Jump to content

Advertisements




Binh Pháp Tử Bình về Luận Hành Vận và dùng Toán Học để xác định Thân vượng hay nhược của VULONG


228 replies to this topic

#166 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 21/12/2021 - 05:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xin nhấn chuột vào hình vẽ sẽ đọc được dễ dàng.

Sửa bởi SongHongHa: 21/12/2021 - 05:31


#167 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 31/12/2021 - 00:08

Ví dụ mẫu thứ 11: Lý thuyết về khắc Ngũ Hành

Gồm các ví dụ trong cuốn Trích Thiên Tủy sau:

40 - Giáp dần - mậu thìn - bính dần - bính thân

Ất tị/ canh ngọ/ tân mùi/ nhâm thân/ quý dậu/ giáp tuất

Can bính toạ dần ấn thụ, sinh vào tháng quý xuân, khí hỏa có thừa, với lại gặp năm giáp dần, tất nhật chủ quá vượng. Thổ tuy đương lệnh, mà bị mộc vượng khắc,
mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực. Hành vận phương nam, khó khăn dị thường, đến nhâm thân, quý dậu vận trình hai mươi năm, thân kim xung dần mộc, khắc tỷ kiếp, sang nghiệp hưng gia. Trụ này tài tinh làm dụng thần“.


Sơ đồ Tứ Trụ của ví dụ này:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tác giả (người bình) đã luận: mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực“, có nghĩa là tác giả đã thừa nhận chi Thân trụ giờ xung chi Dần trụ ngày nhưng không may bị can Bính cùng trụ khắc chi Thân nên Thân không xung được chi Dần trụ ngày nữa.

(Theo lý thuyết của VULONG thì khắc cùng trụ được gọi là khắc trực tiếp còn Thân khắc Dần trụ ngày được gọi là khắc gần. Can hay chi bị 2 loại khắc này đều vô dụng nên chúng không sinh hay khắc được các can chi khác.)

"VD 1- Càn tạo mệnh:

Tân mão - đinh dậu - canh ngọ - bính tý
Đại vận: bính thân ất mùi quý tỵ nhâm thìn canh dần kỷ sửu mậu tý đinh hợi

Thiên can canh tân bính đinh, chính phối hỏa luyện thu kim; địa chi tý ngọ mão dậu, cư ở bốn cung khảm ly chấn đoài. Cả bốn chi đều ở tứ chính, khí quán tám phương, nhưng ngũ hành thiếu thổ,
tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng. Rất cần tý ngọ gặp xung, thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim, mà sinh phù nhật chủ; đổi lại mão dậu gặp xung, kim khắc mộc, tắc mão mộc không thể sinh trợ ngọ hỏa, chế phục đắc cách, sinh hóa hữu tình. Mão dậu tức chấn đoài chủ nhân nghĩa hơn người; tý ngọ tức khảm ly, là khí đứng đầu trong trời đất. Với lại khảm ly đắc nhật nguyệt chi chính thể, vô tiêu vô diệt, một tươi nhuận một ấm áp, tọa tại đoan môn, thủy hỏa ký tế. Cho nên tám phương qui phục, bốn biển cùng về, thiên hạ thái bình thịnh thế vậy (Thanh cao tông-càn long. Trích trong ái tân giác la mệnh phổ)".

Sơ đồ Tứ Trụ của ví dụ này:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tác giả (người bình) đã luận: “rất cần tý ngọ gặp xung, thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim, mà sinh phù nhật chủ; đổi lại mão dậu gặp xung, kim khắc mộc, tắc mão mộc không thể sinh trợ ngọ hỏa,“

Riêng câu: “rất cần tý ngọ gặp xung, thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim,“ là chính xác vì Ngọ bị Tý khắc gần nên Ngọ không thể khắc được Dậu.

Nhưng theo ví dụ 40 trên thì Đinh ở đây cùng trụ với Dậu không khắc được Dậu hay sao?

Thêm Tân cùng trụ với Mão bị Đinh khắc gần cũng không thể khắc trực tiếp được Mão. Do vậy Mão không bị khắc gần hay trực tiếp nên có thể sinh được cho Đinh. Đều này hoàn toàn trái ngược với lời luận của Tác giả (người bình).

Vì sao có sự ngược đời này?

Chả có gì là khó hiểu cả bởi vì tác giả đã xác định Tứ Trụ này là “tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng“,

Tức Tứ Trụ này đáng nhẽ là có Thân vượng nhưng tác giả lại xác định thành nhược nên mới phải “Gọt Chân Cho Vừa Giầy“ ấy mà.

(Còn tiếp)

Sửa bởi SongHongHa: 31/12/2021 - 00:15


#168 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 03/01/2022 - 00:52

Ví dụ mẫu thứ 12: Về Nguyên Lưu

Nguyên văn phần Nguyên Lưu trong cuốn Trích Thiên Tủy như sau:

“Chương 19 - Nguyên Lưu

Nguyên chú: Không cần luận đương lệnh hay thất lệnh, chỉ
lấy nhiều nhất vượng nhất, mà có thể xem là mãn cục tổ tông, là nguyên lưu. Xem nguyên lưu chảy từ phương nào, chảy đến chỗ nào, là hỉ thần thì thỏa đáng, như tân dậu - quý tị - mậu thân - đinh tị, tị hỏa là nguyên lưu, lưu chuyển đến phương kim thủy, cho nên rất phú quý, nếu ngược lại lưu chuyển đến mộc địa, ắt khí tiết là loạn. Nếu như chưa lưu chuyển đến cát phương, giữa đường đã gặp cản trở,thì xem cản trở là thần nào mà đoán tốt xấu“.

Qua phần bản gốc (Nguyên chú) này không biết có phải của đại sư Lưu Bá Ôn hay là đã có người cố tình thay đổi nó thành như vậy?

Ta thử phân tích phần bản gốc này xem sao?

Qua câu: “lấy nhiều nhất vượng nhất... là nguyên lưu“ tức tác giả (Lưu Bá Ôn) đã định nghĩa Nguyên Lưu là hành nào trong Tứ Trụ có nhiều can chi nhất và vượng nhất.

Nếu vậy thì Tứ Trụ nào cũng có ít nhất 1 Nguyên Lưu đến vài Nguyên Lưu là cái chắc?

Bởi vì nếu có vài hành có số can chi bằng nhau nhưng mỗi hành này đều có can chi vượng và nhược thì biết hành nào là vượng nhất để chọn làm Nguyên Lưu đây?

Thành ra với định nghĩa này thì chọn Nguyên Lưu là do ý muốn chủ quan của từng người?

Tiếp theo là câu:“Xem nguyên lưu chảy từ phương nào, chảy đến chỗ nào,“ theo tôi hiểu thì tác giả muốn nói Nguyên Lưu bắt buộc phải chẩy từ can chi thuộc hành của Nguyên Lưu đi các hướng khác nhau chứ không có chuyện các hành khác chẩy đến hành của Nguyên Lưu thì phải?

Tiếp nữa là câu: “giữa đường đã gặp cản trở“.

Vậy thì cái gì có thể làm cản trở dòng lưu này?

Theo tôi hiểu thì các can hay chi bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp không hóa (nếu hóa thì xét hành của hóa cục đó thay can hay chi đã hóa cục đó) đều cản trở được dòng lưu đó.

Ta thử ứng dụng những điều tôi đưa ra này vào ví dụ mẫu mà tác giả đưa ra xem sao?

Ví dụ mẫu đưa ra trong phần Nguyên chú này là: “tân dậu - quý tị - mậu thân - đinh tị“

Sơ đồ biểu diễn Tứ Trụ này như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tác giả cho biết chính xác Tứ Trụ này Tị là Nguyên Lưu qua câu: “Tị hỏa là nguyên lưu, lưu chuyển đến phương kim thủy, cho nên rất phú quý“.

Ta thấy trong Tứ Trụ này xuất hiện 3 tổ hợp, đó là ngũ hợp của Mậu với Quý, bán hợp của Tị trụ tháng với Dậu trụ năm và lục hợp của Tị trụ giờ với Thân trụ ngày.

Đầu tiên ta giả sử cả 3 tổ hợp này không hóa thì dòng lưu chẩy từ Tị đi về đâu?

Chả nhẽ như tác giả cho biết từ Tị trụ tháng hay Tị trụ giờ chẩy đến Mậu (Thổ) trụ ngày rồi đến Tân hay Dậu trụ năm hoặc Thân trụ giờ rồi tới Quý trụ tháng hay sao?

Mọi người có thấy điều này là quá nực cười hay không?

Còn nếu lục hợp Tị trụ giờ với Thân trụ ngày hóa Thủy thì dĩ nhiên ngũ hợp của Mậu với Quý không thể hóa khí Hỏa được (bởi vì có Thủy cục là Quan Sát của hành hóa khí này). Khi đó bán hợp Tị trụ tháng với Dậu trụ năm sẽ hóa được Kim.

Vậy thì 2 Tị đều hóa thành hành khác rồi thì Nguyên Lưu lúc này là can chi thuộc hành nào đây?

Tôi hiểu sách viết về Nguyên Lưu như vậy, còn mọi người hiểu ra sao xin cho ý kiến để tôi và mọi người cùng tham khảo?

Sửa bởi SongHongHa: 03/01/2022 - 01:13


#169 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 03/01/2022 - 02:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SongHongHa, on 03/01/2022 - 00:52, said:

Ví dụ mẫu thứ 12: Về Nguyên Lưu

Nguyên văn phần Nguyên Lưu trong cuốn Trích Thiên Tủy như sau:

“Chương 19 - Nguyên Lưu

Nguyên chú: Không cần luận đương lệnh hay thất lệnh, chỉ
lấy nhiều nhất vượng nhất, mà có thể xem là mãn cục tổ tông, là nguyên lưu. Xem nguyên lưu chảy từ phương nào, chảy đến chỗ nào, là hỉ thần thì thỏa đáng, như tân dậu - quý tị - mậu thân - đinh tị, tị hỏa là nguyên lưu, lưu chuyển đến phương kim thủy, cho nên rất phú quý, nếu ngược lại lưu chuyển đến mộc địa, ắt khí tiết là loạn. Nếu như chưa lưu chuyển đến cát phương, giữa đường đã gặp cản trở,thì xem cản trở là thần nào mà đoán tốt xấu“.

Qua phần bản gốc (Nguyên chú) này không biết có phải của đại sư Lưu Bá Ôn hay là đã có người cố tình thay đổi nó thành như vậy?

Ta thử phân tích phần bản gốc này xem sao?

Qua câu: “lấy nhiều nhất vượng nhất... là nguyên lưu“ tức tác giả (Lưu Bá Ôn) đã định nghĩa Nguyên Lưu là hành nào trong Tứ Trụ có nhiều can chi nhất và vượng nhất.

Nếu vậy thì Tứ Trụ nào cũng có ít nhất 1 Nguyên Lưu đến vài Nguyên Lưu là cái chắc?

Bởi vì nếu có vài hành có số can chi bằng nhau nhưng mỗi hành này đều có can chi vượng và nhược thì biết hành nào là vượng nhất để chọn làm Nguyên Lưu đây?

Thành ra với định nghĩa này thì chọn Nguyên Lưu là do ý muốn chủ quan của từng người?

Tiếp theo là câu:“Xem nguyên lưu chảy từ phương nào, chảy đến chỗ nào,“ theo tôi hiểu thì tác giả muốn nói Nguyên Lưu bắt buộc phải chẩy từ can chi thuộc hành của Nguyên Lưu đi các hướng khác nhau chứ không có chuyện các hành khác chẩy đến hành của Nguyên Lưu thì phải?

Tiếp nữa là câu: “giữa đường đã gặp cản trở“.

Vậy thì cái gì có thể làm cản trở dòng lưu này?

Theo tôi hiểu thì các can hay chi bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp không hóa (nếu hóa thì xét hành của hóa cục đó thay can hay chi đã hóa cục đó) đều cản trở được dòng lưu đó.

Ta thử ứng dụng những điều tôi đưa ra này vào ví dụ mẫu mà tác giả đưa ra xem sao?

Ví dụ mẫu đưa ra trong phần Nguyên chú này là: “tân dậu - quý tị - mậu thân - đinh tị“

Sơ đồ biểu diễn Tứ Trụ này như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tác giả cho biết chính xác Tứ Trụ này Tị là Nguyên Lưu qua câu: “Tị hỏa là nguyên lưu, lưu chuyển đến phương kim thủy, cho nên rất phú quý“.

Ta thấy trong Tứ Trụ này xuất hiện 3 tổ hợp, đó là ngũ hợp của Mậu với Quý, bán hợp của Tị trụ tháng với Dậu trụ năm và lục hợp của Tị trụ giờ với Thân trụ ngày.

Đầu tiên ta giả sử cả 3 tổ hợp này không hóa thì dòng lưu chẩy từ Tị đi về đâu?

Chả nhẽ như tác giả cho biết từ Tị trụ tháng hay Tị trụ giờ chẩy đến Mậu (Thổ) trụ ngày rồi đến Tân hay Dậu trụ năm hoặc Thân trụ giờ rồi tới Quý trụ tháng hay sao?

Mọi người có thấy điều này là quá nực cười hay không?

Còn nếu lục hợp Tị trụ giờ với Thân trụ ngày hóa Thủy thì dĩ nhiên ngũ hợp của Mậu với Quý không thể hóa khí Hỏa được (bởi vì có Thủy cục là Quan Sát của hành hóa khí này). Khi đó bán hợp Tị trụ tháng với Dậu trụ năm sẽ hóa được Kim.

Vậy thì 2 Tị đều hóa thành hành khác rồi thì Nguyên Lưu lúc này là can chi thuộc hành nào đây?

Tôi thêm phần sau:

Nếu theo phương pháp tính lực tranh phá hợp của các địa chi của VULONG thì mỗi lực của chi Thân trụ ngày hợp với mỗi chi Tị là 6.1/2 đv = 3 đv thì lực hợp này lớn hơn lực hợp của Dậu trụ năm với Tị trụ tháng chỉ có 2,95 đv. Khi đó Dậu không thể hợp được với Tị trụ tháng.

Vậy thì ta có chi Thân hợp với 2 Tị không hóa, khi đó ngũ hợp của Mậu với Quý sẽ hóa Hỏa thành công.
Nếu đúng như vậy thì như tác giả cho biết dòng lưu chẩy từ 2 Tị đến Thổ ở đâu khi Mậu đã hóa Hỏa rồi để chẩy về 3 Kim là Tân, Dậu và chi Thân và rồi chẩy về Thủy ở đâu khi Quý đã hóa Hỏa?


Tôi hiểu sách viết về Nguyên Lưu như vậy, còn mọi người hiểu ra sao xin cho ý kiến để tôi và mọi người cùng tham khảo?

Sửa bởi SongHongHa: 03/01/2022 - 02:10


#170 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 08/01/2022 - 10:37

(Tiếp về Nguyên Lưu)

Đọc qua phần lý thuyết về Nguyên Lưu này tôi có thể khẳng định chính người bình là Nhâm Thiết Tiều đã thay đổi nội dung trong bản gốc của đại sư Lưu Bá Ôn thành ra như vậy.

Vì làm gì có chuyện Nguyên Lưu là hành có nhiều can chi nhất và vượng nhất?

Cũng như làm gì có chuyện dòng lưu chẩy lung tung không có cái gì cản được nó như vậy?

Nói đơn giản là dòng lưu mà Nhâm Thiết Tiều muốn nói là chúng có thể chẩy từ can chi từ trụ năm thẳng tới trụ giờ và ngược lại không cần qua các trụ tháng và ngày…cũng như dòng lưu chẩy từ ngoài vào trong tổ hợp và chẩy ra tự do, không có cái gì có thể cản trở nó.

Điều này đủ để khẳng định Nhâm Thiết Tiều đã:

1 - Quẳng câu phú “Quan Sát hỗn tạp cần hợp Sát lưu Quan hay hợp Quan lưu Sát“ cho chó nó nhá rồi.
Vì ý của câu phú này là can chi trong hợp và can chi ngoài hợp không thể tác động được với nhau (trừ trường hợp đặc biệt là can chi cùng trụ).

2 – Theo định nghĩa của Nhâm Thiết Tiều thì Nguyên Lưu là hành nào trong Tứ Trụ có nhiều can chi nhất và vượng nhất… Xem nguyên lưu chảy từ phương nào, chảy đến chỗ nào“, ý của câu này là dòng lưu phải chẩy từ hành của nguyên lưu trở đi chứ không được phép chẩy từ các hành khác tới hành của Nguyên Lưu (ý chẩy ở đây là theo chiều tương sinh của ngũ hành).

Rõ ràng Nhâm Thiết Tiều đã cho rằng hành có nhiều can chi và vượng nhất ở cao nhất nên chỉ có thể chẩy xuống dưới theo chiều chẩy của ngũ hành tương sinh. Điều này thực là Nực Cười, chắc chỉ có những người “Không Não“mới tin mà thôi.

Theo tôi hiểu Nguyên Lưu chính là dòng lưu, nó chẩy bất kỳ từ can chi thuộc hành nào cũng được càng dài càng tốt (không có chuyện phải bắt đầu từ hành nhiều can chi nhất hay vượng nhất), miễn là đầu tiên nó phải chẩy tới can chi cùng trụ hay can chi ngay bên cạnh nó (theo sơ đồ hình chữ nhật mà tôi vẫn dùng để mô tả Tứ Trụ) và các can chi tiếp theo cũng phải như vậy. Các can chi có khả năng cản được dòng lưu này là các can chi bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp không hóa (trừ trường hợp can chi cùng trụ trong hợp không hóa, còn hóa cục thì có thể xét hóa cục đó như một cái hồ chứa hành của hóa cục đó…).

Ví dụ minh họa trong cuốn Trích Thiên Tủy:

411 - Canh Thìn - Nhâm Ngọ - Giáp Ngọ - Bính Dần

Quý Mùi/ Giáp Thân/ Ất Dậu/ Bính Tuất/ Đinh Hợi/ Mậu Tý

………………….“.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Theo lý thuyết của Nhâm Thiết Tiều thì ở sơ đồ này rõ ràng hành Hỏa có nhiều can chi nhất tới 3 can chi (1 Bính 2 Ngọ) và vượng nhất nên rõ ràng hành Hỏa làNguyên Lưu.

Vậy thì Nguyên Lưu này chẩy về đâu?

Từ Ngọ trụ tháng chẩy tới Thìn trụ năm sao, Ngọ trụ tháng bị Nhâm cùng trụ khắc trực tiếp rồi còn đâu mà sinh hay khắc được các can chi nào nữa cơ chứ?

Từ Ngọ trụ ngày chẩy tới Thìn trụ năm chăng, cách ngôi mà chẩy qua được sao?

Bính ở trụ giờ chẩy đến Thìn ở trụ năm sao, điều này có thấy quá nực cười hay không?

“472 - Đinh Sửu - Ất Tị - Quý Dậu - Nhâm Tý

Giáp Thìn/ Quý Mão/ Nhâm Dần/ Tân Sửu/ Canh Tý/ Kỷ Hợi

..........................“

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Theo lý thuyết của tôi thì sơ đồ này có tam hợp Tị Dậu Sửu không hóa nên dòng lưu có thể chẩy từ Quý tới Ất rồi tới Tị (vì cùng trụ) hay Đinh. Từ Tị nó chẩy tiếp tới Sửu trụ năm (vì Tị và Sửu gần nhau trong cùng tổ hợp), còn từ Đinh nó chẩy tiếp tới Sửu trong tổ hợp (vì cùng trụ).

Dậu trong tam hợp bị Tị khắc gần nên không thể sinh (chẩy tới) Quý cùng trụ).

Đại loại tôi hiểu về Nguyên Lưu là như vậy.

Sửa bởi SongHongHa: 08/01/2022 - 11:07


#171 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 18/01/2022 - 06:51

Ví dụ mẫu thứ 13: Về sự tranh hợp giữa các tổ hợp

Ví dụ số 45 trong cuốn Trích Thên Tủy:

“45 - Nhâm thìn - kỷ dậu - giáp thân - giáp tý

Canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý/ quý sửu/ giáp dần/ ất mão

Trụ này khác trụ trên khác nhau ở chữ thìn. Luận về chi, ở trên chế quan lấy sát, trụ này tất hợp quan lưu sát, công danh quan lộ. Như thìn thổ là tài, tắc sinh kim mà trợ sát; Tuy dậu kim là quan, nhưng vẫn hợp thìn hóa kim mà đồng đãng với sát. Công danh chẳng được, mà còn hình tang hao tán gian nan. Duy vận tân hợi phùng sanh, hoạnh phát, vận nhâm tý giống như phùng mộc, mãn nguyện; vận quý sửu, sửu hợp mất tý khử đi ấn, đa hung thiểu cát, giáp dần vận bị thân kim xung phá, mạng sống thật đáng ngại vậy“.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tác giả (Nhâm Thiết Tiều) luận: “Tuy dậu kim là quan, nhưng vẫn hợp thìn hóa kim mà đồng đãng với sát“.

Tác giả chỉ nhìn thấy Thìn Dậu hóa Kim, vậy thì thần dẫn ở đâu mà hóa Kim?

Còn lại thì Thân có hợp được với Tý hóa Thủy hay không khi có Nhâm là thần dẫn?

Lại còn tam hợp Thân Tý Thìn có hóa được Thủy hay không khi cũng có Nhâm là thần dẫn?

Vậy thì trong 3 tổ hợp trên ta phải xác định được lực hợp của tổ hợp nào mạnh nhất sẽ tranh hợp được với các tổ hợp kia. Nếu không thì mỗi người có những suy luận khác nhau sẽ đưa ra các quyết định khác nhau là chuyện không thể tránh được rồi gây ra tranh cãi….không có hồi kết.

Tác giả đã bình (ở trước ví dụ số 64):

“Như cách Mộc độc vượng:

a - Gặp vận thổ (tài), cho dù tài là nguồn của cải nuôi dưỡng mệnh, trước tiên tứ trụ phải có thực thương làm dụng thần thông quan để không có tương tranh.
b - Gặp hỏa vận (thực thương), tinh hoa khởi phát, cần xem nguyên cục hữu tài vô ấn (tức có thổ mà không có thủy), phương không phản khắc, danh lợi có thể toại ý.
c - Gặp kim vận, phá cục, dữ nhiều lành ít.
d - Gặp thủy vận, mà cục không có hỏa, sanh trợ mộc vượng, cũng khá hanh thông (nhật chủ vượng, gặp ấn vận, tứ trụ không nên thấy thực thương).

Cho nên trước đây đã có thuyết về tòng vượng, gặp hành sanh vượng thì tốt; nếu trong cục lại có thực thương thì rất hung họa đến tính mạng. Như nguyên cục đã phục tàng phá thần, gặp vận hợp xung phá thần thì đẹp. Nếu nhật chủ không đắc lệnh, nếu gặp vận sanh trợ nhật chủ, công danh cũng khá; nếu như hành vận ngẫu nhiên gặp sát địa, lập tức gặp ngay hung họa, nếu trong cục có thực thương tất có khả năng phản khắc, phương sát địa cũng không đáng ngại. Tóm lại, can đứng đầu chi thần, dương khí thì cường, âm khí thì nhược;
địa chi có hội hợp thành phương cục, lực hội tương đối mạnh hơn lực hợp. Độc tượng tuy đẹp, chỉ sợ vận trình phá cục; hợp tuy không hay, lại mừng chế hóa thành công.

64 - Giáp dần đinh mão giáp thìn bính dần
Mậu thìn/ kỷ tị/ canh ngọ/ tân mùi/ nhâm thân/ quý dậu…“


Rõ ràng ở đoạn ý thuyết này Nhâm Thiết Tiều đã viết: “Địa chi có hội hợp thành phương cục, lực hội tương đối mạnh hơn lực hợp“.

Tức tác giả đã biết tam hội và tam hợp mạnh nhất, trong đó tam hôi mạnh hơn tam hợp. Điều này cũng đủ biết tam hợp sẽ mạnh hơn lục hợp và bán hợp.

Nhưng tại sao trong ví dụ này tác giả không nhìn thấy tam hợp Thân Tý Thìn?

Sửa bởi SongHongHa: 18/01/2022 - 06:57


#172 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 23/01/2022 - 20:43

(Tiếp theo)

Để đơn giản ta lấy lại “Ví dụ mẫu thứ 12: Về Nguyên Lưu“ như sau:

“Ví dụ mẫu đưa ra trong phần Nguyên chú này là: “tân dậu - quý tị - mậu thân - đinh tị“

Sơ đồ biểu diễn Tứ Trụ này như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Như trên Nhâm Thiết Tiều đã thừa nhận Tam Hội và Tam hợp là những hội hợp mạnh nhất trong đó hội mạnh hơn hợp một ít. Điều này có nghĩa là Tam hội mạnh hơn Tam hợp.

Vậy thì dĩ nhiên Tam hội và Tam hợp phải mạnh hơn Bán hợp và Lục hợp là cái chắc.

Vậy thì còn cái cuối cùng là giữa Bán Hợp và Lục hợp thì cái nào mạnh hơn?

Để trả lời câu hỏi này thì ta tạm thời thừa nhận rằng Tam hợp có 2 bán hợp sẽ mạnh hơn Lục hợp một chút giống như tác giả thừa nhận Tam hội mạnh hơn Tam hợp một chút (nghe có vẻ hợp lý hơn). Nếu áp dụng vào thực tế thấy sai ta sẽ sửa lại sau.

Bây giờ ta thử áp dụng lý thuyết này vào ví dụ mẫu trên xem sao?

Theo sơ đồ biểu diễn trên thì ta thấy có 2 tổ hợp tranh nhau là Lục hợp giữa Dậu với Tị trụ tháng và Bán hợp giữa Thân với Tị trụ tháng.

Vậy thì tổ hợp nào sẽ được tạo thành đây?

Nếu áp dụng lý thuyết trên vào đây thì rõ ràng Bán hợp Thân với Tị trụ tháng sẽ mạnh hơn Lục hợp của Dậu với Tị trụ tháng là cái chắc. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng đúng như vậy mà có lúc Lục hợp thắng Bán hợp.

Muốn có kết qả chính xác như vậy thì phải sử dụng Phương Pháp tranh phá hợp giữa các địa chi của VULONG thì mới biết được.

Lý thuyết đó phát biểu rằng:

“Lực của Lục hợp phải lớn hơn lực hợp của Bán hợp với cùng 1 địa chi thì Lục hợp mới được tạo thành“.

Vậy thì cách tính các lực hợp này như thế nào?

Điều này rất đơn giản nếu theo phương pháp của VLONG. Thật vậy chỉ cần biết độ vượng của chi đó tại lệnh tháng là biết ngay (nếu nó không hợp thêm với các chi khác).

Như ví dụ trên thì Dậu ở trạng thái Tử ở lệnh tháng Tị có 2,95đv (xem bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" có đăng trong chủ đề này) còn Thân ở trạng thái Trường sinh tại lệnh tháng Tị có 6đv, đây chính là các lực hợp mà chúng ta cần tìm. Ta thấy lực hợp của Thân với Tị trụ tháng có 6đv là lớn hơn lực hợp của Dậu với Tị trụ tháng chỉ có 2,95đv. Vậy thì Bán hợp giữa Thân với Tị trụ tháng được thành lập còn Lục hợp của Dậu với Tị trụ tháng không được thành lập (tạo ra).

Nhưng ở đây Thân hợp với 2 Tị nên mỗi lực hợp chỉ còn là 6.1/2đv = 3đv. Tương tự Dậu cũng hợp với 2 Tị nên lực hợp của Dậu với Tị trụ tháng là 2,95.1/2 = 1,475đv nhưng còn lực hợp với Tị trụ giờ vì cách 2 ngôi bị giảm ½ nên chỉ còn 1,475.1/2đv = 0,7375đv (theo lý thuyết của VULONG).

Cuối cùng ta có kết quả chính xác là Thân tranh hợp với 2 Tị nên không hóa còn Dậu ở trạng thái tự do.

Những điều này tưởng rằng không quan trọng nên nhiều người thường bỏ qua (như chính Nhâm Thiết Tiều chẳng hạn) nhưng thực tế chúng vô cùng quan trọng vì thiếu chúng thì chúng ta không thể xác định được chính xác Tứ trụ này có Thân nhược hay vượng, rồi dẫn tới khi luận sẽ sai bét nhè hay phải “Gọt Chân Cho Vừa Giày“ là cái chắc.

Sửa bởi SongHongHa: 23/01/2022 - 20:53


#173 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 01/02/2022 - 00:51

Ví dụ mẫu thứ 13: Quan Sát hỗn tạp cần hợp Sát lưu Quan hay hợp Quan lưu Sát

Sau đây là ví dụ số 150 trong cuốn Trích Thiên Tủy

“150 - Quý hợi - mậu ngọ - nhâm ngọ - kỷ dậu

Ðinh tị/ bính thìn/ ất mão/ giáp dần/ quý sửu/ nhâm tý

Mệnh này sát vượng lại gặp tài tinh, mừng tài (chính xác phải là Kiếp - VULONG) sát hợp nhau vậy. Đẹp nhất là quý thủy lâm vượng, hợp mậu mà không hóa,
tắc mậu thổ hữu tình, không khắc nhâm thủy vậy. Hợp mà hóa, tất vô tình hóa hỏa , nhưng vẫn sanh thổ vậy. Vận trình đông phương mộc địa, công danh thanh vân đắc lộ; vận phương bắc thủy địa, khử đi tài bảo hộ ấn, công danh thặng đặng“.

Sơ đồ biểu diễn Tứ Trụ này:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Qua Sơ đồ biểu diễn trên ta thấy rõ ràng Quan là Kỷ can trụ giờ còn Sát là Mậu can trụ tháng.

Trong Tứ Trụ nếu có cả Quan và Sát đều lộ can thì người ta gọi là Quan Sát hỗn tạp thường là không tốt nhất là Thân nhược.

Bởi vì Quan Sát đều mang hành khắc Thân (sợ nhất là khắc Nhật can) cho nên cần hợp một trong chúng để giảm bớt thương tổn.

Ở đây rõ ràng tác giả (Nhâm Thiết Tiều) đã thừa nhận: Đẹp nhất là quý thủy lâm vượng, hợp mậu mà không hóa, tắc mậu thổ hữu tình, không khắc nhâm thủy vậy“.

Có nghĩa là Nhâm Thiết Tiều đã khẳng định Mậu vì hợp với Quý nên không thể khắc Nhâm ở bên ngoài tổ hợp này được. Điều này quá là có lý có logic không thể chối cãi được và đây chính là 1 trong những kiến thức quan trọng cơ bản của môn Tử Bình. Điều ngược lại hiển hiên là can bên ngoài tổ hợp cũng không thể khắc được với các can trong tổ hợp.


Sau đây là ví dụ số 169 trong cuốn Trích Thiên Tủy:

169 - Kỷ mùi - quý dậu - mậu tuất - canh thân

Nhâm thân/ tân mùi/ canh ngọ/ kỷ tị/ mậu thìn/ đinh mão

Trụ này thổ kim thương quan, chi thuộc phương tây, kim khí quá trọng, lấy kiếp làm dụng thần.
Mừng kỷ thổ khắc quý thủy, cho nên kế thừa dòng dõi nho học; đổi lại vận trình phương nam hỏa địa, làm quan từ huyện lệnh đến châu mục, được tiến cử nhà vua. Cả đời gặp hung hóa cát, công danh không gặp sóng gió vậy.

Sau đây là sơ đồ biểu diễn Tứ Trụ này:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Qua sơ đồ biểu diễn này ta thấy Mậu trụ ngày hợp được với Quý trụ tháng.

Rõ ràng là Quý đã ở trong hợp còn Kỷ ở ngoài hợp vậy mà Nhâm Thiết Tiều lụận: “Mừng kỷ thổ khắc quý thủy“.

Vậy thì có phải là Nhâm Thiết Tiều đã đi ngược lại với chính điều khẳng định của mình ở ví dụ 150 trên hay không?

Mọi người hãy phán xét xem ông ta đang “Đẽo Gọt“, tức do trình độ Tử Bình còn thấp hay đang cố tình “Ngụy Tạo“, tức cố tình luận sai để lừa đảo mọi người - theo đúng câu “Thâm Nho Như Tầu“ ?

Sửa bởi SongHongHa: 01/02/2022 - 00:55


#174 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 01/02/2022 - 23:52

Xin lỗi bài viết trên tôi đã nhầm, không phải là Ví dụ mẫu thứ 13 mà là thứ 14.

#175 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 07/02/2022 - 07:32

(Tiếp theo)

Sau đây là ví dụ số 121 trong cuốn Trích Thiên Tủy:

“121 - Tân tị - giáp ngọ - quý mão - quý hợi

Quý tị/ nhâm thìn/ tân mão/ canh dần/ kỷ sửu/ mậu tý

Nhật nguyên quý mão, sanh giờ hợi, nhật chủ khí thông suốt, mừng không có thổ, tài vượng tự sanh quan. Tuyệt diệu tị hợi tương xung, khử đi hỏa giữ lại kim, ấn tinh đắc dụng, mộc hỏa bị chế, thể dụng không thương, trung hòa thuần thanh. Làm người trí thức thâm trầm, tài hoa trác tuyệt. Canh vận trợ tân chế giáp thật đẹp, hiềm hợi mão củng mộc, mộc vượng kim suy, khó tránh gặp gian nan. Mệnh này là Mạc Bảo Trai tiên sinh.“


Sau đây là sơ đồ biểu diễn Tứ Trụ này:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Qua sơ đồ trên rõ ràng có bán hợp của Hợi với Mão hóa Mộc thành công vì có Giáp là thần dẫn (vì Tị xung hợi cách 2 ngôi nên lực xung của Tị có 9 đv bị giảm 1/2 chỉ còn 9.1/2 =. 4,5 (đv) trong khi lực của Mão hợp gần với Hợi có tới 6 đv). Vậy thì Hợi trong hợp còn Tị ở ngoài hợp làm sao mà tác động được với nhau mà Nhâm Thiết Tiền luận là: “Tuyệt diệu tị hợi tương xung, khử đi hỏa giữ lại kim“ ?

Ta cứ cho rằng không có Mão, tức là Hợi không ở trong hợp có xung xa Tị thì làm sao Khử được Tị cơ chứ?

Chả nhẽ tác giả không nhớ câu phú trong Tử Bình là: “Nước xa không cứu được Lửa gần“ hay sao mà dám luận như vậy?

Chắc là nhà của ông ta bị cháy, ông ta không cần lấy nước ở gần nhà mà ông ta lên tận Mặt Trăng lấy nước về mà nhà của ông ta vẫn còn nguyên cơ đấy?

Điều này mọi người có thấy quá là Ngớ Ngẩn hay không?

Vậy mà đến bây giờ chắc chắn có người đọc bài phản biện này của tôi vẫn cho tôi là sai còn cho rằng tác giả luận vẫn đúng cho mà xem?

Điều này chứng tỏ quan điểm của tác giả là (chắc chắn là Ngụy Tạo):

1 - Xung xa hay gần là như nhau.
2 - Chi trong và chi ở ngoài hợp vẫn xung được với nhau.
3 - Thậm chí như ở ví dụ này Hợi đã hóa Mộc rồi mà vẫn còn xung được Tị ở trên “Sao Hỏa“ cơ đấy - bằng chứng qua câu: "hiềm hợi mão củng mộc, mộc vượng kim suy".

Nếu cứ tin một cách mù quáng vào sách của các tiền nhân thì cố gắng nghiên cứu Tử Bình cả đời may ra mới qua được trình độ Mẫu Giáo…

Sửa bởi SongHongHa: 07/02/2022 - 07:56


Thanked by 1 Member:

#176 Hetu

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 538 Bài viết:
  • 508 thanks

Gửi vào 07/02/2022 - 12:21

Trình độ mẫu giáo tử bình đây bác.
Cháu xem thì thấy xét nguyệt lệnh toàn là chính, trong thí dụ tháng Ngọ thì thủy quá nhược, nên chỉ nghĩ là Hợi cũng không thể xung Tị được, rồi Mão Hợi bán hợp là mộc vượng trợ hỏa, làm sao khử được hỏa, giữ lại kim?
Còn chỗ nói "mừng không có thổ" cũng lạ, vì có Mậu và Kỉ tàng trong Ngọ Tị, sao không tính là có? Không lẽ chỉ tính can lộ ra mà thôi? Nếu vậy thì hỏa không lộ, không lẽ là tính có mặt chỉ vì Ngọ là lệnh tháng?
Có phải là tử bình thì chú ý nhật chủ "sanh tháng" vì là tháng lệnh, nhưng đây thì nhấn mạnh "sanh giờ", vậy tháng hay giờ, cái gì là chính yếu hơn?

#177 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 07/02/2022 - 14:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

evotears, on 07/02/2022 - 12:21, said:

Trình độ mẫu giáo tử bình đây bác.
Cháu xem thì thấy xét nguyệt lệnh toàn là chính, trong thí dụ tháng Ngọ thì thủy quá nhược, nên chỉ nghĩ là Hợi cũng không thể xung Tị được, rồi Mão Hợi bán hợp là mộc vượng trợ hỏa, làm sao khử được hỏa, giữ lại kim?

Đúng là Lệnh tháng quyết định sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ, kể cả các can tàng chính và phụ trong các chi.

Nhưng phải nhớ rằng nghĩa Khử ở đây là Khắc Ngũ Hành và chỉ có khắc gần hay trực tiếp thì mới Khử được các can chi đó. Khử thì không cần để ý đến độ vượng suy của các can chi đó, khi bị Khử thì các can chi đó thành vô dụng không thể sinh hay khắc hay nhận được sự sinh từ các can chi khác nữa.

Còn nghĩa của từ xung ở đây để chỉ các chi thuộc Tứ Hành Xung mới có khả năng phá tan được các tổ hợp hay không và phải tính đến lực xung đó lớn hay bằng lực hợp thì mới phá được các tổ hợp đó (chỉ với các địa chi còn với Ngũ Hợp của các thiên can thì lại hoàn toàn khác), đơn vị tính lực xung ở đây là độ vượng của chúng ở Lệnh tháng.

Nói chung Khử chỉ xác định chính xác với 1 can hay 1 chi cụ thể chứ không được tính cho hành của can chi bị Khử đó.

Còn chỗ nói "mừng không có thổ" cũng lạ, vì có Mậu và Kỉ tàng trong Ngọ Tị, sao không tính là có? Không lẽ chỉ tính can lộ ra mà thôi? Nếu vậy thì hỏa không lộ, không lẽ là tính có mặt chỉ vì Ngọ là lệnh tháng?

Từ "mừng không có thổ" ở đây có nghĩa là nó không hiện rõ là can hay chi của hành đó trong Tứ Trụ chứ không tính đến các can tàng trong các địa chi. Tức chỉ có các can và chi hiện (hay lộ) rõ mới được tính còn không hiện (hay lộ) ra người ta mới gọi là Tàng (tức tàng trong các địa chi)

Có phải là tử bình thì chú ý nhật chủ "sanh tháng" vì là tháng lệnh, nhưng đây thì nhấn mạnh "sanh giờ", vậy tháng hay giờ, cái gì là chính yếu hơn?

Trong Tử Bình không những Nhật can (can trụ ngày) mà tất cả các can chi trong Tứ Trụ, kể cả can tàng trong các địa chi đều do Lệnh tháng quyết định độ vượng suy của chúng. Mọi sự luận khác đều vô nghĩa, như thường thấy tác giả luận "Can trường sinh... hay vượng ở chi cùng trụ" hay "Trụ ngày Giáp Dần" là vượng,... là sai hoàn toàn, không có nghĩa trong Tử Bình (chính xác chúng chỉ có nghĩa là có lực - tức có sự sinh hay trợ thêm cho nó mà thôi).


Sửa bởi SongHongHa: 07/02/2022 - 14:30


Thanked by 1 Member:

#178 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 21/02/2022 - 08:42

(Tiếp theo)

Sau đây là ví dụ số 255 trong cuốn Trích hiên Tủy:

“255 - Ất Mão - Ất Dậu - Canh Dần - Nhâm Ngọ

Giáp Thân/ Quý Mùi/ Nhâm Ngọ/ Tân Tị/ Canh Thìn/ Kỷ Mão

Thu kim thừa lệnh, Tài Quan cùng vượng, Thực thần thổ tú, xem đại tượng, là mệnh phú quý. Ngại là Tài tinh thái trọng, Quan tinh hợp cục, nhật chủ lại thành nhược, không gánh nỗi Tài Quan, hoàn toàn dựa vào Kiếp Nhận trợ thân,
Dậu bị mão xung Ngọ khắc; can giờ Nhâm thủy không thể khắc hỏa, ngược lại còn tiết khí nhật nguyên,là Tài tinh bất chân vậy. Đầu vận Giáp Thân lộc vượng, cuộc sống đầy đủ, các vận sau thuộc phương nam, nghèo khổ bất kham“.

Sơ đồ mô tả ví dụ này:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Theo sơ đồ mô tả trên ta thấy Ất trụ tháng hợp với Canh trụ ngày không hóa Kim được (vì có Ngọ là hành quan Sát của Kim) và Dần trụ ngày hợp được với Ngọ trụ giờ không hóa (vì không có thần dẫn).

Với ví dụ này người bình (Nhâm Thiết Tiều) luận:

“can giờ Nhâm thủy không thể khắc hỏa“

Mà trong ví dụ số 40 của cuốn Trích Thiên Tủy:

“40 - Giáp dần mậu thìn bính dần bính thân

Ất tị/ canh ngọ/ tân mùi/ nhâm thân/ quý dậu/ giáp tuất

Can bính toạ dần ấn thụ, sinh vào tháng quý xuân, khí hỏa có thừa, với lại gặp năm giáp dần, tất nhật chủ quá vượng. Thổ tuy đương lệnh, mà bị mộc vượng khắc, mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực. Hành vận phương nam, khó khăn dị thường, đến nhâm thân, quý dậu vận trình hai mươi năm, thân kim xung dần mộc, khắc tỷ kiếp, sang nghiệp hưng gia. Trụ này tài tinh làm dụng thần“.


Sơ đồ mô tả ví dụ này như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tác giả luận:

“mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực“, có nghĩa là tác giả đã thừa nhận chi Thân trụ giờ xung chi Dần trụ ngày nhưng không may bị can Bính cùng trụ khắc chi Thân nên Thân không xung được chi Dần trụ ngày nữa.

Rõ ràng ở ví dụ 40 này tác giả khẳng định Bính khắc được Thân cùng trụ nên Thân không thể khắc Dần ở trụ ngày bên cạnh.

Vậy mà ở ví dụ 255 trên tác giả lại khẳng định:

“can giờ Nhâm thủy không thể khắc hỏa“

Tức là Nhâm không thể khắc Ngọ cùng trụ, điều này là hoàn toàn trái ngược nhau vì cả 2 can Nhâm và Bính đều không bị khắc gần cũng như không ở trong hợp.

Chưa hết tiếp với ví dụ 255 tác giả luận:

“Dậu bị mão xung Ngọ khắc“

Ngọ đã ở trong hợp mà vẫn khắc được Dậu ở bên ngoài mới lạ chứ?

Canh đã hợp với Ất trụ tháng mà tác giả còn luận:

“can giờ Nhâm thủy không thể khắc hỏa, ngược lại còn tiết khí nhật nguyên“

Nghĩa tác giả muốn nói là Nhâm không khắc được Ngọ cùng trụ còn tiết khí Nhật nguyên (ở đây là Canh trụ ngày).

Rõ ràng Canh trụ ngày hợp với Ất trụ tháng rồi thì làm sao bị Nhâm làm cho xì hơi (tiết khí) được cơ chứ?

Chả nhẽ Nhâm Thiết Tiều coi đọc giả là những người “Không Não“ hay sao?

Sửa bởi SongHongHa: 21/02/2022 - 08:55


Thanked by 1 Member:

#179 Nghịch Thiên Cải Mệnh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1513 Bài viết:
  • 765 thanks

Gửi vào 21/02/2022 - 19:38

Chào cụ songhongha và mọi người. Vừa đọc lại toàn bộ 10 trang mọi người phân tích về tại hạ thì hiểu ra được khá nhiều điều...

Có tin mừng nhất là tại hạ đã thoát khỏi được cái thế lực khống chế hành hạ điều khiển mình 6-7 năm vừa qua rồi

Hiện tại, tại hạ đang phân vân không biết làm gì để ra tiền bây giờ đây, không biết có lên thay đổi công việc không?!

Nhờ mọi người cho ý kiến. Chứ giờ khỏi bệnh rồi mà nhiều khi buồn quá

Và năm nay liệu có lấy vợ được không?! Chứ cũng già sắp u40 rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Khoai.To: 21/02/2022 - 19:39


Thanked by 1 Member:

#180 ThienRi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1509 Bài viết:
  • 1619 thanks

Gửi vào 21/02/2022 - 20:00

Chơi chứng khoán đi anh Khoai, đầu tư vào cổ phiếu bds ở VN bây giờ thì cuối năm nhân đôi tiền là ít

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |