Jump to content

Advertisements




"Đồng Nhi Dị" trong Tử Vi


72 replies to this topic

#46 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 29/09/2011 - 23:13

Trích dẫn

Đọc đến đây tôi đã muốn rút lui rồi, không phải rút lui vì anh phản bác lại tôi mà vì anh nhận thức kiểu sổ toẹt vào Đấng Tối Cao chính là cái vĩnh viễn, là bản thể cái vô hạn tuyệt đối. Anh đã tự đánh mất thần linh tối cao trong anh. Cái vô hạn tuyệt đối đó có trong anh có trong trong tôi và tất cả mọi người và toàn bộ giới tự nhiên - do đó anh chỉ còn biết cái hữu hạn mà thôi - bàn thêm nữa tiến đến nhất thể làm gì. Vậy thì anh nên tự trách mình và tôi cũng tự đang xem xét lại bản thân.
Anh Pháp Vân thân mến.
Mấy hôm nay bận quá, nên dù có vào qua diễn đàn cũng không kịp đọc các bài viết, nên không thấy bài của anh. Bây giờ đọc thấy anh viết như trên, đối với ai, tôi không quan tâm, cũng không cần biết anh viết như thế đúng hay sai. Nhưng đối với riêng tôi thì anh kết luận về tôi như thế là sai. Nay tôi nói lại cho rõ.
Không biết anh đã đọc câu tôi viết nhiều lần và đã rất lâu rồi, cũng như viết ở nhiều nơi. Đó là câu: Đạo là "điểm tựa" của vũ trụ và là chỗ dựa của kiếp nhân sinh. Đối với một số đạo, tồn tại một đấng tối cao trong tâm linh con người, như Chúa, Mẹ Trời, ... cũng như trong tín ngưỡng, người ta thờ Thần Thánh, Ma Quỷ, ... thảy đều là "chỗ dựa" của kiếp nhân sinh trong tâm linh con người. Nhưng không phải chỉ có thế. Đối với anh, thì có một Đáng Tối Cao. Đối với người thiên chúa thì có một Chúa ngự trị trong tâm họ, với người theo đạo phật thì có Đức Phật, ... Tôi nói nhiều thế để làm gì ? Để mà anh hiểu, mỗi người đều có một cái Đạo để thờ. Ngay cả những nhà khoa học cũng vậy, họ cũng đều có đấng tối cao nào đó để thờ, để đặt thiêng liêng vào nơi đó. Nhưng anh cũng biết, nói ví dụ như Newton, là người theo thiên chúa thì phải, nhưng khi ông ta viết nguyên lý quán tính, nguyên lý 2 của cơ học liên hệ giữa lực và gia tốc, ... thì tôi tin rằng ông ta không dùng chúa để khẳng định tính đúng đắn của các nguyên lý của ông ta. Cũng như Einstein là người theo đjao thiên chúa, khi đề xuất các lý thuyết tương đối của mình, tôi cũng tin rằng ông ta không cho rằng sự tồn tại của chúa làm cho các nguyên lý của ông ta trở nên đúng đắn. Heidenberg cũng vậy, trong nội dung của nguyên lý bất định, chúng ta không thể thấy sự tồn tại của bất cứ một đáng tối cao nào !!! Anh đọc kỹ lại câu tôi nói với anh xem tôi nói có đúng với những thể hiện như thế không ?! Cho nên việc anh nói tôi nhận thức theo kiểu sổ toẹt là không đúng. Anh biết hai từ, sổ toẹt có nghĩa là thế nào không ? Là một hành động vô ý thức, hành động khinh thường với cái đối tượng mà mình vứt đi, một cái động tác vứt đi như vứt một cọng rác vậy !!!
Anh suy nghĩ cảm tính quá. Cần phải thấy rằng, trong mỗi con người, đều có Đạo ! Chỉ có điều, không phải ai cũng giống ai. Với cái Đạo mà người ta mang, đó chính là Đấng Tối Cao của người ta. Nếu mình biết trọng cái Đạo của người, ấy cũng là trọng cái Đạo của mình vậy. Cái Đạo của tôi là chính cái Thấy của tôi, tôi nhắc lại: Là điểm tựa của vũ trụ, là chỗ dựa của kiếp nhân sinh !!!
Thế thôi, nhưng tôi nghĩ, cũng là cả một trời triết lý rồi.
Thân ái.

#47 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 30/09/2011 - 00:13

Các Bạn quan tâm chủ đề này thân mến.
Như tên của chủ đề, anh Pháp Vân đặt ra là "đồng nhi dị" trong tử vi !
Tuân theo cái nội dung chủ đề, nhưng để làm nền tảng cho cái đó, anh Pháp Vân đã cùng tôi trao đổi về những cơ bản của đồng nhi dị. Như anh ấy đã nói, phải hiểu ngay cái gọi thế nào là đồng, thế nào là dị cái đã, rồi mới đi tới cái gọi là nguyên lý hay yếu lĩnh đồng nhi dị được. Nhất quán với điều đó - chứ tôi không áp đặt, cũng không tự bịa ra - nay thấy thật là Hổng, khi ta vội vàng nhập nó với tử vi. Thiết nghĩ, các bạn có du nhập, thì đó là quyền của mỗi bạn. Có được cái gì, thì cũng cứ cố mà tưởng tượng ra ta đã được cái gì. Nếu tưởng tượng ta được con voi, thì con voi ta đã có trong túi của ta rồi. Nếu nghĩ đó là con chuột, thì chuột đã mò vào túi của ta rồi.
Song có một điều, qua các bài mà tôi đã đọc, thì thấy một hiện trạng:
Không chỉ có ở các bạn, hiện trạng này cũng thường thấy ở các Học giả vn, đặc biệt lại càng phổ biến, hầu như trong cái gọi là giới học giả vn nghiên cứu về triết học, hay lý học đông phương. Đó là Hoa Mắt, nhìn con chuột ra con voi, rồi nghĩ mình đã tạo được con voi, con voi này nó mỗi ngày cứ lớn lên, nó có thể to lớn, bao trùm vạn vật của thiên hạ, đè chết những cái mà thiên hạ đã làm ra.
Nói một cách tổng quan và bóng bẩy là như thế. Nay tôi đi vào cụ thể.
Như nói đồng nhi dị !!! Ai cũng biết, và rất dễ biết, đồng - dị, hay dị - đồng là một cặp âm dương !!! Như hàng loạt các diễn giải đồng dị của các trước tác mà hội DLVN đã trưng ra, ta đều thấy rõ, đồng - di là một cặp âm dương. Nhưng ở họ, và rất nhiều người đã lầm tưởng, nên khi trình bày về đồng dị, độc giả chúng ta cứ tưởng như là chúng ta đang được chiêm người một lý thuyết mới, một lý thuyết bao trùm, ngày càng tổng quát hơn lý thuyết của tiền nhân, của lý thuyết cũ. Khi đọc về đồng di, chúng ta cứ bị lôi đi như là chúng có thế thay thế âm dương, bao trùm dịch lý thái cực. Thật vậy, nào là đồng mà như dị, 1 mà cũng là 2, nào là đồng di cho ta thấy tại sao vô cực có thể thành thái cực. Nào là đồng dị giải thích âm dương tứ tượng bát quái. ...
Có thật thế không ? Thưa, đó là sự ngộ nhận !
Chúng ta phải biết rằng, đồng di, đơn giản chỉ là một cặp âm dương bên cạnh các cặp âm dương khác, như động - tĩnh, như trai - gái, như chân - tay, như mạnh - yếu, như sinh - diệt. Ví như ta nói, người đàn ông và người đàn bà. Vâng, một cặp con người, đã mang trong họ bao nhiêu cặp âm dương như động tĩnh các động tác, sinh hoạt. Như thức ngũ, như sống chết, như vui buồn, như no đói, như yếu nghét, như hận thù thì đồng dị cũng có trong họ vậy. Nhưng không có nghĩa tất cả mọi cặp đó đều thuộc về đồng - dị, mà đồng - dị chỉ có mặt trong chúng, cũng như đồng - dị được thể hiện một cách độc lập. Có nghĩa là, chúng ta không thể thay thế người đàn ông và người đàn bà bằng một cặp đồng - dị được. Như động tĩnh, đồng dị không thay thế được, song chúng ta thấy đồng và dị có mặt trong động tĩnh. Tôi đố ai có thể thay khái niệm động và tĩnh bằng khái niệm đồng - dị được đấy !!! Điều đó nói lên cái gì ? Là nói lên cái dị biệt của động - tĩnh với đồng - dị. Thức với ngũ cũng vậy, cũng có dị biệt với động - tĩnh. Nhưng với âm dương thì khác. Bởi vì, âm dương là một khái niệm tổng quát, không có khu biệt. Cho nên, mọi Dị Biệt đều được "chứa trong", được tổng quát hóa tới mức tổng quát nhất khả dĩ. Thành thử, cho phép ta nói, động tĩnh, đồng dị, ngũ thwusc, trái gái, nặng nhẹ, mạnh yếu ... đều thuộc về cặp âm dương.
Xem như thế, đồng - dị chỉ là một, vâng, một cặp âm dương với những dị biệt của khái niệm. Dùng để chỉ rõ, phân biệt được cái gọi là dị thì phân biệt được với cái gọi là động chẳng hạn, là phân biệt với trai, hay với gái. Đồng hay Dị, đương nhiên không phải là con trai, hay con gái. Không phải là tay phải hay tay trái, cũng chẳng phải là số chẵn hay số lẻ, mà đối lại, số 1 có tính đồng, mà đồng nhi dị thì số 2 cũng có tính đồng, và ngược lại. Song không thể đồng nhất được với nhau. Trong khi ta có thể nói. Trai thuộc dương, gái thuộc âm, mà dương, với người thì đó chỉ con trai, đàn ông, cha, ... âm với con người thì là con gái, đàn bà, mẹ, bà ngoại, tiểu nhân ....
Nếu chúng ta cũng cố gán rằng: Đồng - Di như trên, như nói trai thuộc đồng, gái thuộc dị. Chắc bị Bà ngoại "tát cho vỡ mồm" !! Mày dám bảo tao lập dị à ? Hả thằng kia ?! Hay nói Vua thuộc dương thì được, nhưng bảo Vua là "họ nhà Đồng" chắc nhẹ thì ăn gậy, ba mươi hèo cho tóe máu đít, nặng có khi mất cái Thủ. Rồi bảo Hoàng Hậu là Dị, chắc bết quá !!! Nhưng nếu cứ bảo. Tôi bảo được, tại sao lại không được !!! Thế thì, cùng lắm, nó cũng chỉ đạt tới cấp âm dương. Cho nên, cố đấm ăn xôi, ta đề nghị: Vứt bỏ lý âm dương, mà gọi nó là lý đồng dị. Mà thực chất, đó chỉ là lý âm dương mà thôi. Nhưng sở dĩ ta phải gọi nó là lý đồng dị, mặc dù ta chẳng muốn là bởi vì ta đã được "tự do ngôn luận" như dưới các chế độ độc tài vậy !
Dù có bị cưỡng bức, chúng ta cũng chẳng thể nào thấy cái lý đồng - dị ấy nó vượt qua được cái lý âm dương tổng quát. Có thể có bạn sẽ bảo ? Ông chỉ nói lăng nhăng, ngay như cái bài của cụ HU kia,

Trích dẫn

Các sự dị biệt, được hợp lại, thì thành ra hòa.

Tại thời điểm cách đây hơn 2800 năm, ngài Sử Bá nước Trịnh, đời vua Hoàn Công (806-771 Tr.CN), cũng đã nói về vấn đề này. Sử Bá nói: "Hòa là do vật được sinh ra, nhưng Đồng thì không phải thế. Cho cái này bằng cái khác thì gọi là hòa, do đó hòa sinh ra mọi vật. Nếu lấy đồng thêm vào đồng, cái mới sẽ không sinh ra".

Như nói: ngọt pha với chua, thì sẽ thành một vị mới. Ngọt là "cái khác" của chua. Chua là "cái khác" của ngọt. Cho nên nói "Cho cái này bằng cái khác thì gọi là hòa, do đó hòa sinh ra mọi vật". Lại nói, nếu lấy nước thêm vào nước, thì chỉ có một vị nước. Cho nên nói "Nếu lấy đồng thêm vào đồng, cái mới sẽ không sinh ra".

Cho nên, Hòa thì bao hàm cả Dị. Hợp các sự dị biệt lại thì thành ra hòa. Nhưng các dị biệt, nếu đã được hợp để thành hòa, thì chúng phải có một độ lượng nhất định, và mỗi một dị biệt, đều có độ lượng vừa vặn của nó. Không thái quá cũng không bất cập, như thế gọi là đắc trung, còn gọi là đúng mức độ.

Các dị biệt, khi đắc trung thì mới thành hòa, cho nên nói "Phát ra mà đều đúng mức độ thì gọi là Hòa". Tình trạng cụ thể này, cũng không thể nói rằng, chỉ có như thế đã là hòa. Trong tự nhiên, "Vạn vật nuôi dưỡng nhau mà không hại nhau. Mọi nguyên tắc cùng thi hành mà không trái ngược nhau" (Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại. Đạo tịnh hành nhi bất tương bội). Đó cũng gọi là Hòa. Cho nên mới nói "Đạt tới trung và hòa, thì trời đất yên ổn trật tự, và vạn vật được nuôi dưỡng đúng đắn".

Cho nên nói, các sự Dị biệt được hợp lại, thì thành ra hòa, cái hòa sinh ra mọi vật. Đối với đồng, thì cái mới sẽ không sinh ra.

Ta hiểu rằng: tại sao phải hòa !
. Thế thì có sao, nó cũng chẳng vượt qua được cái lý âm dương. Nếu nghiền ngẫm một chút, cũng thấy đó chỉ là một ví dụ, ví dụ nhỏ chỉ để tham gia vào cái minh chứng cho cái lý của vạn vật, tổng quát hơn, đó là lý âm dương. Thật vậy.
Trong lý âm dương, có cái gọi là: âm dương giao hòa, vạn vật sinh. âm dương bất giao vạn vật tuyệt !!!
Thế đấy ! Ngay từ khởi thủy của khái niệm, chúng ta cũng đã thấy bất cập. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là hình thức, một hình thức cho thấy cái sự khiếm khuyết của lý đồng dị, khi tìm cách làm cho nó trở thành tổng quát nhất, trong khi nó chỉ có thể được xem như cái lý của một cặp âm dương mà thôi ! Và khi phát biểu nó một cách tổng quát nhất, về lý thuyết là dạng nguyên lý, về yếu lĩnh là dạng của một phương thức diễn dịch thì không chỉ về hình thức, mà về lý chúng ta cũng có thể chứng minh là một nguyên lý sai, và là một yếu lĩnh tồi !!!
Thân ái.

#48 Bach.Hung.Ton.Gia

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 328 thanks

Gửi vào 30/09/2011 - 01:57

Đồng-Dị là một cặp âm dương.
Sinh-Khắc trong ngũ hành cũng là âm dương.
Động-Tĩnh cũng là cặp âm dương
Không-Kiếp cũng là cặp âm dương.
Long-Phượng cũng là cặp âm dương.
Thiên-Địa cũng là cặp âm dương.

Tất cả tùy thuộc vào trục trong tử vi, vào hệ quy chiếu.

#49 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 30/09/2011 - 02:09

AnKhoa không hiểu rõ ý anh PhapVan lắm, nhưng vì tiêu đề là "Đồng Nhi Dị trong Tử Vi", nên cũng xin được hỏi:
- Đồng Dị ứng vào hệ thống lý thuyết của Tử Vi ra sao?
- Hiểu được nguyên lý này đem lại cho ta cách nhìn gì?

Thân!

Sửa bởi AnKhoa: 30/09/2011 - 02:10


#50 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 30/09/2011 - 08:14

Trích dẫn

Các Bạn quan tâm chủ đề này thân mến.
Như tên của chủ đề, anh Pháp Vân đặt ra là "đồng nhi dị" trong tử vi !
Tuân theo cái nội dung chủ đề, nhưng để làm nền tảng cho cái đó, anh Pháp Vân đã cùng tôi trao đổi về những cơ bản của đồng nhi dị. Như anh ấy đã nói, phải hiểu ngay cái gọi thế nào là đồng, thế nào là dị cái đã, rồi mới đi tới cái gọi là nguyên lý hay yếu lĩnh đồng nhi dị được. Nhất quán với điều đó - chứ tôi không áp đặt, cũng không tự bịa ra -



Thật là đáng quý.

Ngửa lên, âm mở dương đóng, đi trước trời mà trời chẳng nói gì. Cúi xuống, âm đóng dương mở, mà lại có sức tải chứa rộng lớn như với đất.



Trích dẫn


nay thấy thật là Hổng, khi ta vội vàng nhập nó với tử vi.

Bậc chí thành

Chí thành có thể trợ giúp sự hóa dục của trời đất. Chỉ có bậc chí thành trong thiên hạ, mới có thể sửa sang Đại kinh trong thiên hạ, lập ra gốc lớn của thiên hạ, và biết sự hóa dục vạn vật của trời đất. Thật đáng để suy ngẫm.




Trích dẫn


Tôi cũng nghĩ sẽ có nhiều quan điểm trái ngược khác biệt xung quanh về "Đồng Nhi Dị", qua đó sẽ làm sáng tỏ nguyên lý "Đồng Nhi Dị"

Trân trọng cảm ơn !
PhapVan


Anh PhapVan khéo mở topic này. Nhưng, lại dự báo trước "quan điểm trái ngược", thật hay !. Lời dự báo này, đáp ứng cho ai đây. Nếu lời dự báo này, đáp ứng cho chính mình, mà đời không hiểu, thì dù có đúng cũng vô dụng. Lời dự báo này, khi trái với sự vật, thì dù có cao siêu, cũng không thể thực hành.

Nếu không có "xung khí vi hòa", thì lấy đâu ra 4 mùa tuần tự biến hóa, để có Khoa Quyền Lộc Kỵ. Khi anh PhapVan mở chủ đề, nói Đồng nhi Dị trong Tử vi, thì Tôi hiểu đây muốn nói về sự bất đồng giữa cảnh giới đạo đức và thế giới công lợi, như những cách cục trong Tử vi đã chỉ rõ.

"Sở dĩ ta phải lo âu nhiều, bởi vì ta có Thân. Nếu ta không có Thân, ta đâu lo lắng gì" (Lão). Mệnh Thân trong Tử vi, rồi hóa Quyền hóa Lộc. Nghĩa và Lợi chỉ là công và tư, vậy thôi. Hành vi xuất phát từ tư lợi cá nhân, là hành vi cầu lợi lộc. Hành vi vì công lợi của xã hội, là hành vi nghĩa. Cái lợi cho xã hội và cho người khác, chính là việc mỗi người buộc phải làm vô điều kiện. Đó là mục đích của hành vi nghĩa. Nghĩa chính là giá trị đạo đức của hành vi đó. Con có hiếu với Cha Mẹ, làm lợi cho Cha Mẹ vô điều kiện. Cha Mẹ thương con, làm lợi cho con vô điều kiện. Làm lợi cho cha mẹ hay cho con, là mục đích của hành vi. Sự hiếu thảo và tình thương dành cho con, là giá trị đạo đức của hành vi. Cái được gọi là Lợi (lộc), nếu là sự tư lợi cá nhân, thì nó sẽ xung đột với nghĩa. Còn nếu là công lợi của xã hội và của người khác, thì chẳng những không xung đột với nghĩa, mà còn là nội dung của nghĩa.

Đây chỉ nói về Hóa Lộc, riêng ứng với mỗi người đã thấy Đồng nhi Dị vậy.

#51 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 30/09/2011 - 11:00

Kính Bác HaUyen, anh Vui Vui và các bạn,

Có lẽ đề tất cả mọi người ĐỒNG trong quá trình làm sáng tỏ "Đồng nhi Dị", trước hết thống nhất nội dung khái niệm Đồng, và phạm vi Đồng tức là Đồng Vô hạn và Đồng hữu hạn. Ví dụ Đồng vô hạn nghĩa là tuyệt đối tức nội dung của khái niệm trùng khớp hoàn toàn với thực tại của sự vật hiện tượng và con người, còn gọi đúng toàn bộ - cuộc đời con người đúng tuyệt đối như lý thuyết Lá số, điều này khó xẩy ra trong dự đoán Tử Vi - chỉ có một lá số cho một người, lá số người nào là chính cuộc đời người đó.

Thứ hai xét Đồng hữu hạn như bác HaUyen và bạn Huyencodieuly đã đề xuất ở trên. Ví dụ : hai người khác họ có giống lá số 100% (Đồng năm tháng ngày giờ sinh và giới tính), nhưng kết quả mỗi người khác nhau (Dị); hai người sinh đôi khác giới tính (Đồng năm tháng ngày giờ sinh), vận hạn thuận nghịch khác nhau (Dị) do giới tính khác nhau; hai người có vòng sao giống nhau, tác động khác nhau ở mối người ...Lá số ứng hữu hạn trong cuộc đời mội người.

Vậy, về Đồng thống nhất căn cứ vào Lý chọn có Lý giống nhau - cố định cái ĐỒNG. Ví dụ Lý của bộ sao : Binh Hình Tướng Ấn; Tử Phủ Vũ Tướng; cùng cung vận hạn.

PV có ý nghĩ như vậy - hoặc để mọi người Đồng hơn thì tìm hiểu quẻ Khuê trước, xem quan điển Dịch để thống nhất, sau đó chuyển qua ứng dụng trong Tử Vi.

Trân trọng cảm ơn !
PhapVan

Sửa bởi PhapVan: 30/09/2011 - 11:05


#52 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 30/09/2011 - 16:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 30/09/2011 - 02:09, said:

AnKhoa không hiểu rõ ý anh PhapVan lắm, nhưng vì tiêu đề là "Đồng Nhi Dị trong Tử Vi", nên cũng xin được hỏi:
- Đồng Dị ứng vào hệ thống lý thuyết của Tử Vi ra sao?
- Hiểu được nguyên lý này đem lại cho ta cách nhìn gì?

Thân!

Để hiểu được "Đồng" và "Dị", cách tốt nhất là xem lại tượng quẻ Khuê và quẻ Đồng Nhân.

Quẻ Khuê : trên là Lửa dưới là Trạch, tính của Lửa bốc lên còn tính của Trạch (đầm) trầm xuống - ví dụ hai người đều là Nữ tuy hình giống nhau nhưng tính trái nhau (Dị), trái nhau mãi ắt nó phải lìa nhau.

Quẻ Đồng Nhân : trên là Trời dưới là Lửa, Trời ở trên cao tính của Lửa bốc lên cao nên dễ thân nhau. Ví dụ một nam một nữ tuy hình khác nhau nhưng tính có chỗ giống nhau đều cầu Đồng.

Khi đã hiểu được "Đồng" và "Dị" thì chúng ta ứng dụng trong hiện thực cuộc sống rất gần gũi. Tùy theo mỗi người có phương pháp ứng dụng riêng để giải quyết mâu thuẫn trong đời sống và nhìn thấy sự việc mâu thuẫn cũng rất nhẹ nhàng dễ giải quyết.

Ví dụ : "Đồng Nhi Dị" - tuy khác biệt nhưng vẫn tìm được sự tương đồng. Nhấn mạnh Đồng để đoàn kết, tránh đổ vỡ dẫn đến bạo lực.
"Dị Nhi Đồng" - tuy cùng chí hướng nhưng vẫn giữ cái riêng của mình. Nhấn mạnh Dị để bảo vệ bản sắc, bảo vệ quyền lợi.

Trong thời đại toàn cầu hóa, quan hệ giữa nước này với nước kia, giữa nhóm này với nhóm khác, và giữa cá nhân nhân này với cá nhân khác thì, phương pháp ứng dụng "Đồng" và "Dị" đôi khi nó chỉ mang tính tình thế, hính thức thời khắc nhất định.

xin mượn tâm sự của bác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 30/09/2011 - 08:14, said:


"Sở dĩ ta phải lo âu nhiều, bởi vì ta có Thân. Nếu ta không có Thân, ta đâu lo lắng gì" (Lão). Mệnh Thân trong Tử vi, rồi hóa Quyền hóa Lộc. Nghĩa và Lợi chỉ là công và tư, vậy thôi. Hành vi xuất phát từ tư lợi cá nhân, là hành vi cầu lợi lộc. Hành vi vì công lợi của xã hội, là hành vi nghĩa. Cái lợi cho xã hội và cho người khác, chính là việc mỗi người buộc phải làm vô điều kiện. Đó là mục đích của hành vi nghĩa. Nghĩa chính là giá trị đạo đức của hành vi đó. Con có hiếu với Cha Mẹ, làm lợi cho Cha Mẹ vô điều kiện. Cha Mẹ thương con, làm lợi cho con vô điều kiện. Làm lợi cho cha mẹ hay cho con, là mục đích của hành vi. Sự hiếu thảo và tình thương dành cho con, là giá trị đạo đức của hành vi. Cái được gọi là Lợi (lộc), nếu là sự tư lợi cá nhân, thì nó sẽ xung đột với nghĩa. Còn nếu là công lợi của xã hội và của người khác, thì chẳng những không xung đột với nghĩa, mà còn là nội dung của nghĩa.

Đây chỉ nói về Hóa Lộc, riêng ứng với mỗi người đã thấy Đồng nhi Dị vậy.


Trên đây là suy nghĩ riêng của tôi. AnKhoa sẽ có cách nhìn riêng của mình.

Sửa bởi PhapVan: 30/09/2011 - 16:25


#53 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 01/10/2011 - 17:53

Trích dẫn

nếu chỉ nói một chiều là sinh và khắc thì không thể bao hàm hết được cho nên bác vuivui mới dùng thuyết đồng-dị để vượt qua được cái lý âm dương tổng quát

Không phải thế ! Bạn hiểu nhầm rồi. Đồng Nhi Dị chỉ là trường hợp riêng của lý âm dương mà thôi. Không bao giờ vượt qua được cái lý âm dương cả. Khi nó muốn làm một nguyên lý, thì đó là một nguyên lý sai, vì có thể chỉ ra hàng loạt những trường hợp không đúng. Khi nó làm một yếu lĩnh, thì đó là một yếu lĩnh tồi, vì có thể chỉ ra nhiều trường hợp nó mô tả sai bản chất của sự vật và hiện tượng !!!
Thân ái.

#54 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 01/10/2011 - 18:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 29/09/2011 - 23:13, said:

Anh Pháp Vân thân mến.
Mấy hôm nay bận quá, nên dù có vào qua diễn đàn cũng không kịp đọc các bài viết, nên không thấy bài của anh. Bây giờ đọc thấy anh viết như trên, đối với ai, tôi không quan tâm, cũng không cần biết anh viết như thế đúng hay sai. Nhưng đối với riêng tôi thì anh kết luận về tôi như thế là sai. Nay tôi nói lại cho rõ.
Không biết anh đã đọc câu tôi viết nhiều lần và đã rất lâu rồi, cũng như viết ở nhiều nơi. Đó là câu: Đạo là "điểm tựa" của vũ trụ và là chỗ dựa của kiếp nhân sinh. Đối với một số đạo, tồn tại một đấng tối cao trong tâm linh con người, như Chúa, Mẹ Trời, ... cũng như trong tín ngưỡng, người ta thờ Thần Thánh, Ma Quỷ, ... thảy đều là "chỗ dựa" của kiếp nhân sinh trong tâm linh con người. Nhưng không phải chỉ có thế. Đối với anh, thì có một Đáng Tối Cao. Đối với người thiên chúa thì có một Chúa ngự trị trong tâm họ, với người theo đạo phật thì có Đức Phật, ... Tôi nói nhiều thế để làm gì ? Để mà anh hiểu, mỗi người đều có một cái Đạo để thờ. Ngay cả những nhà khoa học cũng vậy, họ cũng đều có đấng tối cao nào đó để thờ, để đặt thiêng liêng vào nơi đó. Nhưng anh cũng biết, nói ví dụ như Newton, là người theo thiên chúa thì phải, nhưng khi ông ta viết nguyên lý quán tính, nguyên lý 2 của cơ học liên hệ giữa lực và gia tốc, ... thì tôi tin rằng ông ta không dùng chúa để khẳng định tính đúng đắn của các nguyên lý của ông ta. Cũng như Einstein là người theo đjao thiên chúa, khi đề xuất các lý thuyết tương đối của mình, tôi cũng tin rằng ông ta không cho rằng sự tồn tại của chúa làm cho các nguyên lý của ông ta trở nên đúng đắn. Heidenberg cũng vậy, trong nội dung của nguyên lý bất định, chúng ta không thể thấy sự tồn tại của bất cứ một đáng tối cao nào !!! Anh đọc kỹ lại câu tôi nói với anh xem tôi nói có đúng với những thể hiện như thế không ?! Cho nên việc anh nói tôi nhận thức theo kiểu sổ toẹt là không đúng. Anh biết hai từ, sổ toẹt có nghĩa là thế nào không ? Là một hành động vô ý thức, hành động khinh thường với cái đối tượng mà mình vứt đi, một cái động tác vứt đi như vứt một cọng rác vậy !!!
Anh suy nghĩ cảm tính quá. Cần phải thấy rằng, trong mỗi con người, đều có Đạo ! Chỉ có điều, không phải ai cũng giống ai. Với cái Đạo mà người ta mang, đó chính là Đấng Tối Cao của người ta. Nếu mình biết trọng cái Đạo của người, ấy cũng là trọng cái Đạo của mình vậy. Cái Đạo của tôi là chính cái Thấy của tôi, tôi nhắc lại: Là điểm tựa của vũ trụ, là chỗ dựa của kiếp nhân sinh !!!
Thế thôi, nhưng tôi nghĩ, cũng là cả một trời triết lý rồi.
Thân ái.

Anh Vui Vui kính mến,

PV trân trọng anh Vui Vui viết "Cần phải thấy rằng, trong mỗi con người, đều có Đạo ! Chỉ có điều, không phải ai cũng giống ai. Với cái Đạo mà người ta mang, đó chính là Đấng Tối Cao của người ta. Nếu mình biết trọng cái Đạo của người, ấy cũng là trọng cái Đạo của mình vậy. Cái Đạo của tôi là chính cái Thấy của tôi, tôi nhắc lại: Là điểm tựa của vũ trụ, là chỗ dựa của kiếp nhân sinh !!!
Thế thôi, nhưng tôi nghĩ, cũng là cả một trời triết lý rồi."


Cảm ơn anh !

#55 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 04/10/2011 - 23:10

"VÔ CỰC NHI THÁI CỰC" là tôn chỉ cơ bản trong "Thái cực đồ thuyết của Chu Đôn Di. Theo sự giải thích của Chu Hy, thì câu này trình bày hai mặt của bản thể vũ trụ, từ mặt "vô hình" thì đó là "vô cực"; từ mặt hữu lý, thì đó là "Thái Cực". Cho nên nói "Vô cực nhi Thái cực" là hai mặt của bản thể vũ trụ, chứ không phải là bên ngoài Thái cực lại có Vô cực vậy. (Từ Điển Chu Dịch - Trương Thiện Văn; NXB Hà Nội)

Phải chăng Chu Đôn Di lập thuyết "Vô Cực Nhi Thái Cực" ảnh hưởng bởi Đại tượng truyện của quẻ Khuê trong Kinh Dịch: "Thượng hỏa hạ trạch, Khuê. Quân tử dĩ ĐỒNG NHI DỊ" ?

Vậy thì, quan điểm "Vô Cực là bên ngoài Thái Cực" đã có từ trước khi Chu Đôn Di lập thuyết "Vô Cực Nhi Thái Cực".

Theo Dịch thì : "NHẤT ÂM NHẤT DƯƠNG CHI VỊ ĐẠO".

Đạo là Thái Cực hay Vô Cực hay cả hai theo thuyết "Vô Cực Nhi Thái Cực" ?

Sửa bởi PhapVan: 04/10/2011 - 23:12


#56 HoaCai01

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1064 Bài viết:
  • 2985 thanks

Gửi vào 04/10/2011 - 23:21

Chữ nghĩa vốn dĩ trừu tượng đến phức tạp, nào phải công thức toán học.

Lực = năng lực là những gì cấu tạo vũ trụ mà con người là 1 thành phần trong đó.

Đạo cũng là sự tập thành của nhiều nguồn năng lực trong chúng ta. Như đã thấy, có nhiều ông đạo nhỏ từ tấm bé đã có những năng lực siêu nhiên nên họ là các sao sáng băng xẹt trên bầy trời đầy các sao lấp lánh chẳng có tên tuổi gì cả.

Nhưng coi chừng các vì sao cũng sáng lóe 1 chút, cứ tưởng là chân lý băng băng mà theo thì uổng công phí sức. Đâu khác gì Ông Đạo Nhỏ (bài viết trong D D Khoa Học Huyền Bí của tvls) cũng ung dung tự tại, cũng xuất thế hành đạo nhưng cũng chỉ là đám phù vân lướt qua rồi tan biến.

#57 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 05/10/2011 - 05:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 04/10/2011 - 23:10, said:

"VÔ CỰC NHI THÁI CỰC"

Hư từ 而 = nhi, có thể được hiểu là cái đang đến, hay bắt đầu với (sự thực tại hóa - nhi - phía trước / sự thực tại hóa - nhi - phía sau).

Hư từ này, nó biểu hiện không thay đổi trong hiện thực sự vận hành của nó, nó chứng minh kích thước của tương lai, nó cho ta chức năng phát triển của hiện thực.

Cái không cùng vốn đồng thời là giới hạn tột cùng (vô cực nhi thái cực). Chỉ vì Nó không có điểm tận cùng, nên Nó luôn có thể đi tới cùng!

Nó không đạt được cái gì cả, nếu Nó không đi tới cùng. Đồng thời, Nó không đạt được cái gì cả, nếu Nó có một điểm tận cùng!

Sửa bởi HaUyen: 05/10/2011 - 05:43


#58 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 05/10/2011 - 07:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 05/10/2011 - 05:26, said:


Hư từ 而 = nhi, có thể được hiểu là cái đang đến, hay bắt đầu với (sự thực tại hóa - nhi - phía trước / sự thực tại hóa - nhi - phía sau).

Hư từ này, nó biểu hiện không thay đổi trong hiện thực sự vận hành của nó, nó chứng minh kích thước của tương lai, nó cho ta chức năng phát triển của hiện thực.

Cái không cùng vốn đồng thời là giới hạn tột cùng (vô cực nhi thái cực). Chỉ vì Nó không có điểm tận cùng, nên Nó luôn có thể đi tới cùng!

Nó không đạt được cái gì cả, nếu Nó không đi tới cùng. Đồng thời, Nó không đạt được cái gì cả, nếu Nó có một điểm tận cùng!

Lại nói, từ sau đời nhà Hán có sự đối lập giữa huyền viễn (xa xôi u huyền) và tục vụ (công việc phàm tục), giữa xuất thếnhập thế, giữa độngtĩnh, giữa thểdụng, đó cũng là sự đối lập giữa trongngoài, giữa gốcngọn, giữa tinhthô. Chữ 而 = nhi, cũng biểu thị sự thống nhất giữa hai mặt đối lâp vậy!

#59 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 05/10/2011 - 08:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 04/10/2011 - 23:10, said:

Đạo là Thái Cực hay Vô Cực hay cả hai theo thuyết "Vô Cực Nhi Thái Cực" ?


Đạo chỉ là một khái niệm mang tính hình thức, nên nó càng không thể khiến người ta có được tri thức đối với thực tế. Đạo học là môn học, có thể giúp người ta đạt được cảnh giới tối cao, mà không thể giúp ích gì cho con người tăng thêm tri thức và tài năng đối với thực tế.

Cho nên Nhan Tập Trai (Tồn học biên) phê bình Đạo học rằng: "Đối với trên thì chẳng thấy có công phò nguy cứu nạn. Đối với dưới thì chẳng thấy có tài làm Quan làm Tướng. Đời lắm hiền nhiều thánh mà như thế sao !"

Nhưng, trước đó thì Lão Tử lại nhấn mạnh rằng: "Bậc học cao nghe Đạo, cố gắng mà theo. Bậc học bình thường nghe Đạo, như còn như mất. Bậc học thấp kém nghe Đạo, cả cười bỏ qua. Nếu không cười, không đủ gọi là Đạo".

Với lý luận Tất cả hay là không, thì tư duy đối lập ảnh hưởng đến tri giác và bản thân con người ! Tư duy đối lập, dẫn đến phạm trù đối lập nhau và loại trừ lẫn nhau. Năng biện danh tích lý, thì thường mất đi tình người. Âm và Dương ở đúng chỗ của mình, thì được gọi là âm dương đều làm trọn Đạo của mình (Âm dương các tận kỳ đạo). Âm và Dương không ở đúng chỗ của mình, thì không thể nương tựa được vào nhau. Cho nên nói mất đi tình và nghĩa !

Sửa bởi HaUyen: 05/10/2011 - 08:27


#60 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1928 thanks

Gửi vào 05/10/2011 - 08:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienPhucThienQuan, on 04/10/2011 - 23:21, said:

Nhưng coi chừng các vì sao cũng sáng lóe 1 chút, cứ tưởng là chân lý băng băng mà theo thì uổng công phí sức. Đâu khác gì Ông Đạo Nhỏ (bài viết trong D D Khoa Học Huyền Bí của tvls) cũng ung dung tự tại, cũng xuất thế hành đạo nhưng cũng chỉ là đám phù vân lướt qua rồi tan biến.
Trẻ nhỏ đầu óc chưa nhiễm tạp niệm, chưa bị áp lực cuộc sống, chưa bị cám dỗ của thất tình lục dục, chưa tạo nghiệp xấu, nếu có lòng chí thành chí tín với một tôn giáo, họ sẽ nhìn ra được những điều huyền diệu.
Cháu hồi nhỏ có một giai đoạn 3 năm, cũng cảm nhận được nhiều cái rất khó giải thích. Tiếc là sau một sai lầm, cháu đã không còn giác quan ấy nữa. Bây giờ nghĩ chuyện ngày xưa, cảm thấy rất hoang đường. Đến lúc có suy nghĩ rồi, lại sinh ra hồ nghi, không thể tu tập lại được.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |