở phần trên, mà chính ông TBT Trọng cũng ví các quan tham nhũng dưới quyền lãnh đạo của ông như là loài chuột, cần phải diệt. Vậy thì người dân trong nước còn chần chờ gì nữa mà không tiếp tay với ông Trọng đứng lên đấu tranh loại bỏ cái đám chuột này để cứu nguy đất nước, để khỏi bị Hán thuộc lần thứ 5.
Trước thềm năm mới, Tích Cốc trân trọng kính chúc quý độc giả cùng thân bằng quyến thuộc sang năm Canh Tý luôn luôn mạnh khỏe, gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống tha hương và nhứt là đầy đủ nghị lực, không sợ hãi để thực hiện hoàn hảo hoài bão chưa thành.

Chúc Mừng Năm Mới
Canh Tý

Laatzen ngày 30.10.2019
Tích Cốc Ngô Văn Phát
Cựu tù nhân “cải tạo” ở Hoàng Liên Sơn - Bắc Việt


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#2

FM_daubac



 

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6936 posts
  • 5595 thanks

 

Posted 24/12/2019 - 14:58

DÂN SỐ CHUỘT

• Từ Hùng

Hiện nay đám chuột sống và kiếm ăn bên Pháp, đã di động khắp Paris và giới chức thành phố đã nhận ra dân số chuột đã phát triển đông hơn cư dân “Kinh đô ánh sáng“ (Nhật báo Wall Street đã báo động, chúng đã xuất hiện nhan nhản tại các siêu thị, công viên và ở cả nhà trẻ!).Số lượng chuột xuất hiện ngày càng nhiều ảnh hưởng đến người dân và cảnh quan nổi tiếng của nước Pháp. Khiến chánh quyền thủ đô Paris phải đóng cửa 5 công viên để diệt chuột. Các chuyên gia ước đoán hiện có hơn 4 triệu con chuột ở lì khắp thủ đô nước Pháp. Chúng đào đất, khoét tường vào nhà dân kiếm ăn và tha rác khắp nơi.
Thị Trưởng quận 17 (tây bắc Paris), G.Boulard
phải triệu tập buổi họp khẩn hồi cuối năm 2017 để giải quyết cuộc khủng hoảng do loài gặm nhấm nầy gây ra. Họ đã thảo luận nhiều biện pháp và dự định sẽ dùng thuốc diệt chuột. Nhưng bất ngờ đụng phải nhóm vận động hành lang “Bảo vệ quyền sống của chuột“. Khoảng 10 người biểu tình đòi đối chất với ông và lên án kế hoạch của giới chức quận. Họ yêu cầu quận hãy xử dụng biện pháp nhân đạo hơn như là rải thuốc tránh thai cho chuột! (1).
Như vậy Paris có thêm điều thuận lợi cho loài
gặm nhắm tự do hoành hành, ngoài yếu tố “địa lợi“ là, thủ đô nước Pháp vốn được xây dựng trên hạ tầng cơ sở của các kiến trúc từ thời cổ La Mã với hệ thống cống rãnh kiên cố xa xưa như những con đường hầm chằng chịt khắp nơi, thích hợp để giống chuột sinh sống. Và yếu tố „nhân hòa“ là, mật độ dân cư dày đặc cùng với số lượng du khách khổng lồ đổ về mỗi ngày, luôn thải ra vô số thức ăn thừa. Rồi tình trạng khí hậu biến đổi, khiến mực nước sông Seine dâng cao, tràn vào các đường cống ngầm khiến lũ gặm nhấm phải đổ bộ lên mặt đất -nơi có sẵn thức ăn do dân cư và du khách vất bừa bải khắp nơi. Chẳng trách nhiều khách du lịch lại bắt gặp hình ảnh chuột lục lạo trong những đống rác ven sông Seine hay bên các tượng đài lịch sử.
Hồi tháng giêng, nhân viên sở Vệ sinh thành
phố đã gửi đến tòa báo Le Parisien đoạn video ghi lại hình ảnh hàng trăm con chuột sục sạo trong xe chở rác của anh với lời chú “Điều nầy không nên để tiếp diễn. Đây là cơn đại dịch (1).
Cả đám nhân viên vệ sinh dọn rác còn thấy
sốc với hình ảnh lũ chuột tập hợp quá nhiều, kiếm ăn trong thùng rác, rồi không thể nhảy ra ngoài vì thùng rác quá cao. Một anh kể, đã bị chuột nhảy bấu vào cổ khi cúi xuông nhìn, còn anh kia vừa mở một nấp thùng khác đã bị một chú chuột phóng ra ôm cánh tay anh, để mượn đà nhảy xuống đất. May mà chưa ai bị cắn, phải chở vào viện chích ngừa!
Không phải tới bây giờ, mà từ thời trung cổ
Âu châu đã phải đau đầu vì nạn chuột phá hoại mùa màng và lan truyền bịnh dịch. Theo án sử đã được E.P. Evans ghi lại trong sách „Xét xử hình sự và Án tử đối với động vật“, tòa án Pháp đã từng mở phiên luận tội đàn chuột phá hoại cánh đồng lúa mạch của dân vùng Autun. Thậm chí tòa còn chỉ định luật sư B. Chassenee đại diện cho đàn chuột!
Hiện giờ, còn có những lời kêu gọi bảo vệ
quyền sống của chuột lan truyền trên mạng xã hội. Như cô C.Duperret, cựu chuyên viên quản lý hậu cần, đang điều hành nhóm „giải cứu chuộtvói 600 thành viên trên Facebook, nêu chủ trương „Chúng ta cần tìm một sự cân bằng để chung sống“.
Cô bắt đầu nuôi chuột từ 11 năm trước, khi cô con gái muốn xin một con về làm thú cưng. Kể từ đó cô đã giải cứu 25 con chuột khỏi sống hoang ngoài đường phố. Duperret cho biết, trẻ em thành phố từng đổ xô đi mua chuột sau khi bộ phim hoạt hình “Ratatouille“ của Walt Disney ra mắt vào năm 2007. Ratatouille là tên món bắp cải nấu nhừ với xúc xích hay chân giò hầm, tiêu biểu của đa số dân Pháp đã được lấy làm tên của cuốn phim hoạt hình hài hước bằng máy tính của Mỹ, đã được các rạp chiếu bóng Việt Nam dịch là Chuột đầu bếp“. Chuyện kể về: Remy, một chú chuột có dáng hình người đam mê nấu ăn, tình cờ kết bạn được với Linguini, chàng trai trẻ dọn bếp tại một nhà hàng ở Paris. Remy hằng mơ ước trở thành đầu bếp và cố gắng thực hiện giấc mơ mình. Còn Linguini chưa từng phụ nấu món nào. Nhưng họ đã hợp tác được với nhau. Remy có thể điều khiển Linguini như một con rối, bằng cách kéo tóc anh ta, khi trốn dưới chiếc mũ đầu bếp của Linguini. Remy đã giúp Linguini chứng tỏ kỹ thuật nấu nướng của anh ta với đầu bếp chánh Skinner, nên Linguini được huấn luyện tiếp để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp ở nhà hàng. Nhưng Skinner thình lình phát hiện có chuột trong nhà bếp, ông phải tìm cách đuổi giết hay bẩy bắt vì nếu sở vệ sinh hay được, nhà hàng sẽ bị đóng cửa ngay. May nhờ cha của Remy mang tên Django (nhân vật phim cao bồi nổi tiếng của Mỹ), thủ lĩnh một thị tộc chuột hợp sức cùng anh Emile của Remy kéo cả đàn chuột đến khuấy động nhà bếp loạn xà ngầu, mới giải thoát được Remy chạy thoát ra đường...
Chuyện lý thú éo le
ở chỗ các bà quý phái bên Tây rất sợ chuột và dân trưởng giả Paris càng gớm chuột vậy mà vô tình rủ nhau đi ăn ở nhà hàng do chuột nấu!
Ngày 22.06.2007,
phim Ratatouille ra mắt tại Hý Viện Kodak ở Los Angeles, CA. Tác phẩm thu về 620,7 triệu US$ từ các phòng vé và nhận được nhiều lời khen ngợi của báo chí, truyền thông. Phim cũng đã đoạt giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhứt trong năm và được bình chọn là một trong 100 phim điện ảnh vĩ đại nhứt của thế kỷ 21, theo các nhà phê bình quốc tế do BBC tiến hành vào năm 2016.
Nhưng trái ngược với hình ảnh dễ thương của loài chuột trong phim hoạt hình “Chuột đầu bếp“, thực tế cho thấy loài chuột rất nguy hiểm: Không chỉ gặm nhấm, phá hoại đồ đạc, chúng còn mang nhiều mầm bịnh như dịch hạch đã từng cướp đi sinh mạng của gần 60% dân số toàn châu Âu thời trung cổ và trong nước bọt và phân của chúng còn chứa nhiều vi khuẩn dẫn đến bịnh viêm màng não, vàng da, suy thận, gan cùng tiêu chảy.
Nếu dân chúng Paris phải khốn đốn vì chuột
đông hơn người, thì những người dân trong nhiều thành phố ở Vương quốc Anhcòn kinh khiếp vì đám chuột có kích thước lớn mà báo chí Anh gọi là “chuột khổng lồ“. Tại Luân đôn và các thành phố Birmingham, Liverpool người ta đã bắt được những con chuột lớn như mèo, có con còn gần bằng con chó nhỏ. Nhờ kích thước lớn, thân thể cũng mạnh lên nên chúng có khả năng đề kháng các loại thuốc chuột thông thường. Dân Anh còn lo ngại hơn nữa chính vì tốc độ sinh trưởng và phát triển của những con chuột sẵn sàng lao vào tấn công cả chó.
Nhiều người còn lo ngại có thể một ngày nào
đó „xứ sở sương mù“ sẽ bị phá hoại bởi loài gặm nhấm nguy hiểm nầy. Các chuyên gia kiểm soát dịch đã cảnh báo, số lượng chuột to lớn đó, có con đã dài hơn 60 cm, có thể ngày một gia tăng ở khắp các thành phố, khi các gia đình cư dân vẫn bất cẩn trong việc ném rác và không dọn sạch thức ăn thừa. Bộ phận kiểm soát sinh vật có hại của thành phố Liverpool cũng cho hay, những con chuột khổng lồ đã bắt đầu xuất hiện ở thành phố nầy và họ yêu cầu chánh quyền cho phép xử dụng những loại chất độc mạnh hơn để tiêu diệt chúng.
Gần đây chúng còn tiếp tục cuộc hành trình
lên phía Bắc và vùng Merseyside đã phát hiện những con chuột lớn như mèo. Chúng đang tiến lên kháng thuốc thế hệ thứ 2 bỏ trong thức ăn làm mồi nhử. Lần lần chúng đã gia tăng khoảng 15% so với các năm vừa qua. Trước đây lũ chuột thường sống ở các vùng nông thôn, trang trại, khu nông nghiệp. Hiện nay, theo đà văn minh, chúng đã biêt di cư lên thành phố nơi có nhiều thức ăn thừa đa dạng hơn. Chính sự vô ý của cư dân vứt thức ăn thừa, tập cho chúng quen và tìm đến gần con người để dễ kiếm ăn hơn.
Những con chuột nầy nếu ở thôn quê Việt
Nam đã làm mồi cho dân nhậu. Nông dân sau mùa gặt thường rủ nhau ra đồng đào hang bắt chuột, vừa diệt lũ phá hoại mùa màng vừa có thêm món ăn đặc sản. Ngoài Bắc sau vụ hè thu có những người chuyên môn chạy Honda hàng 60 km đến những cánh đồng theo dấu tìm hang, bịt ngách, đào bắt chuột hoặc đổ nước ngập hang hay xông khói cho chuột chạy ra đỡ tốn công sức cuốc, đào. Hàng ngày họ bắt được năm bảy cân chuột làm thịt bán. Nếu đến những cánh đồng vùng cao, đất lộn đá họ có thể bắt những con chuột thật to không kém chuột khổng lồ bên Âu châu mà họ gọi là chuột đá, có con dài hơn 60 cm nặng gần 2 cân. Ngoài chợ quê miệt lục tỉnh miền Nam, từ tháng 9 trở đi hầu như ngày nào cũng có bán thịt chuột đồng. Có những con chuột Nhum nặng tới nửa ký.
Ở bắc Ái Nhĩ Lan, một nhân chứng kể lại,
trong nhà ông đã xuất hiện một con chuột to như con mèo. Ông bất ngờ bắt gặp nó nằm im nơi góc nhà, tưởng nó chết, ông xách đuôi nó lên để đem bỏ ra ngoài, nhưng ông thực sự sợ hãi khi nó quay cổ lại cố cắn vào tay ông, lập tức ông ném mạnh nó xuống đất, vừa kịp con chó Berger của ông nhảy tới vồ. Có lẽ nó còn say thuốc diệt chuột ở đâu đó mới lết vào trốn trong góc nhà.
Mới đây, một kỹ sư khí
đốt (gas) ở Luân Đôn nhìn thấy một con chuột khổng lồ dài tới 1,2m trong bụi rậm gần sân chơi trẻ em, lúc ông đang sửa chữa đường ống tại một ngôi nhà. Ở Grimsbey, một chuyên gia kiểm dịch cũng đã bắt được một con chuột lớn nhứt có thể đứng bằng hai chân, khi ông được gọi đến khu dân cư lân cận Humberston để giải quyết vấn đề gây hại của giống siêu chuột nầy.
Những cư dân ở Oldham lên tiếng phản đối
nhà chức trách y tế địa phương đang vô tình làm cho vấn đề thêm tồi tệ, do nỗ lực diệt chuột bằng các chất độc bán sẵn, vì hiệp hội kiểm soát dịch hại Anh đã cảnh báo rằng, các loại thuốc đó chỉ tiêu diệt được những con chuột bình thường, nhưng lại để cho những con siêu chuột kháng thuốc nầy “đột biến” vừa phát triển lớn hơn vừa sinh sôi nảy nở thêm.
Bà Burton ở khu Đông Staffordshire báo động
những con chuột to gần như chó nhỏ đã xâm chiếm vườn nhà bà và đang chun xuống sống dưới nhà kho. Bà rất kinh hoàng khi phát hiện một con chuột có kích thước của con chó Yorkie và một con khác bằng con mèo ở sau vườn. Chúng chạy quá nhanh và còn chạy nhảy quanh nhà giữa ban ngày, khiến bà lo cho hai đứa cháu 2 và 3 tuổi đang chơi quanh đó.
Những tiểu thương buôn bán ở chợ Ridley
Road cho biết đây có thể là giống chuột cỏ châu Phi, thường được buôn lậu từ châu Phi sang một cách phi pháp. Chuột cỏ châu Phi dài chừng 60 cm, sinh sống ở vùng Sahara, dùng làm thực thẩm rất thơm ngon. Những năm gần đây tại Luân Đôn, thị trường tiêu thụ thịt chuột cỏ châu Phi phát triển rất mạnh. Chúng là đặc sản ở Ghana và thường được tuôn lậu bằng cách nhét vào vali để mang vào Anh quốc (2).
Bên
Thụy Điển, một phụ nữ ở Stockholm nghe tiếng động lạ trong nhà bếp, liền bước vào thì bắt gặp một con chuột to dài gần nửa thước đang ăn thức ăn thừa trong sọt rác. Cô đã có cảm giác sợ hãi khi nó còn đứng nghinh cô chằm chằm rồi mới bỏ đi. Cả con mèo yêu quý của cô vừa trông thấy chuột to nầy cũng phải hoảng chạy.
Dân Iran cũng bắt được nhiều con chuột có kích thước tương đương với mèo, có trọng lượng lên tới 5 kg. Sở dĩ vô số chuột ở thủ đô Teheran tăng mạnh kích thước từ 60 gram lên 5kg là do chúng nhiễm chất phóng xạ và hóa chất độc hại. Số lượng chuột đột biến gene tại đây đã lên tới mức không thể kiểm kê chính xác, nhưng nhiều người khẳng định, dân số chuột ở Teheran đã lớn hơn cư dân thủ đô Iran.
Cảnh sát
Nam Phi đã bắt giữ một bà mẹ 26 tuổi ở Katlehong, Johannesburg vì tội bỏ bê con cái. Người phụ nữ nầy đã để cho cô con gái ba tháng tuổi ở nhà một mình để đi chơi thâu đêm, và khi cô ta trở về nhà vào sáng hôm sau, em bé đã bị chuột ăn mất nhiều bộ phận cơ thể, chết trong đau đớn. Lũ chuột hung dữ nầy nhiều khả năng là chuột túi Gambia, một trong những loài gặm nhấm lớn nhứt và tàn hại nhứt thế giới. Nam Phi, quê hương của loài chuột nầy, chúng luôn gây ám ảnh cho người dân bởi các vụ tấn công, ăn thịt người. Năm 2011, hai bé gái tại nước nầy cũng đã tử vong vì bị chuột túi Gambia ăn thịt. (2)
Chiều dài của chuột Gambia có thể đạt tới 92 cm, nặng cở 4 kg, răng cửa có thể dài tới 3 cm. Loài chuột nầy sanh sản nhanh, với thời gian mang thai trung bình 27 ngày, mỗi lứa 2-4 con và chỉ 3 tháng là trưởng thành. Mùa hè là thời gian giao phối của chúng. Thức ăn của chúng đa dạng, từ côn trùng cho tới mối, trái cây rau củ và cả thịt người! Những con chuột cỡ lớn tại Nam Phi rất hung dữ và háu ăn, sẵn sàng tấn công cả con người khi cần.
Bên Á châu, tại khuôn viên trường đại học Y
Ôn châu, Trung Quốc, các sinh viên phát hiện một sinh vật lạ mà họ cho là chuột khổng lồ dài gần 1m, chạy dọc theo hành lang, rồi leo lên mái các tòa nhà trong khuôn viên của trường. Sau nhiều giờ dùng lưới để vây bắt, nhân viên bảo vệ của trường đã tóm được con vật lạ to lớn đó. Về sau các tin đồn xuất hiện trên mạng xã hội cho rằng, trường đại học nầy thường thực hiện những thí ngiệm trên chuột và một số người nghĩ rằng chuột đã bị đột biến gen thành sinh vật khổng lồ và thoát ra khỏi phòng thí nghiệm (2).
Cuba ghi nhận, một gia đình bắt đầu nuôi chuột Hutia (họ Capromyidae) chăm sóc và coi chúng như vật nuôi quý. Đó là loài gặm nhấm có kích thước lớn, thường sống ở Cuba, Jamaica, Bahamas và các đảo vùng Caribean. Cơ thể Hutia dài gần 30 cm, con lớn nhứt có thể to hơn một con chó nhỏ với phần đuôi giống dây thừng, răng trước dài và trông giống một con chuột khổng lồ. Chúng có thể rất hung dữ. Nhưng gia đình nầy đều nhận thấy, đàn thú nuôi là những người bạn khá dễ chịu. Chủ nhà bắt đầu nuôi chúng khi tình cờ bắt gặp một con Hutia ốm yếu bên đường. Nó được đặt tên là Congui, rồi trở thành con Hutia Cuba đầu tiên được nuôi trong nhà. Về sau các con Hutia nhỏ ra đời khi họ tìm được một con đực kết đôi với Congui và được chăm sóc như đám thú nhà. Chúng có tính tò mò và khá thông minh nhưng cũng phá phách. Khi chúng cắn hỏng dây điện thoại và đồ nội thất trong nhà. Họ đành nhốt chúng trong một loại lồng đặc biệt. Cả bọn thú đều thích uống cà phê ngọt, ăn bánh bit-quy giòn và các loại rau củ. Con đực đôi khi còn được cho uống rượu Rum.
Chuột núi Lào hay chuột đá Lào là loài gặm nhấm sống ở miền Khammouan, Lào. Loại nầy được miêu tả lần đầu tiên năm 2005 trong một bài báo của P. Jenkins và một số người. Họ nghĩ rằng, động vật nầy có tính chất khác biệt với các loài gặm nhấm đang sống, đến độ cần phải đặt nó vào một họ mới, có tên Laonastidae. Nhưng chỉ một năm sau Mary Dawson và các người khác bác bỏ vì nó đã thuộc vào họ hóa thạch cổ Diatomyidae 11 triệu năm, trước đây tưởng bị tuyệt chủng.
Các mẫu vật đầu tiên đã được phát hiện từ
năm 1996, thì thấy chúng bị làm thịt bán như thực phẩm tại chợ ở Thakhek, Khammouane. Sau đó năm 1998 ba bộ xương của động vật nầy đã thu được từ người dân. Các nhà nghiên cứu Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã quay trở lại Lào và đã phát hiện một số mẫu vật khác. Như vậy chúng không phải hiếm như từng nghĩ. Năm 2006 D. Redfield, giáo sư danh dự của đại học tiểu bang Florida, và nhà sinh học động vật hoang dã U. Treesucon, người Thái Lan công bố họ đã bắt, chụp ảnh và ghi hình một mẫu sống của loài nầy tại bản Doy ở Lào.
Con chuột nầy giống với chuột lớn có lông
đen và đuôi dài, rậm lông, hơn nữa nó có bộ sọ rất lạ mang đặc điểm khác với các thú vật đang sống.
Tháng 9 năm 2011, tổ chức bảo tồn động vật
hoang dã quốc tế (FFI) thông báo, đã phát hiện chuột núi Lào ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Theo thông báo khoa học của Tập san Sinh học Việt Nam năm 2012 thì chuột núi Lào cũng được phát hiện ở vườn Quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng (3).
Vấn đề dân số chuột gia tăng làm khốn đốn
dân chúng và các giới chức Paris, làm kinh hãi dân Luân Đôn, đối với các quốc gia Á Châu và các nước nhược tiểu không được mấy ai quan tâm. Đơn giản là khi trong nhà có chuột họ liền đặt bẫy hoặc nuôi mèo. Những nhà nghèo còn không đủ ăn lấy đâu ra thức ăn thừa cho chuột. Ngay các nhà khá giả hơn có dư chút thóc gạo cũng để nuôi gà, còn cơm thừa canh cặn thì đã có đám heo trong chuồng luôn kêu đói. Đến như:
Chó chực miếng xương rơi nước mắt,
Mèo chờ đuôi cá rụng lông nheo.


Nơi thôn quê thì đám chuột đồng ăn mót lúa
đã bị kết án là phá hoại mùa màng, nên từ lâu đã bị lên danh sách, xử bắt đem thui, lột da làm món nướng, món nhậu...
Ngoài thành phố chuột cống phải trốn kín
trong đường mương ngầm, chôn sâu dưới đất, chuột lắt chuột nhí cũng phải leo tuốt lên xà nhà. Chỉ dám ló mặt vào đêm khuya, mà đôi mắt phải láo liên rón rén trông chừng bà mèo đang rình bắt, ông chó đang chực chờ. Hễ lúc nào nghe tiếng chuột rít nhiều thì chủ nhà phải lo đặt bẩy. Nếu trong phố nghe tiếng chuột làm lộng thì các trường học liền phát động chiến dịch diệt chuột nhứt là khi dạy môn vệ sinh tới bài bịnh dịch hạch. Cả đến các quân trường cũng đòi các tân binh khi về phép trở lại phải nộp 10 cái đuôi chuột.
Trong sách Quốc Văn Giáo khoa thư, bài
Đền ơn đáp nghĩa đã kể chuyện con cọp tha chết cho con chuột vì miếng mồi quá nhỏ không đủ nhét kẽ răng. Về sau đến khi Cọp bị mắc lưới thợ săn, Chuột liền kéo cả đàn đến cắn rách lưới giải thoát Cọp để đáp ơn.
Còn lạ hơn nữa, trong cổ văn có câu châm ngôn: “Sát nhứt miêu, cứu vạn thử”, không thể đem áp dụng bên Âu châu, khi mèo đang là thú cưng của các bà các cô, còn chuột đang làm khốn đốn dân Anh dân Pháp. Chính ra câu nầy hướng theo nghĩa khác: ví Mèo như cường hào ác bá mà các tráng sĩ đứng lên tiêu diệt để cứu lương dân ví là chuột hay như Kinh Kha lên đường diệt bạo chúa Tần Thủy Hoàng./.
● Ghi chú:
(1) Thanh Danh _Thế giới_ZING. VN
(2) Chuột khổng lồ_ Wikipedia Việt
(3) Chuột núi Lào_Wikipedia Việt


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |