Jump to content

Advertisements




"Đồng Nhi Dị" trong Tử Vi


72 replies to this topic

#61 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 05/10/2011 - 08:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 05/10/2011 - 08:26, said:

Đạo chỉ là một khái niệm mang tính hình thức, nên nó càng không thể khiến người ta có được tri thức đối với thực tế. Đạo học là môn học, có thể giúp người ta đạt được cảnh giới tối cao, mà không thể giúp ích gì cho con người tăng thêm tri thức và tài năng đối với thực tế.

Cho nên Nhan Tập Trai (Tồn học biên) phê bình Đạo học rằng: "Đối với trên thì chẳng thấy có công phò nguy cứu nạn. Đối với dưới thì chẳng thấy có tài làm Quan làm Tướng. Đời lắm hiền nhiều thánh mà như thế sao !"

Nhưng, trước đó thì Lão Tử lại nhấn mạnh rằng: "Bậc học cao nghe Đạo, cố gắng mà theo. Bậc học bình thường nghe Đạo, như còn như mất. Bậc học thấp kém nghe Đạo, cả cười bỏ qua. Nếu không cười, không đủ gọi là Đạo".

Với lý luận Tất cả hay là không, thì tư duy đối lập ảnh hưởng đến tri giác và bản thân con người ! Tư duy đối lập, dẫn đến phạm trù đối lập nhau và loại trừ lẫn nhau. Năng biện danh tích lý, thì thường mất đi tình người. Âm và Dương ở đúng chỗ của mình, thì được gọi là âm dương đều làm trọn Đạo của mình (Âm dương các tận kỳ đạo). Âm và Dương không ở đúng chỗ của mình, thì không thể nương tựa được vào nhau. Cho nên nói mất đi tình và nghĩa !


Sử Ký - Thái sử công tự tự - Tư Mã Đàm (mất khoảng 110 Tr.CN) có nói rằng: "Danh gia, chuyên vào Danh mà mất tình người (Danh gia, chuyên quyết ư danh, nhi thất nhân tình). Chữ chuyên ở đây như nói đánh mất tình người, bởi vì tri thức của con người còn bị giới hạn trong hình tượng, trong khi mục đích tối cao của Đạo, là muốn phát hiện cái vượt lên trên hình tượng. Nhiệm vụ của Đạo, chính là giảng giải cái vượt lên trên hình tượng, thì sau đó mới phù hợp với tiêu chuẩn huyền chi hựu huyền (Đã huyền rồi lại huyền)

Khi ta cho rằng, con người ta, phần nhiều là tưởng hơn là (tư tưởng trừu tượng thì gọi là , tư tưởng không có tính trừu tượng thì gọi là tưởng), thì khi dùng tư tưởng kiểu đồ họa (hình tượng), có thể nói là thứ "đánh mất tình người" !

Cho nên mới nói: Âm và Dương không ở đúng chỗ của mình, tình người sẽ bị tổn thương! Cũng như năng biện danh tích lý, thì thường mất đi tình người vậy!

Sửa bởi HaUyen: 05/10/2011 - 08:48


#62 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 05/10/2011 - 11:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienPhucThienQuan, on 04/10/2011 - 23:21, said:

Chữ nghĩa vốn dĩ trừu tượng đến phức tạp, nào phải công thức toán học.

Lực = năng lực là những gì cấu tạo vũ trụ mà con người là 1 thành phần trong đó.

Đạo cũng là sự tập thành của nhiều nguồn năng lực trong chúng ta. Như đã thấy, có nhiều ông đạo nhỏ từ tấm bé đã có những năng lực siêu nhiên nên họ là các sao sáng băng xẹt trên bầy trời đầy các sao lấp lánh chẳng có tên tuổi gì cả.

Nhưng coi chừng các vì sao cũng sáng lóe 1 chút, cứ tưởng là chân lý băng băng mà theo thì uổng công phí sức. Đâu khác gì Ông Đạo Nhỏ (bài viết trong D D Khoa Học Huyền Bí của tvls) cũng ung dung tự tại, cũng xuất thế hành đạo nhưng cũng chỉ là đám phù vân lướt qua rồi tan biến.


Theo Dịch : nghĩ rồi mới nói, nghị luận rồi mới hành động, vừa nghị vừa luận biết được sự biến hóa.

Anh yên tâm, cứ thăng hoa cùng lý tận tánh rồi trở về với thực tại.
Cảm ơn anh đã nhắc nhở cẩn thận trong nghiên cứu.

#63 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 05/10/2011 - 11:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 05/10/2011 - 05:26, said:

Hư từ 而 = nhi, có thể được hiểu là cái đang đến, hay bắt đầu với (sự thực tại hóa - nhi - phía trước / sự thực tại hóa - nhi - phía sau).

Hư từ này, nó biểu hiện không thay đổi trong hiện thực sự vận hành của nó, nó chứng minh kích thước của tương lai, nó cho ta chức năng phát triển của hiện thực.

Cái không cùng vốn đồng thời là giới hạn tột cùng (vô cực nhi thái cực). Chỉ vì Nó không có điểm tận cùng, nên Nó luôn có thể đi tới cùng!

Nó không đạt được cái gì cả, nếu Nó không đi tới cùng. Đồng thời, Nó không đạt được cái gì cả, nếu Nó có một điểm tận cùng!

Qua sự giải thích của Bác thì, PV hiểu về Lý như là trật tự của quy luật.

Sửa bởi PhapVan: 05/10/2011 - 11:57


#64 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 05/10/2011 - 12:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 05/10/2011 - 08:26, said:

Đạo chỉ là một khái niệm mang tính hình thức, nên nó càng không thể khiến người ta có được tri thức đối với thực tế. Đạo học là môn học, có thể giúp người ta đạt được cảnh giới tối cao, mà không thể giúp ích gì cho con người tăng thêm tri thức và tài năng đối với thực tế.

Cho nên Nhan Tập Trai (Tồn học biên) phê bình Đạo học rằng: "Đối với trên thì chẳng thấy có công phò nguy cứu nạn. Đối với dưới thì chẳng thấy có tài làm Quan làm Tướng. Đời lắm hiền nhiều thánh mà như thế sao !"

Nhưng, trước đó thì Lão Tử lại nhấn mạnh rằng: "Bậc học cao nghe Đạo, cố gắng mà theo. Bậc học bình thường nghe Đạo, như còn như mất. Bậc học thấp kém nghe Đạo, cả cười bỏ qua. Nếu không cười, không đủ gọi là Đạo".

Với lý luận Tất cả hay là không, thì tư duy đối lập ảnh hưởng đến tri giác và bản thân con người ! Tư duy đối lập, dẫn đến phạm trù đối lập nhau và loại trừ lẫn nhau. Năng biện danh tích lý, thì thường mất đi tình người. Âm và Dương ở đúng chỗ của mình, thì được gọi là âm dương đều làm trọn Đạo của mình (Âm dương các tận kỳ đạo). Âm và Dương không ở đúng chỗ của mình, thì không thể nương tựa được vào nhau. Cho nên nói mất đi tình và nghĩa !

Đạo là Tri Hành hợp Nhất.

Đạo là sự Thống nhất : giữa cái Biết và cái Hành; giữa cái Mâu thuẫn và cái Đồng nhất; giữa Âm và Dương.

Ngày xưa Khổng Minh còn ở Long Sơn chưa ra lều tranh đã Biết thiên hạ chia ba. Nhưng tiếc thay khi Khổng Minh ra phò Lưu Bị thì, giữa cái Biết và cái Hành không còn tương ứng, dẫn đến "Một tay mong chống trời cao nghìn trùng ! Ngờ đâu vận đã khôn gượng, Nửa đêm gò Ngũ Trượng Sao sa!"

Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm đã biết lui về ở ẩn, thấu suốt lẽ huyền vi của tạo hóa, để lại Sấm Trạng thế sự diễn Tuồng của tạo hóa đúng đến 500 năm.

Trương Lương phò vua Hán Cao Tổ thành công, là người biết Đạo nên "Đông Bắc táng bằng, an trinh, cát"(quẻ Khôn).

Sửa bởi PhapVan: 05/10/2011 - 12:26


#65 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 05/10/2011 - 12:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

100dong, on 05/10/2011 - 08:27, said:

Trẻ nhỏ đầu óc chưa nhiễm tạp niệm, chưa bị áp lực cuộc sống, chưa bị cám dỗ của thất tình lục dục, chưa tạo nghiệp xấu, nếu có lòng chí thành chí tín với một tôn giáo, họ sẽ nhìn ra được những điều huyền diệu.
Cháu hồi nhỏ có một giai đoạn 3 năm, cũng cảm nhận được nhiều cái rất khó giải thích. Tiếc là sau một sai lầm, cháu đã không còn giác quan ấy nữa. Bây giờ nghĩ chuyện ngày xưa, cảm thấy rất hoang đường. Đến lúc có suy nghĩ rồi, lại sinh ra hồ nghi, không thể tu tập lại được.

Thân tâm “Tịnh Minh” trong sáng sẽ “cảm nhận nhiểu cái rất khó giải thích” cũng giống được xem phim. Đến lúc biết suy nghĩ nhiều là phân biệt, đầy mâu thuẫn sinh ra hồ nghi - tạp niệm thì, cảnh giới được xem phim sẽ mất. Cứ nghi tiếp đi và nghi cho đến tận cùng thì, niềm tin sẽ trở lại, lúc ấy có thể không còn xem phim mà sống như thật trong ấy, giống như giấc mơ không nghĩ là đang mơ (nghĩ theo lý thì sẽ như vậy).

#66 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 05/10/2011 - 13:31

PhapVan said:

Ngày xưa Khổng Minh còn ở Long Sơn chưa ra lều tranh đã Biết thiên hạ chia ba. Nhưng tiếc thay khi Khổng Minh ra phò Lưu Bị thì, giữa cái Biết và cái Hành không còn tương ứng, dẫn đến "Một tay mong chống trời cao nghìn trùng ! Ngờ đâu vận đã khôn gượng, Nửa đêm gò Ngũ Trượng Sao sa!"

Nói chính xác, không phải là biết thiên hạ chia ba mà là "dự kiến" chia ba thiên hạ. Nói thiên hạ tam phân, Thục lấy nhân hòa nhưng nhân cũng chẳng hòa đâu. Kỳ án Gia Cát để Quan Công chiến tử Kinh Châu, thu đoạt binh quyền từ tay ba anh em Lưu Quan Trương vẫn là dư âm văng vẳng ngàn năm. Sau khi mất Kinh Châu, thiên hạ chính thức chia ba. Việt Nam mình lúc đó là minh chủ trời Nam địa vị tôn quý nên không tiện tham dự, tọa sơn quan hổ đấu xem ba nước đánh nhau, chuyện Trung Nguyên để Trung Nguyên giải quyết.

Bài thơ sau đây là một bài thơ buồn, buồn vì sao, buồn vì thiên vị Thục là dòng dõi chính tông của Hán Cao Tổ, chứ không chịu công nhận siêu cấp anh hùng của phe cách mạng như Tào Tháo. Lưu Bị trước khi lâm chung, buồn lắm nhưng không trao binh quyền cho Gia Cát cũng không được, nên đành gửi gắm con côi nói mấy câu nhân nghĩa. Gia Cát qua đời khi thiên hạ vẫn tam phân nên chưa biết ý đồ thực của ông ra sao: ông tranh hay không tranh, ông cũng quá rõ thời thế nên chấp nhận say ngủ như một trung thần.

Nước cờ ông hi sinh Vân Trường vẫn là một nước cờ khủng khiếp nhất trong lịch sử các ván cờ siêu cấp.

Gươm Cao Tổ Hàm Dương thuở nọ,
Vầng phù tang soi đỏ góc trời.
Chân nhân Bạch thủy nối ngôi.
Quạ vàng bay bổng tuyệt vời mây xanh.
Vận suy bĩ thương tình Hiến Đế,
Mảnh kim ô đã xế non đoài,
Tiếc thay Hà Tiến vô tài,
Gian thần Đổng Trác giữ ngôi triều đường,
Vương tư đồ mưu toan quật khởi,
Đảng Dĩ, Thôi lại nổi đùng đùng,
Bốn phương trộm giặc như ong,
Ầm ầm sáu cõi anh hùng kéo ra:
Chi Tôn Sách đánh qua Giang Tả,
Cánh họ Viên giữ ngả Hà Lương
Ba Tây có gã Lưu Chương;
Cảnh Thăng chiếm giữ Kinh Tương xưng hùng;
Yên với Lỗ đóng vùng Nam Trịnh,
Toại cùng Đăng giữ tỉnh Lương Châu;
Công Tôn Toản, Lã Ôn Hầu,
Nọ thành Trương Tú, kia lầu Khổng Dung!
Tào Tháo mới gian hùng quỷ quyệt,
Khéo dùng người, thu hết anh hào.
Đường đường trướng phủ ngôi cao,
Uy quyền hống hách ai nào dám đương?
Huyền Đức gặp Quan, Trương kết ngãi,
Thề cùng nhau đem lại sơn hà,
Chỉ thương bốn bể không nhà,
Nay đông, mai bắc, lân la cõi trần.
Cầu Gia Cát ân cần quyến cố,
Giãi tấm lòng gắn bó nhỏ to,
Rồng bay, hổ nhảy, tranh đua,
Tây Xuyên gây dựng cơ đồ một nơi.
Thành Bạch Đế mấy lời thấm thót,
Tình thác cô chua xót nhường bao!
Kỳ Sơn trỏ ngọn cờ đào,
Một tay mong chống trời cao nghìn trùng!
Ngờ đâu vận đã cùng khôn gượng,
Nửa đêm gò Ngũ Trượng sao sa!

Khương Duy cậy sức làm già,
Chín phen đánh Ngụy kể đà uổng công!
Đường vào Thục Đặng, Chung kéo đến,
Vận Viêm Lưu phút biến thành Tào!
Tào kia cũng chẳng được bao,
Lại đem thiên hạ mà trao tay người!
Đền Thụ Thiện ngất trời mây phủ,
Sông Tam Giang sóng gió êm dòng,
Hàng vương xiết nỗi thẹn thùng,
Công hầu may cũng thong dong trọn đời.
Ngẫm thế sự bời bời ngán nỗi,
Cuộc tang thương biến đổi khôn lường,
Tam phân một giấc mơ màng,
Viếng đời gọi có mấy hàng hôm nay...

#67 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 05/10/2011 - 19:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 05/10/2011 - 13:31, said:

Nói chính xác, không phải là biết thiên hạ chia ba mà là "dự kiến" chia ba thiên hạ. Nói thiên hạ tam phân, Thục lấy nhân hòa nhưng nhân cũng chẳng hòa đâu. Kỳ án Gia Cát để Quan Công chiến tử Kinh Châu, thu đoạt binh quyền từ tay ba anh em Lưu Quan Trương vẫn là dư âm văng vẳng ngàn năm. Sau khi mất Kinh Châu, thiên hạ chính thức chia ba. Việt Nam mình lúc đó là minh chủ trời Nam địa vị tôn quý nên không tiện tham dự, tọa sơn quan hổ đấu xem ba nước đánh nhau, chuyện Trung Nguyên để Trung Nguyên giải quyết.

Bài thơ sau đây là một bài thơ buồn, buồn vì sao, buồn vì thiên vị Thục là dòng dõi chính tông của Hán Cao Tổ, chứ không chịu công nhận siêu cấp anh hùng của phe cách mạng như Tào Tháo. Lưu Bị trước khi lâm chung, buồn lắm nhưng không trao binh quyền cho Gia Cát cũng không được, nên đành gửi gắm con côi nói mấy câu nhân nghĩa. Gia Cát qua đời khi thiên hạ vẫn tam phân nên chưa biết ý đồ thực của ông ra sao: ông tranh hay không tranh, ông cũng quá rõ thời thế nên chấp nhận say ngủ như một trung thần.

Nước cờ ông hi sinh Vân Trường vẫn là một nước cờ khủng khiếp nhất trong lịch sử các ván cờ siêu cấp.



Đúng rồi chính xác là "dự kiến" !

"Cuối Hán ai là giỏi ?
Vân Trường mấy kẻ tày!
Thần oai, võ đã mạnh,
Nho nhã, văn cũng hay,
lòng ngay tỏ như kính,
Khí nghĩa cao ngất mây.
Nghìn thu danh tiếng để
Không những nhất đời nay !"

#68 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 06/10/2011 - 06:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 22/09/2011 - 09:36, said:

Kính chào mọi người,

Tôi mượn phát biểu của anh VuiVui về "Đồng Nhi Dị" để cùng với mọi người nghiên cứu nguyên lý này trong Tử Vi. Nhân đây cũng dẫn lại Đại tượng truyện của quẻ Khuê trong Kinh Dịch: "Thượng hỏa hạ trạch, Khuê. Quân tử dĩ đồng nhi dị". Nghĩa là: Trên là Hỏa, dưới là trạch. Tính lửa bốc lên, tính đầm trầm xuống có tượng trái lìa nhau. Người thấy tượng đó phải biết đoàn kết (đồng) trong sự khác biệt (dị).



Anh PhapVan


Theo lời văn tại bài #1 này, có thể hiểu ý Anh muốn nói về mối quan hệ giữa hai bộ môn, đó là Tử vi và quẻ Dịch. Nếu hiểu ý như vậy, thì từ lá số chuyển đổi thành quẻ Dịch, không biết anh PhapVan có nghiên cứu về vấn đề này không?

Mong được nghe quan điểm của Anh về vấn đề này.

Xin cảm ơn

#69 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 06/10/2011 - 08:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 06/10/2011 - 06:34, said:


về mối quan hệ giữa hai bộ môn, đó là Tử vi và quẻ Dịch


Bác HaUyen kính mến,

Dạ, PV có nghiên cứu mối quan hệ đó Bác. Tuy hình thức Tử Vi độc lập với kinh Dịch nhưng lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với Dịch. Tổ sư Trần Hy Di là bậc Tiên gia thì, chắc chắn lấy Dịch làm nòng cốt.

Cảm ơn Bác !

#70 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 06/10/2011 - 10:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 06/10/2011 - 08:41, said:

Dạ, PV có nghiên cứu mối quan hệ đó Bác. Tuy hình thức Tử Vi độc lập với kinh Dịch nhưng lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với Dịch. Tổ sư Trần Hy Di là bậc Tiên gia thì, chắc chắn lấy Dịch làm nòng cốt.



Tôi có lời đề nghị, nếu Anh xét thấy không tiện nói thì cho qua !

Đất khuyết hãm Tây Nam. Khi Tử Tướng hội tại cung Thìn ứng cung Tốn, phải chờ thiên can Đinh Kỷ về tới cung Ngọ, để thuyết minh về Thiên hao Địa hao hình thành mối quan hệ với Tuần cư Mão và với Triệt cư Dậu.

Cách Cục này, cho ta biết ứng với quẻ Dịch nào đây?

Xin cảm ơn

Sửa bởi HaUyen: 06/10/2011 - 10:13


#71 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 06/10/2011 - 15:38

Dạ, PV được biết có hai quan điểm lấy quẻ Dịch – xin chia sẻ với Bác một quan điểm lấy quẻ Dịch, chỉ căn cứ vào Mệnh, Thân và Vận không căn cứ vào Tinh Đẩu. Mệnh là quẻ nội, còn lại là quẻ ngoại.
Quan điểm thứ hai có duyên thời điểm thích hợp PV sẽ chia sẻ với Bác.

Chúc Bác vui khỏe !

#72 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 06/10/2011 - 21:28

Thử nghĩ Theo quan điểm “V ô cực là bên ngoài Thái cực” - Ở đây đã phân biệt Hữu và Vô, Có và Không.

Hữu và Vô như là hai cái riêng. Để quán xét từng trường hợp, chúng ta giả định Vũ trụ chung được chứa hai thế giới : vô hình và hữu hình hay vô vi và hữu vi. Bản thể của thế giới vô hình là Vô cực - còn bản thể của thế giới hữu hình là Thái cực.

Trong thế giới hữu hình chúng ta sẽ có phương pháp hữu hình để nhận thức và hoạt động trong đó – trong thế giới vô vi sẽ có phương pháp vô vi.

Pháp vô vi là pháp vượt khỏi quy luật sinh--trụ-hoại-diệt, chuyển nghịch lại pháp hữu hình. Ví dụ theo Phật pháp, nền tảng căn bản của đạo Phật là Tứ diệu đế, Bát chánh chánh đạo là chân pháp diệt khổ.

Hệ thống lý luận và suy đoán hữu hình là pháp hữu hình. Pháp hữu hình tuân theo quy luật sinh-trụ-hoại-diệt. Cụ thể là định luật tuần hoàn, tụ tán, hợp tan.. Nó đối kháng với pháp vô vi.Ví dụ nguyên lý âm dương ngũ hành là nền tảng của Tứ thư ngũ kinh, làm lành lánh ác là con đường cầu phúc tránh họa.

Mỗi thế giới đều có pháp học và pháp hành, công pháp và mật pháp.

Vậy, có môn học nào vừa ứng dụng được hữu vi và vô vi ?

Sửa bởi PhapVan: 06/10/2011 - 21:43


#73 Atmao75

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 Bài viết:
  • 857 thanks

Gửi vào 07/10/2011 - 09:27

Vô hình và hữu hình thì cũng quy về âm dương cả thôi.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |