Jump to content

Advertisements




"Đồng Nhi Dị" trong Tử Vi


72 replies to this topic

#16 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 26/09/2011 - 15:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 26/09/2011 - 09:06, said:

Anh Vui Vui thân mến,

Trong quá trình tư duy, tôi luôn có trách nhiệm và tự thấy có bổn phận đối với cái mình suy tư và viết ra trên đây về việc mình làm sao để nhận thức và nắm bắt được chân lý. Thượng đế là chân lý, là cái vĩnh cửu, cái tuyệt đối. Người ta có thể là nhà khoa học, sở đắc được một số kỹ năng và kiến thức và thế là tưởng rằng mình mới đúng thật và đang ở trong cái thật - rồi cho rằng cái gì vượt qua khỏi sự quen thuộc thì sẽ sai lầm.

Anh đã quá dễ dãi trong quá trình khảo sát âm dương ngũ hành và đồng nhi dị, rồi nhận thức rằng : "âm dương ngũ hành, chỉ là một cái tên gọi cho một nội dung nhất định. Bản thân cái tên với bốn chữ ấy, nó không có ý nghĩa gì, ngoài giá trị ngôn từ. Cũng vậy, đồng nhi dị, chỉ nói vậy, nó chỉ là một tập hợp ba từ.". .". Với tư tưởng và sự phản tư này thì, khoa học về tư tưởng giúp ích được gì cho mình trong quá trình trải nghiệm.

Cảm ơn anh đã quan tâm !
Thân mến.
Anh Pháp Vân thân mến !
Tôi đang thắc mắc không hiểu anh có hiểu những gì tôi viết không mà anh cho rằng tôi đã quá dễ dãi trong quá trình khảo sát âm dương ngũ hành với đồng nhi dị ? Vậy tôi hỏi anh, thế nào là dễ dãi và thế nào là không dễ dãi ? Anh thử diễn giải âm dương ngũ hành mà không cần có nội dung của nó, cũng vậy, đồng nhi dị mà không viện tới nội dung có tính chất nguyên lý của nó xem ?
Nhớ nhé ! Bốn từ âm dương ngũ hành - không có nội dung thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng !!! và ba từ đồng nhi dị mà không có nội dung biến hóa cái cũ + cái gống mà hơi khác thành cái mới ! Hy vọng anh sẽ cho mọi người thấy cái sự không dễ dãi trong quá trình khảo sát âm dương ngũ hành và đồng nhi dị. Khi ấy, rồi tôi sẽ phân tích cho anh thấy thế nào là dễ dãi và thế nào là không dễ dãi chỉ với bốn từ và ba từ ấy - không được có nội hàm, không được có nội dung !!!
Tôi cũng không hiểu anh trải nghiệm được cái gì một khi với mấy từ chết cứng, không vận động ? Anh thử thể hiện một cái trải nghiệm trên 7 chữ chết cứng ấy xem thế nào nhé !
Thân ái.

#17 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 26/09/2011 - 16:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 26/09/2011 - 15:06, said:

Anh Pháp Vân thân mến !
Tôi đang thắc mắc không hiểu anh có hiểu những gì tôi viết không mà anh cho rằng tôi đã quá dễ dãi trong quá trình khảo sát âm dương ngũ hành với đồng nhi dị ? Vậy tôi hỏi anh, thế nào là dễ dãi và thế nào là không dễ dãi ? Anh thử diễn giải âm dương ngũ hành mà không cần có nội dung của nó, cũng vậy, đồng nhi dị mà không viện tới nội dung có tính chất nguyên lý của nó xem ?
Nhớ nhé ! Bốn từ âm dương ngũ hành - không có nội dung thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng !!! và ba từ đồng nhi dị mà không có nội dung biến hóa cái cũ + cái gống mà hơi khác thành cái mới ! Hy vọng anh sẽ cho mọi người thấy cái sự không dễ dãi trong quá trình khảo sát âm dương ngũ hành và đồng nhi dị. Khi ấy, rồi tôi sẽ phân tích cho anh thấy thế nào là dễ dãi và thế nào là không dễ dãi chỉ với bốn từ và ba từ ấy - không được có nội hàm, không được có nội dung !!!
Tôi cũng không hiểu anh trải nghiệm được cái gì một khi với mấy từ chết cứng, không vận động ? Anh thử thể hiện một cái trải nghiệm trên 7 chữ chết cứng ấy xem thế nào nhé !
Thân ái.

Anh Vui Vui thân mến,

Đây tôi đang trải nghiệm với một trong "7 chữ chết cứng ấy xem thế nào nhé !", ở cấp độ nêu ra chứ chưa đi sâu vào từng cấp độ : thô, đỡ thô hơn và tinh

Xin dẫn lại phần tôi đã viết ở trên :Lại xét như một cặp phạm trù Đồng Nhi Dị.

Thứ nhất vế khái niệm ĐỒNG: về mặt thô xét các vật thể riêng biệt có kích thước, hình thức và bề ngoài giống nhau gọi là Đồng; đỡ thô hơn thì xét trên khái niệm trừu tượng giống nhau về một số đặc điểm nào đó như loài, giống..; cuối cùng tinh về nghĩa triết học thì Đồng trong bản thân nội tại của sự vật hiện tượng chính nó.

Thứ hai về khái niệm DỊ (tương tự như Đồng).

PhapVan luận tới đây tự thấy sự khác biệt (Dị) với anh Vui Vui về hướng tiếp cận và cách hiểu về “Đồng Nhi Dị” cũng khác nhiều trong nhận thức và suy nghĩ thế nào để phán đoán, suy luận để nhận thức đúng mới có hành động đúng.

Nếu như tôi luôn nói đến tính hệ thống, nhưng tôi lại hiểu chẳng bao nhiêu với từng khái niệm, nếu có hiểu thì lại rất thô về bề ngoài của từng khái niệm để xây nên hệ thống ấy. Và tôi lại tự tin rằng mình đã thấu hiểu nó, tôi có quá ngạo mạn không ?

Cảm ơn anh đã quan tâm !

Sửa bởi PhapVan: 26/09/2011 - 17:00


#18 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 26/09/2011 - 19:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 26/09/2011 - 16:57, said:

Anh Vui Vui thân mến,

Đây tôi đang trải nghiệm với một trong "7 chữ chết cứng ấy xem thế nào nhé !", ở cấp độ nêu ra chứ chưa đi sâu vào từng cấp độ : thô, đỡ thô hơn và tinh

Xin dẫn lại phần tôi đã viết ở trên :Lại xét như một cặp phạm trù Đồng Nhi Dị.

Thứ nhất vế khái niệm ĐỒNG: về mặt thô xét các vật thể riêng biệt có kích thước, hình thức và bề ngoài giống nhau gọi là Đồng; đỡ thô hơn thì xét trên khái niệm trừu tượng giống nhau về một số đặc điểm nào đó như loài, giống..; cuối cùng tinh về nghĩa triết học thì Đồng trong bản thân nội tại của sự vật hiện tượng chính nó.

Thứ hai về khái niệm DỊ (tương tự như Đồng).

PhapVan luận tới đây tự thấy sự khác biệt (Dị) với anh Vui Vui về hướng tiếp cận và cách hiểu về “Đồng Nhi Dị” cũng khác nhiều trong nhận thức và suy nghĩ thế nào để phán đoán, suy luận để nhận thức đúng mới có hành động đúng.

Nếu như tôi luôn nói đến tính hệ thống, nhưng tôi lại hiểu chẳng bao nhiêu với từng khái niệm, nếu có hiểu thì lại rất thô về bề ngoài của từng khái niệm để xây nên hệ thống ấy. Và tôi lại tự tin rằng mình đã thấu hiểu nó, tôi có quá ngạo mạn không ?

Cảm ơn anh đã quan tâm !
Anh Pháp Vân thân mến !
Tôi thực sự ngạc nhiên khi anh nói to tát về vấn đề, nào là tiếp cận, nào là dễ dãi trong quá trình ... nghiên cứu âm dương ngũ hành, đồng nhi dị !!! Tôi cứ tưởng anh đã tỏ ra không dễ dãi, nhằm tìm hiểu đào sâu và chiên nghiêm, trải nghiệm những thứ đó. Té ra lại chỉ là cái để anh nói là anh hiểu thế nào là đồng, thế nào là dị. Cái mà trong ngôn ngữ hàng ngày, khi người ta nói với nhau, như từ ăn, uống, đi tè, ... thì cũng đều phải hiểu thế nào là ăn, thế nào là uống, thế nào là đi tè ,...rồi. Thật vậy, anh cứ thử nói những từ đó bằng tiếng nước ngoài mà xem. Lẽ tự nhiên là người ta sẽ không hiểu là anh nói cái gì. Muốn hiểu, người ta sẽ phải tra từ điển, hay anh phải làm điệu bộ thì người ta mới hiểu. Tức là, cái mà anh nói trải nghiệm, hóa ra chỉ là cái sự TRA TỰ ĐIỂN mà thôi. Tôi không hiểu, đã đến cấp độ nghiên cứu, hơn nữa, lại là xét đến sự đúng sai của một lý thuyết, mà anh lại còn đem cái sự tra tự điển ra để mà thảo luận. Rồi lại còn hỏi tôi, âm dương ngũ hành có phải là nguyên lý hay không nữa. Thế là anh đang làm động tác, hay cái việc KÉO LÙI tư duy, KÉO LÙI kiến thức lại mất rồi.
Những thứ mà anh trình bày, đó không phải là trải nghiệm anh ạ. Đấy là anh tự tưởng tượng ra như thế thôi. Có thể, khi tôi đề cập đến tính đúng sai của một nguyên lý, của một lý thuyết. Nhưng anh lại chưa hiểu hết một khái niệm thì việc nói chuyện tính hệ thống đúng là không nên thật. Tuy anh nói là anh, nhưng thực là ám chỉ tôi. Thì tôi buộc phải nói thẳng luôn với anh, một người làm nghiên cứu thì việc hiểu khái niệm là cái việc đương nhiên và tự mình phải biết điều đó. Nếu không nắm vững, thì nên tự mình đứng vào chỗ của một lớp học, rồi hỏi thầy, sẽ có thầy gảing cho. Chứ chưa nên mon men vào chỗ có seminar làm gì anh ạ. Và thậm chí cần phải hiểu rằng, khái niệm là tĩnh, nhưng trao đổi của nó mới là động. Nguyên tắc của dịch lý, hiểu được tĩnh thì phải biết nó động như thế nào. Và ngược lại. Nay theo cách của anh nói như trên, hóa ra anh lại chưa nắm vững cả phép biện chứng này để mà tìm hiểu dù chỉ là khái niệm ?!
Thật thế, tôi đưa ví dụ ngay cho anh thấy, từ đơn giản đến chỗ đồng nhi dị của anh nhé !
Con Gà, là khái niệm. Đơn giản, muốn hiểu nó, anh mang một con gà lại và bảo, đây là con gà. Nếu anh chỉ cho trẻ con nó thấy, thì nó sẽ biết, đó là con gà. Tới đó là chấm hết. Không thể hiểu thêm, nên nếu anh đem cho nó chăm sóc, thì nó sẽ chẳng biết làm gì, hay anh đem cho nó một con gà đồ chơi, làm cho thật giống. Nó cũng chỉ biết đó là con gà, mà không thể phân biệt con gà giả với con gà thật. Đến như vậy, tôi hỏi anh, anh đã hiểu về khái niệm Con Gà chưa ? Tôi đố anh cứ đi hỏi tất cả mọi người như thế, đố ai dám trả lời là đã hiểu thế nào là con gà ! và sẽ đố ai dám trả lời là đã trải nghiệm về con gà đấy !!! Nhưng hai chứ Con Gà - chỉ là phần tĩnh. Là khái niệm thuần túy. Muốn hiểu khái niệm con gà, nhằm phân biệt thật giả, nhằm phân biệt nó với khác nó thì phải xét cái phần: Nó ăn gì, sinh hoạt ra sao, tập tính thế nào, ... khi đó, anh có đưa con gà giả, hay con công, con chim, con phượng, con chó hay con mèo gì đó thì thằng bé con đó nó sẽ phân biệt được đâu là con gà thật. Trong quá trình tìm hiểu những thứ đó. Người ta gọi là trải nghiệm anh ạ. Chứ không phải là hiểu hai chữ Con Gà bất động như anh, mà được gọi là trải nghiệm đâu. Cái hiểu về tập tính, sinh hoạt đó của con gà, ấy là phần động của khái niệm. Những phần động này luôn gắn với những nền tảng, kiên thức cơ bản mà trong đó có sự tham gia quan trọng của các nguyên lý, hệ thống tiên đề. Người không có kiến thức, thì sự quan sát đó mang tính ngẫu nhiên, là sự tự nhiên trong cuộc sống. Những người có kiến thức, thì thấy được cái hệ thống lô gíc đó, là chuyện thường tình. Nhưng là quy luật tất yếu của nhận thức. tại sao anh lại chỉ có thể thấy được cái tĩnh, rồi vội vàng triết lý làm vậy ?!
Đến đồng nhi di của anh nhé !
Nói đến đồng, trong tĩnh tại, vốn có của ngôn từ là nói đến sự hòa nhập, là cái chung nhất vốn có của những cái khác nhau. Cho nên nói cái giống nhau, cái cùng loài thì chỉ là sự trích dẫn, cụ thể trong một cái tổng quát chung mà thôi. Nhưng như anh đã thấy, ngay khí nói đến cái chung nhất, thì cũng đã phải viện tới của những cái khác nhau rồi. Anh thấy đúng không ? Nếu không thì làm sao mà giống, làm sao mà chung nhất được đây ? Tức là, nói đến cái đồng thì cái Dị cũng đã được thấy rồi. Cho nên, trong mối quan hệ đó - qua lại - thì mới thấy được cái 1 mà lại là 2, rồi 2 cũng là một. Tức là đồng như dị mà rồi dị cũng là đồng vậy !!! Không lẽ điều đơn giản như vậy mà anh không thấy sao ? Thế nhưng, muón hiểu đồng với dị ấy, đã phải thấy chúng qua lại với nhau thế nào rồi chứ. Cái qua lại với nhau ấy, chính là cái động của đồng với dị đó anh ạ. Chứ không phải tĩnh như anh nói, nào là thô với tinh từ cái giống đến cái sự cùng loài đâu. Anh chỉ hiểu được tới từ Giống, mà không hiểu cho trọn vẹn là đã giống thì phải là giống cái gì. Không lẽ chỉ có mỗi chứ Giống ? Người ta phải nắm được Giống là những phần chung nhất, những phần tương tự nhau của những cái khác nhau. Chúng qua lại với nhau mà ta biết được có cái chung, có cái không chung. Đó là động vậy.
Cho nên anh nói anh đã trải nghiệm như trên, quả thực là anh chưa trải nghiệm cái gì cả !!!
Anh có thấy lạ lùng không ?
Thân ái.

#19 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 26/09/2011 - 22:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 26/09/2011 - 19:33, said:


Đến đồng nhi di của anh nhé !
Nói đến đồng, trong tĩnh tại, vốn có của ngôn từ là nói đến sự hòa nhập, là cái chung nhất vốn có của những cái khác nhau. Cho nên nói cái giống nhau, cái cùng loài thì chỉ là sự trích dẫn, cụ thể trong một cái tổng quát chung mà thôi. Nhưng như anh đã thấy, ngay khí nói đến cái chung nhất, thì cũng đã phải viện tới của những cái khác nhau rồi. Anh thấy đúng không ? Nếu không thì làm sao mà giống, làm sao mà chung nhất được đây ? Tức là, nói đến cái đồng thì cái Dị cũng đã được thấy rồi. Cho nên, trong mối quan hệ đó - qua lại - thì mới thấy được cái 1 mà lại là 2, rồi 2 cũng là một. Tức là đồng như dị mà rồi dị cũng là đồng vậy !!! Không lẽ điều đơn giản như vậy mà anh không thấy sao ? Thế nhưng, muón hiểu đồng với dị ấy, đã phải thấy chúng qua lại với nhau thế nào rồi chứ. Cái qua lại với nhau ấy, chính là cái động của đồng với dị đó anh ạ. Chứ không phải tĩnh như anh nói, nào là thô với tinh từ cái giống đến cái sự cùng loài đâu. Anh chỉ hiểu được tới từ Giống, mà không hiểu cho trọn vẹn là đã giống thì phải là giống cái gì. Không lẽ chỉ có mỗi chứ Giống ? Người ta phải nắm được Giống là những phần chung nhất, những phần tương tự nhau của những cái khác nhau. Chúng qua lại với nhau mà ta biết được có cái chung, có cái không chung. Đó là động vậy.
Cho nên anh nói anh đã trải nghiệm như trên, quả thực là anh chưa trải nghiệm cái gì cả !!!
Anh có thấy lạ lùng không ?
Thân ái.

Anh Vui Vui thân mến,

Tôi thấy thật lạ lùng khi anh suy diễn như vậy. Tôi tin chắc anh chưa hiểu ý nghĩa đúng thật của khái niệm Đồng, và cái hiểu của anh vẫn chỉ ở bề ngoài. Nếu như anh chỉ hiểu đơn giản là sự đồng nhất trừu tượng, nghĩa là sự Đồng nhất loại trừ sự khác biệt. Đó chính là điểm phân biệt trong nhận thức thô và tinh. Ngay khái niệm nền tảng này anh lại cho tôi nghĩ về nó Tĩnh Tại như anh nghĩ, tôi lại càng thấy lạ lùng hơn - không lẽ anh lại không nhận thức được khái niệm Đồng, đồng với cái gì, đồng với ai, những quy định đơn thuần tương quan để đồng. Với quy định khái niệm (Đồng) nền tảng theo sự nối kết tất yếu tạo nên sự toàn bộ.

Tôi lại xin dẫn lại phần tôi đã viết ở trên :Lại xét như một cặp phạm trù Đồng Nhi Dị.

Thứ nhất vế khái niệm ĐỒNG: về mặt thô xét các vật thể riêng biệt có kích thước, hình thức và bề ngoài giống nhau gọi là Đồng; đỡ thô hơn thì xét trên khái niệm trừu tượng giống nhau về một số đặc điểm nào đó như loài, giống..; cuối cùng tinh về nghĩa triết học thì Đồng trong bản thân nội tại của sự vật hiện tượng chính nó.

Thứ hai về khái niệm DỊ (tương tự như Đồng).

PhapVan luận tới đây tự thấy sự khác biệt (Dị) với anh Vui Vui về hướng tiếp cận và cách hiểu về “Đồng Nhi Dị” cũng khác nhiều trong nhận thức và suy nghĩ thế nào để phán đoán, suy luận để nhận thức đúng mới có hành động đúng.


Cảm ơn anh đã quan tâm !

#20 HoaCai01

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1064 Bài viết:
  • 2985 thanks

Gửi vào 26/09/2011 - 22:52

Con gà và con vịt đồng là giống gia cầm nhưng con vịt thích nước nhảy ùm xuống bơi, còn con gà lại đứng trơ nhìn vịt mà ghen tị hay chán nãn vì sợ vịt chết đuối ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhưng con gà trống khác con gà mái chỗ nào ? Phải chăng là con trống biết gáy và nhìn đẹp hơn con mái. Nhưng rồi con gà trống thiến làm sao phân biệt với con gà trống bình thường. Phải chăng gà trống thiến gặp con gà mái tơ thì tỉnh bơ chẳng động đậy gì cả, trái lại cũng thị uy bằng tiếng gáy khàn khàn yếu hơi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đồng thì đồng, dị phải dị. Đồng giúp ta nắm được cái chung nhất, còn dị là tiểu tiết cần cân phân để biết cái gì là cái gì chớ!

#21 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 26/09/2011 - 23:32

Anh Pháp Vân thân mến !
Anh nghĩ câu vớt vát

Trích dẫn

cuối cùng tinh về nghĩa triết học thì Đồng trong bản thân nội tại của sự vật hiện tượng chính nó.

này của anh có thể dựa vào đó để phê tôi như thế

Trích dẫn

Tôi thấy thật lạ lùng khi anh suy diễn như vậy. Tôi tin chắc anh chưa hiểu ý nghĩa đúng thật của khái niệm Đồng, và cái hiểu của anh vẫn chỉ ở bề ngoài. Nếu như anh chỉ hiểu đơn giản là sự đồng nhất trừu tượng, nghĩa là sự Đồng nhất loại trừ sự khác biệt. Đó chính là điểm phân biệt trong nhận thức thô và tinh. Ngay khái niệm nền tảng này anh lại cho tôi nghĩ về nó Tĩnh Tại như anh nghĩ, tôi lại càng thấy lạ lùng hơn - không lẽ anh lại không nhận thức được khái niệm Đồng, đồng với cái gì, đồng với ai, những quy định đơn thuần tương quan để đồng. Với quy định khái niệm (Đồng) nền tảng theo sự nối kết tất yếu tạo nên sự toàn bộ.
này được sao ? Anh thực không thấy hai chữ CHUNG NHẤT của tôi sao ? Anh cũng không hiểu tĩnh - động như thế nào sao ? mà lại đi nói anh tin tôi không hiểu khái niệm đồng ?! Vậy mà chính lý luận của phái dlvn lại nêu bật cái đồng mà như dị, dị cũng là đồng như tôi giải nghĩa đó !!!Anh nói tôi hiểu bề ngoài, mà thấy cái chung nhất, trong khi với câu Đồng trong bản thân nội tại của sự vật, hiện tượng chính nó lại chẳng thể nào cho thấy cái Dị đi với cái Đồng. Anh đưa một tuyên bố hùng hồn rằng cái Đồng trong bản thân nội tại. Mà ai cũng biết nếu không biết về dị làm sao biết được thế nào là đồng ? Không hiểu anh có học trang tử không ? Nếu có học, sao cái đơn giản nhất mà anh cũng không biết. đồng và dị là cặp âm dương. Không biết thế nào là âm thì làm sao biết đó là dương, và ngược lại. Tôi nghĩ anh cũng không đến nỗi nghĩ đến chữ Đồng mà liên hệ tới cái gọi là đồng nhất thể đâu. Nhưng mà cái câu anh phát biểu trên thì có vẻ như anh hiểu thế thật. Bởi vì anh không thấy được cái Đồng thì đồng với cái Dị và ngược lại. Trong khi cái sự Đồng nhất Thể thì không nói tới cái đó. Đơn giản vì bản chất nó khác. Nhưng nó chính lại lái cái Nền Tảng của đồng mà như dị đó anh. Vì thế, câu phát biểu của anh trên, không cho thấy cái đồng mà như dị thì đúng là anh không hiểu thế nào là âm dương, thế nào là đồng, cũng như thế nào là dị. Anh cũng không hiểu tĩnh - động là cặp âm dương, nên anh không hiểu biện chứng tĩnh - động trong mỗi sự vật, mỗi khái niệm. Có tính phổ quát của thế giới. Cho nên, thực chất cái lý luận của anh, nó chẳng nêu lên được bản chất của một cái gì, chỉ loanh quanh câu chữ, mà cũng không chính xác. Anh cho rằng tôi chỉ hiểu đơn gảin đồng nghĩa là loại trừ sự khác biệt khi anh đọc biện chứng đồng - dị của tôi ở trên thì thật là lạ ? Trong khi anh lại cho rằng Tinh Túy nhất của Đồng là Đồng trong bản thân nội tại ... Hỏi anh nhé !!! Anh làm sao biết được Cái Đồng Trong Bản Thân Nội Tại Của Sự Vật nếu anh không biết được Cái Dị đã vốn có trong nó và nhờ nó mà có cái mới của hiện hữu ?! Vậy ra, anh nói Mò à ? Anh giơ ra một thứ, anh bảo nó là Đồng, chẳng khác gì anh chỉ một người đi ngang qua mặt anh rằng người đó là nam mà không cần nhìn người đó. Cũng chẳng khác gì anh bảo một đứa bé sơ sinh bảo bố nó là đàn bà. Đương nhiên là nó biết gì đâu mà phán xét !!!
Anh Pháp Vân ạ. Anh muốn đứa bé nhận biết bố nó là đàn ông, thì nó phải biết thế nào là đàn bà thì mới nhận biết được đàn ông khác đàn bà, do đó mà gọi bố nó là đàn ông được chứ !!! Đồng - Dị cũng là một cặp âm dương mà thôi. anh nên hiểu nó và đọc trang tử. Khi đó, anh sẽ không lý luận như anh đã nói ở trên.
Qua mấy bài, giờ mới biết, đến như anh mà cũng không hiểu dịch, không hiểu âm dương, và thực cũng không hiểu thực đồng nhi dị là cái gì !!! Thảo nào mà loạn thuyết dịch lý ngày nay nó bay ra nhiều quá.
Thân ái.

#22 HoaCai01

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1064 Bài viết:
  • 2985 thanks

Gửi vào 26/09/2011 - 23:52

Phiếm luận thêm nữa về Đồng - Dị

Cái đẹp của phụ nữ nói riêng và con người nói chung, có chỗ khác biệt lớn, tức Dị đôi khi rõ nét hơn Đồng.

Đa số chúng ta xem cuộc thi đua sắc đẹp thì thấy cô nào cũng đẹp, nhắm mắt chọn bất cứ thí sinh cũng chắn ăn là mình sẽ ẳm được 1 người đẹp so sánh với Tứ Đại Mỹ Nhân ngày trước bên Tàu. Nhưng khi Hoa Hậu lạc vào xứ mọi Phi Châu đen đúa với mũi đục lỗ thì bọn họ sẽ kinh dị trước sắc đẹp mà chúng ta cho là nhất hạng. Vậy ai đúng ai sai ? Nếu cho là vẽ đẹp đều như thế thì mọi nơi phải công nhận đồng đều chớ.

Xem ra ĐỒNG chưa chắc là Đồng mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh nhân duyên khiến cho Dị làm cho sự phân biệt dễ xãy ra đến mức Đồng không dễ gì có được.

Tại sao khi phái Nam tán tỉnh phái Nữ thường gọi các cô các bà là người đẹp, là honey (tức ngọt ngào làm cho anh say mê). Còn lúc không ưa thì xem người yêu xấu xí, là bà chằng? Phải chăng chúng ta đều Đồng là con người nhưng khi phân biệt giới tính và từng case một lại Dị đến mức vô cùng méo mó không biết đâu mà lần.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi ThienPhucThienQuan: 26/09/2011 - 23:56


#23 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 27/09/2011 - 07:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 26/09/2011 - 23:32, said:

Anh Pháp Vân thân mến !
Anh nghĩ câu vớt vát này của anh có thể dựa vào đó để phê tôi như thế này được sao ? Anh thực không thấy hai chữ CHUNG NHẤT của tôi sao ? Anh cũng không hiểu tĩnh - động như thế nào sao ? mà lại đi nói anh tin tôi không hiểu khái niệm đồng ?! Vậy mà chính lý luận của phái dlvn lại nêu bật cái đồng mà như dị, dị cũng là đồng như tôi giải nghĩa đó !!!Anh nói tôi hiểu bề ngoài, mà thấy cái chung nhất, trong khi với câu Đồng trong bản thân nội tại của sự vật, hiện tượng chính nó lại chẳng thể nào cho thấy cái Dị đi với cái Đồng. Anh đưa một tuyên bố hùng hồn rằng cái Đồng trong bản thân nội tại. Mà ai cũng biết nếu không biết về dị làm sao biết được thế nào là đồng ? Không hiểu anh có học trang tử không ? Nếu có học, sao cái đơn giản nhất mà anh cũng không biết. đồng và dị là cặp âm dương. Không biết thế nào là âm thì làm sao biết đó là dương, và ngược lại. Tôi nghĩ anh cũng không đến nỗi nghĩ đến chữ Đồng mà liên hệ tới cái gọi là đồng nhất thể đâu. Nhưng mà cái câu anh phát biểu trên thì có vẻ như anh hiểu thế thật. Bởi vì anh không thấy được cái Đồng thì đồng với cái Dị và ngược lại. Trong khi cái sự Đồng nhất Thể thì không nói tới cái đó. Đơn giản vì bản chất nó khác. Nhưng nó chính lại lái cái Nền Tảng của đồng mà như dị đó anh. Vì thế, câu phát biểu của anh trên, không cho thấy cái đồng mà như dị thì đúng là anh không hiểu thế nào là âm dương, thế nào là đồng, cũng như thế nào là dị. Anh cũng không hiểu tĩnh - động là cặp âm dương, nên anh không hiểu biện chứng tĩnh - động trong mỗi sự vật, mỗi khái niệm. Có tính phổ quát của thế giới. Cho nên, thực chất cái lý luận của anh, nó chẳng nêu lên được bản chất của một cái gì, chỉ loanh quanh câu chữ, mà cũng không chính xác. Anh cho rằng tôi chỉ hiểu đơn gảin đồng nghĩa là loại trừ sự khác biệt khi anh đọc biện chứng đồng - dị của tôi ở trên thì thật là lạ ? Trong khi anh lại cho rằng Tinh Túy nhất của Đồng là Đồng trong bản thân nội tại ... Hỏi anh nhé !!! Anh làm sao biết được Cái Đồng Trong Bản Thân Nội Tại Của Sự Vật nếu anh không biết được Cái Dị đã vốn có trong nó và nhờ nó mà có cái mới của hiện hữu ?! Vậy ra, anh nói Mò à ? Anh giơ ra một thứ, anh bảo nó là Đồng, chẳng khác gì anh chỉ một người đi ngang qua mặt anh rằng người đó là nam mà không cần nhìn người đó. Cũng chẳng khác gì anh bảo một đứa bé sơ sinh bảo bố nó là đàn bà. Đương nhiên là nó biết gì đâu mà phán xét !!!
Anh Pháp Vân ạ. Anh muốn đứa bé nhận biết bố nó là đàn ông, thì nó phải biết thế nào là đàn bà thì mới nhận biết được đàn ông khác đàn bà, do đó mà gọi bố nó là đàn ông được chứ !!! Đồng - Dị cũng là một cặp âm dương mà thôi. anh nên hiểu nó và đọc trang tử. Khi đó, anh sẽ không lý luận như anh đã nói ở trên.
Qua mấy bài, giờ mới biết, đến như anh mà cũng không hiểu dịch, không hiểu âm dương, và thực cũng không hiểu thực đồng nhi dị là cái gì !!! Thảo nào mà loạn thuyết dịch lý ngày nay nó bay ra nhiều quá.
Thân ái.

Anh Vui Vui thân mến,

Đến đây anh có phần hiểu ra khái niệm Đồng. Nhưng cũng vất rất loanh quanh.

Tôi lại phải xin dẫn lại phần tôi đã viết ở trên :Lại xét như một cặp phạm trù Đồng Nhi Dị.

Thứ nhất vế khái niệm ĐỒNG: về mặt thô xét các vật thể riêng biệt có kích thước, hình thức và bề ngoài giống nhau gọi là Đồng; đỡ thô hơn thì xét trên khái niệm trừu tượng giống nhau về một số đặc điểm nào đó như loài, giống..; cuối cùng tinh về nghĩa triết học thì Đồng trong bản thân nội tại của sự vật hiện tượng chính nó.

Thứ hai về khái niệm DỊ (tương tự như Đồng).

PhapVan luận tới đây tự thấy sự khác biệt (Dị) với anh Vui Vui về hướng tiếp cận và cách hiểu về “Đồng Nhi Dị” cũng khác nhiều trong nhận thức và suy nghĩ thế nào để phán đoán, suy luận để nhận thức đúng mới có hành động đúng.

Anh nói về phép biện chứng, không dễ gì anh nắm được nó đâu. Trong khi đó giới hạn các nguyên lý và các khái niệm nền tảng anh hiểu về nó mới ở mức giới hạn trừu tương, chưa đến mức trừu tượng trên bình diện siêu hình học thì làm sao anh chuyển sang được bình diện nhận thức luận.


Khuê : Đồng Nhi Dị - tôi thấy đến đây tạm dừng.

Cảm ơn anh đã quan tâm !

#24 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 27/09/2011 - 09:57

Gửi anh Phapvan !


Tề Vật Luận
chép:

"Đạo bị che lấp nơi đâu, khiến có chân và ngụy? Lời bị che lấp nơi đâu, khiến có đúng và sai?
Đạo đi đâu khiến nó không còn nữa? Lời ở đâu khiến nó không sao hiểu được?
Đạo bị sự vụn vặt che lấp. Lời bị sự hoa mỹ sáo rỗng che lấp
Cho nên Nho gia và Mặc gia tranh luận nhau. Cái mà Nho gia cho là đúng thì Mặc gia cho là sai, và ngược lại"


Nếu biết thế, Ta hiểu rằng, các lời nói từ nhiều mặt, đều có thể nói lên được một mặt của chân lý. Các lời nói từ nhiều mặt bất tất là đúng sai đối với nhau. Đúng và sai khởi lên là do quan niệm thường thức của con người mà nhìn sự vật, nhưng cái thường thức này, là vô hạn hay hữu hạn đây? Do vậy, mà Ta thường có thiên kiến. Hữu hạn gọi là "tiểu thành". Không biết hữu hạn là hữu hạn, mà cho rằng nó bao quát hết thảy, như thế thì đạo bị che lấp. Cho nên nói "Đạo bị sự vụn vặt che lấp". Không biết thiên kiến là thiên kiến, mà lại tô điểm hoa mỹ, mong cầu cho "tin có cớ, lời nói thành lý". Như thế, lời nói trình bày chân lý không thể tìm thấy được, cho nên Tề Vật Luật nói "Lời bị sự hoa mỹ sáo rỗng che lấp"

Mầu sắc của biện giả "đúng mà không đúng, có thể mà không thể". Ta nghĩ: Anh tranh luận với Tôi. Nếu Anh thắng (thay vì Tôi thắng), vậy nhất định là anh đúng, tôi sai chăng? Hoặc nếu Tôi thắng (thay vì anh thắng), vậy nhất định là tôi đúng, anh sai chăng? Ai trong hai ta đúng? Ai trong hai ta sai? Hay là cùng đúng? Hay là cùng sai? Tôi với Anh chẳng hiểu nhau được, thì kẻ khác càng mù tịt. Tôi tìm ai làm trọng tài đây? Tôi có thể tìm hỏi kẻ đồng ý với anh, nhưng vì hắn đồng ý với anh, làm sao hắn sử đúng được? Tôi có thể tìm hỏi kẻ đồng ý với tôi, nhưng vì hắn đồng ý với tôi, làm sao hắn sử đúng được? Sự vật biến hóa có nhiều mặt, cho nên cách nói nào đối với các mặt của sự vật cũng đều có thể nói được.

Từ đó mà xét, sự biện luận đúng sai đều có thể không giải quyết mà tự giải quyết. Như vậy, trong mỗi Ta, nhìn sự vật theo quan điểm tự nhiên, tức là không đứng trên quan điểm hữu hạn. Khi nhìn sự vật theo quan điểm hữu hạn, thì bên này cũng có đúng sai, bên kia cũng có đúng sai.

Hai bên tạo thành một cặp đối đãi nhau. Khi nhìn sự vật theo quan điểm "Đừng xem cái này cái kia là một đôi tương phản, đó là then chốt. Cái then chốt ấy nằm ở giữa vạn sự nên ứng biến vô cùng. Cái đúng biến hóa vô cùng, cái Sai cũng biến hóa vô cùng".


HaUyen

#25 Trac

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 239 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 27/09/2011 - 10:26

Hay quá bác ơi. Có thể nói đơn giản là thế này 2 "cái" ta cho là Đúng, Sai. Có thể xem như là Âm, Dương Lưỡng cực vậy. Không thể thiếu 1 trong 2 cái. Cái này vừa khắc chế, vừa "hỗ trợ" cái kia. Nói như vậy để hiểu rằng có Sai thì mới có Đúng, mà có Đúng thì mới có sai( Ai hiểu như thế nào về Lưỡng cực thì sẽ hiểu Đúng, Sai như thế là được).

Kết, cãi nhau(tranh luận) chỉ làm mất hòa khí nếu không biết cách(không tôn trọng nhau,...) nếu vậy thì tốt nhất hãy tránh xa nó ra khi mới thấy "mùi" của nó. Rốt cục thì cuối cùng(cãi nhau) xem ai đúng ai sai cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng ở đây là cả 2 người cùng "bị thương" tổn hại đến hòa khí, vậy thì cãi nhau làm gì. Tranh luận không có gì sai cả, tranh luận mà tôn trọng nhau thì mọi việc sẽ khác.

Vài lời của hậu bối xin các vị hãy bỏ 1-2 phút đọc qua. Có gì không phải xin hãy bỏ qua, cám ơn!
Chúc diễn đàn luôn phát triển.

#26 HoaCai01

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1064 Bài viết:
  • 2985 thanks

Gửi vào 27/09/2011 - 10:36

Trong khu vườn dị thảo của thế giới huyền học, các đóa hoa nở rộ khoe sắc khoe hương. Khách lữ hành bất chợt nhìn thấy 1 bông hoa lẽ loi đơn sơ bên đường hình như hé mở chào đón người biết mở tâm rộng trải ra đón nhận ý nghĩa của cuộc đời tức chân lý của sự thật.

Everything is zero. Vạn sự giai không.

Một người đàn bà Mỹ sang giàu chừng 50 tuổi đột nhiên bị bệnh ung thư, đang vào thời kỳ cuối cùng, lúc tỉnh bà nói với ông bạn, lập đi lập lại, "Everything is zero".

Phải chăng chúng ta sẽ phải Dị đôi lúc đôi khi vì cần thiết, vì bắt buộc nhưng tất cả sẽ phải Đồng sinh rồi Đồng tử.

#27 IsraelPalestine

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 305 thanks
  • LocationVô ưu các - nơi các bằng hữu đã lỡ sa chân vào ma đạo tu tâm luyện thần mong có ngày trở lại với nhân gian

Gửi vào 27/09/2011 - 11:28

Khó hiểu quá, có vẻ các cao nhân đang tranh luận về " Đồng nhi Nhị", chà, không biết nó là cái gì nhỉ.

#28 Trac

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 239 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 27/09/2011 - 11:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HuangHun, on 27/09/2011 - 11:28, said:

Khó hiểu quá, có vẻ các cao nhân đang tranh luận về " Đồng nhi Nhị", chà, không biết nó là cái gì nhỉ.
Hình như "Đồng Nhi Dị" mới đúng. Xin các bác cho mình cắt nghĩa theo cách hiểu của mình. Đồng: là cùng(có khi nghĩa là đứa trẻ nốt thì sao nhỉ); Nhi: đứa trẻ; Dị: khác biệt. Tóm lại nôm na là nói về 2 đứa trẻ giống vừa giống nhau mà vừa khác nhau. Giống ở đây có thể là Tứ Trụ(Ngày, giờ, tháng, năm sinh)hay lá số(cũng có thể là ae sinh đôi), vì vậy nên cơ bản là 2 người này giống nhau. Còn khác nhau thì rõ ràng rồi 2 người đó đâu phải 1 người, nên chắc chắn khác nhau.

#29 Trac

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 239 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 27/09/2011 - 11:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienPhucThienQuan, on 27/09/2011 - 10:36, said:

Trong khu vườn dị thảo của thế giới huyền học, các đóa hoa nở rộ khoe sắc khoe hương. Khách lữ hành bất chợt nhìn thấy 1 bông hoa lẽ loi đơn sơ bên đường hình như hé mở chào đón người biết mở tâm rộng trải ra đón nhận ý nghĩa của cuộc đời tức chân lý của sự thật.

Everything is zero. Vạn sự giai không.

Một người đàn bà Mỹ sang giàu chừng 50 tuổi đột nhiên bị bệnh ung thư, đang vào thời kỳ cuối cùng, lúc tỉnh bà nói với ông bạn, lập đi lập lại, "Everything is zero".

Phải chăng chúng ta sẽ phải Dị đôi lúc đôi khi vì cần thiết, vì bắt buộc nhưng tất cả sẽ phải Đồng sinh rồi Đồng tử.
Everything is zero. Câu này nghe giống: Cát bụi rồi cũng trở về cát bụi. Sống sao cho cuộc đời này có ý nghĩa thật là khó.
Con người có cái gọi là gì nhỉ, không biết có phải tu duy lối mòn không. Có câu: Có mới nới cũ; sao tư duy của mình không như vậy được. Câu: Văn mình, vợ người cũng vậy. Cái nội tại bản thân thì ít khi ta muốn thay đổi, còn ngoại thân thì xoay như chong chóng. Quả là Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.

#30 Thienco

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 829 Bài viết:
  • 268 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 27/09/2011 - 12:23

Chỉ khi nhìn thấy " Vạn sự giai không" thì có lẽ mới phân biệt được Đồng, Dị, khi đó Đồng cũng là Dị và ngược lại.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |