Jump to content

Advertisements




Dịch lý và Tính Mệnh


444 replies to this topic

#421 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 28/01/2015 - 23:21

LẠC THƯ

4 9 2

3 5 7

8 1 6

TẠM GỌI ẤN THƯ (BẢNG SỐ CẦU TÀI ẤN ĐỘ)

27 20 25

22 24 26

23 28 21


So sánh, tìm hiểu thấy khá thú vị !

Sửa bởi PhapVan: 28/01/2015 - 23:26


#422 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 29/01/2015 - 04:23

Mời các Quý hữu xem thêm cho vui:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Annhien:
Bác vovivo có thử liên hệ Hà Lạc Tiên Hậu với tự nhiên chưa, có nhiều điều thú vị, thánh nhân xưa có thể nhờ quan sát tự nhiên tìm thấy quy luật nên mã hóa lại thành Hà Đồ và Tiên Tiên, Tiên Thiên dùng vạch đứt vạch liền biểu thị âm dương, đây không phải ngẫu nhiên mà là gợi ý/ một lần nữa xác nhận quy luật. Trình tự có Hà Đồ + Tiên Thiên rồi tới Lạc Thư đến Hậu Thiên, đây là quá trình có tính kế thừa, từ Tiên qua Hậu có quy luật hẳn hoi, một cái chỉ sự sinh, một cái chỉ dụng đúng theo lý Hà Đồ, thấy được điều này sẽ thấy thánh nhân xưa không lập thuyết mà chỉ mã hóa lại quy luật tự nhiên (xin lỗi không dùng từ "thuyết" vì bản thân chữ "thuyết" không mang tính chân lý). Muốn truy về gốc, nếu dùng lý giải của phái này phái kia, người này người nọ, ... e rằng khó kiểm chứng, nên chăng quay về tự nhiên? (Điều này tiểu sinh phải cảm ơn Bác Khongtuong vì trước đây có gợi ý quan trọng "5- Nguyên lý của Tiên thiên là gì, xây dựng dựa vào đâu? 6- Nguyên lý của Hậu thiên là gì, xây dựng do đâu? 7- Bát quá dựa trên nguyên lý tự nhiên nào?")

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 28/01/2015 - 23:21, said:

LẠC THƯ

4 9 2

3 5 7

8 1 6

TẠM GỌI ẤN THƯ (BẢNG SỐ CẦU TÀI ẤN ĐỘ)

27 20 25

22 24 26

23 28 21


So sánh, tìm hiểu thấy khá thú vị !
Hà -Lạc là nguồn cảm hứng vô tận, xưa nay các sách bàn về Hà -Lạc đã nhiều.
Biến 1: Hà đồ>Lạc Thư
Biến 2: Hà -Lạc >Tiên-Hậu thiên bát quái.

Biến 1 phần đa chỉ dừng lại ở lý thuyết
Biến 2 thì áp dụng vô thực tế
Vì Hà -Lạc vô cùng ảo diệu, nói về Hà Lạc gần như là nói về Đạo nên hầu như khó có thể Tận bàn. Có lẽ vậy nên anh PhapVan thường viết theo hình thức gợi ý chăng?

P/s: Xin hỏi lại Annhien đây là cái gì?
"Không còn Bát quái Tiên Hậu thiên, không còn phương vị Âm Dương 24 sơn để định thuận nghịch. Chỉ còn Hà-Lạc số và phép biến của âm dương"

Sửa bởi vovivo: 29/01/2015 - 04:26


Thanked by 2 Members:

#423 annhien6183

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 60 Bài viết:
  • 75 thanks

Gửi vào 29/01/2015 - 13:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 29/01/2015 - 04:23, said:

......

Hà -Lạc là nguồn cảm hứng vô tận, xưa nay các sách bàn về Hà -Lạc đã nhiều.
Biến 1: Hà đồ>Lạc Thư
Biến 2: Hà -Lạc >Tiên-Hậu thiên bát quái.

Biến 1 phần đa chỉ dừng lại ở lý thuyết
Biến 2 thì áp dụng vô thực tế
Vì Hà -Lạc vô cùng ảo diệu, nói về Hà Lạc gần như là nói về Đạo nên hầu như khó có thể Tận bàn. Có lẽ vậy nên anh PhapVan thường viết theo hình thức gợi ý chăng?

P/s: Xin hỏi lại Annhien đây là cái gì?
"Không còn Bát quái Tiên Hậu thiên, không còn phương vị Âm Dương 24 sơn để định thuận nghịch. Chỉ còn Hà-Lạc số và phép biến của âm dương"


Người viết lên câu trên có lẽ đã thấu lý Hà Lạc, theo thiển ý tiểu sinh thì Tiên Hậu chỉ diễn lại ý Hà Lạc cho rỏ hơn, mà Hà Lạc là quy luật của âm dương "lưỡng" khí. Hiện tại tiểu sinh chỉ may mắn biết chút chút quy luật về tượng, số, phần còn lại bao la quá, để trả lời nó là gì?, vì sao mà biến? ... thật sự không dể

Tặng Bác vovivo bài thơ con cóc (ngẫu hứng sáng tác trong lúc trả lời, hihi)

"Ngày đến,
Mặt trời lên,
Cho nắng ấm!
Đêm về,
Có ánh trăng vàng,
Ta thỏa sức ngân nga!"

Không biết câu hỏi trên Bác định nói đến ai tinh? Nếu đúng vậy tiểu sinh đành chịu vì cảm thấy mình chưa đủ sức.

Sửa bởi annhien6183: 29/01/2015 - 13:06


Thanked by 2 Members:

#424 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 29/01/2015 - 13:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

annhien6183, on 29/01/2015 - 13:02, said:

[/color]

Người viết lên câu trên có lẽ đã thấu lý Hà Lạc, theo thiển ý tiểu sinh thì Tiên Hậu chỉ diễn lại ý Hà Lạc cho rỏ hơn, mà Hà Lạc là quy luật của âm dương "lưỡng" khí. Hiện tại tiểu sinh chỉ may mắn biết chút chút quy luật về tượng, số, phần còn lại bao la quá, để trả lời nó là gì?, vì sao mà biến? ... thật sự không dể

Tặng Bác vovivo bài thơ con cóc (ngẫu hứng sáng tác trong lúc trả lời, hihi)

"Ngày đến,
Mặt trời lên,
Cho nắng ấm!
Đêm về,
Có ánh trăng vàng,
Ta thỏa sức ngân nga!"

Không biết câu hỏi trên Bác định nói đến ai tinh? Nếu đúng vậy tiểu sinh đành chịu vì cảm thấy mình chưa đủ sức.

Cháu thấy có bác thèm ai tinh đến độ mê mờ kìa. Bác Annhien có nghe nhạc trịnh chưa vậy ta:

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
...

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tả dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe.

Thanked by 1 Member:

#425 annhien6183

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 60 Bài viết:
  • 75 thanks

Gửi vào 29/01/2015 - 15:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhoti, on 29/01/2015 - 13:59, said:

Cháu thấy có bác thèm ai tinh đến độ mê mờ kìa. Bác Annhien có nghe nhạc trịnh chưa vậy ta:

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
...

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tả dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe.

Cảm ơn Bạn, bài hát rất quen thuộc!

Mời các Bác dành chút thời gian đọc qua "66 câu Thiền Ngữ" chắc cũng không hại gì:

Trích dẫn

Chi chú: Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinh điển thiền ngữ” (六十六條經典禪語), có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinh điển [Phật giáo]”, được phổ biến trên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010, có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật học làm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đã thêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.

Không rõ người biên tập bản Hoa ngữ là ai. Cũng không rõ ai là dịch giả bản tiếng Việt. Sau khi đối chiếu bản Hoa ngữ, tôi đã hiệu đính một vài từ cho chuẩn xác và trau chuốt lời văn cho thuần Việt hơn. Phần hiệu đính và biên tập được tô màu xanh dương đậm để nhận dạng. Các đại từ nhân xưng “anh” trong bản dịch, tôi đều đổi thành “bạn” cho gần gũi với người đọc.

Từ “Kinh điển thiền ngữ” ở đây nên hiểu là “lời minh triết trong Kinh Phật”. Khó tìm được xuất xứ của 66 thiền ngữ này trong Kinh Phật, mặc dù về mặt tư tưởng, chúng diễn ta triết lý Phật giáo ứng dụng, dưới hình thức danh ngôn. Câu 43 diễn đạt sai tư tưởng Phật học, vì Phật giáo không chấp nhận “ngẫu nhiên”, trong khi câu 50 được người biên tập Hoa ngữ đánh tráo tư tưởng Nhất thần giáo vào thiền ngữ Phật giáo, với mục đích lạc dẫn người đọc tin vào quyền uy toàn năng của Thượng đế, vốn không có thật và không được đạo Phật chấp nhận. Không phải tất cả 66 câu “thiền ngữ” này đều mô tả sâu sắc tư tưởng Phật giáo. Đây là điều các Phật tử cần lưu tâm, khi sử dụng tài liệu trên internet vốn khó kiểm chứng tính nguyên thủy về văn bản học Phật giáo, để khỏi hiểu sai tư tưởng Phật giáo nguyên chất.

Để minh họa cho các bài giảng, tôi tạm phân 66 câu thiền ngữ thành 6 phần, mỗi phần 11 câu và đặt tựa đề cho từng phần, nhằm giúp người đọc dễ nhớ các ý tưởng chính trong từng phần. Sau đây là bản dịch Việt có hiệu đính và nguyên tác Hoa ngữ để đối chiếu.

I. CHẤP DÍNH LÀ GỐC KHỔ ĐAU
1. Sở dĩ người ta đau khổ là do đeo đuổi những thứ sai lầm.
2. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Tất cả do nội tâm bạn. Chỉ do bạn không chịu buông xuống.
3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai tạo ra nghịch cảnh cho bạn.
4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung, lượng thứ cho người khác, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn. Bạn phải buông bỏ để có được niềm vui đích thực.
5. Khi đang vui, bạn nên nghĩ rằng niềm vui này không vĩnh hằng. Khi đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
8. Đừng lãng phí mạng sống mình tại những nơi mà nhất định bạn sẽ ân hận.
9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.
10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
11.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương. Chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, bạn mới có thể thay đổi người khác.
II. THAY VÌ HẬN NGƯỜI, HÃY TỰ CỨU MÌNH
12. Đừng nên có thái độ bất mãn người khác hoài. Bạn hãy quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính mình.
13. Người nào nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì tâm người đó sẽ không thể được thanh thản.
14. Người nào trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn "đa khẩu hạ lưu tình".
16. Thật sự không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Chẳng lẽ khi bị chó điên cắn một phát, bạn phải chạy đến cắn con chó đó một phát?
17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.
18. Khi bạn biết đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, người khác sẽ dễ hiểu ra vấn đề.
19. Cùng là một chiếc bình giống nhau, sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm, sao bạn phải chứa đầy những não phiền làm chi?
20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong trí tưởng tượng của mình.
21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc vì không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân!
22. Hao tổn tâm lực để chú ý người khác sao bằng dành chút tâm lực phản tỉnh bản thân?
III. BUÔNG CHẤP NGÃ LÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC
23. Hận thù người khác là mất mát lớn nhất đối với bản thân.
24. Dù ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được và biết trân quý mạng sống của mình. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với y chỉ là sự trừng phạt.
25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ đau. Buông bỏ tình chấp, bạn mới được tự tại.
26. Muốn không hối hận về sau thì đừng khư khư về cách nghĩ của mình.
27. Khi sống thành thật với chính mình, không ai trên đời sẽ lừa dối bạn được.
28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.
29. Người âm thầm quan tâm, chúc phúc người khác là đang trao tặng vô hình.
30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì bạn sẽ mắc phải nhầm lẫn như sự đương nhiên.
31. Muốn hiểu một người có thật lòng không, chỉ cần xem điểm xuất phát và mục đích của họ có giống nhau không.
32. Chân lý của nhân sinh được giấu trong cái bình thường.
33. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và sự tôn quý đến từ chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

IV. HÃY ĐỂ THỜI GIAN CUỐN TRÔI KHỔ ĐAU ĐI
34. Thời gian sẽ trôi qua. Hãy để dòng thời gian cuốn trôi phiền não của bạn đi.
35. Ai nghiêm trọng hóa những chuyện đơn thuần sẽ sống trong đau khổ.
36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.
37. Buông một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu hư vọng nữa để biện hộ. Cần gì khổ như vậy?
38. Ai sống một ngày vô tích sự thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

39. Người gieo duyên rộng mở sẽ không làm tổn thương người khác.
40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.
41. Kính trọng người khác là tự trang nghiêm.
42. Ai có tình thương vô tư thì sẽ có tất cả.
43. Đến là ngẫu nhiên [nhân duyên], đi là tất nhiên [nhân duyên]. Do vậy, bạn cần phải "tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên".
44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của mỗi người.
V. BIẾT THƯƠNG CHÍNH MÌNH
45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.
46. Lương tâm là thẩm phán công bằng nhất của mỗi người. Bạn lừa dối người khác được nhưng không thể qua mặt lương tâm mình.
47. Người không biết thương bản thân thì không thể thương người khác.
48. Thi thoảng, ta nên tự thầm hỏi: “Ta đang đeo đuổi cái gì? Ta sống vì cái gì?”
49. Đừng vì một chút tranh chấp mà đánh mất tình bạn chí thân. Đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.
50. Cảm ơn đời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

về những gì tôi đã có. Cảm ơn đời vì những gì tôi không có.

51. Biết đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó là từ bi.
52. Nói năng nên tránh tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán, đừng vạch lỗi người, nhờ đó, biến thù thành bạn.
53. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm, đừng lừa dối chính mình.
54. Nhân quả chưa từng nợ chúng ta thứ gì, nên xin đừng oán trách nhân quả.
55. Đa số người đời làm được ba việc: Dối mình, dối người và bị người dối.
VI. LÀM CHỦ TÂM, LÀM CHỦ HẠNH PHÚC
56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất. Người khác có thể dối bạn nhất thời, tâm dối gạt bạn suốt đời.
57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

58. Khi tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này. Nếu chịu buông xuống, bạn có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Người chấp khư khư quan niệm của mình, không chịu buông thì trí huệ chỉ đạt được ở một mức độ nhất định.
59. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là phúc đức của bạn. Hôm nay, biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương ngày mai; biết bao nhiêu người đã trở thành phế nhân, biết bao người đã đánh mất tự do, và biết bao nhiêu người phải nước mất nhà tan.
60. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi. Tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

61. Nếu muốn nắm được tương lai thì bạn phải làm chủ hiện tại.
62. Đừng thốt ra từ miệng những lời ác độc, cho dù người ta có xấu ác với mình bao nhiêu. Càng nguyền rủa người khác, tâm bạn càng bị nhiễm ô. Hãy nghĩ mọi người là thiện tri thức của mình.
63. Người khác có thể làm trái nhân quả, tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ. Vì chúng ta cần giữ tâm thanh tịnh và bản tánh hoàn chỉnh.
64. Người chưa từng cảm nhận sự đau khổ hoặc khó khăn thì khó cảm thông người khác. Muốn học tinh thần cứu khổ, cứu nạn thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
65. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ. Cái cần vứt bỏ chính là tánh cố chấp. Vạn vật đều hữu dụng, nhưng không thuộc về ta.
66. Khi không thể thay đổi được thế giới xung quanh, ta nên sửa đổi chính mình. Giáp mặt tất cả bằng tâm từ bi và trí huệ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi annhien6183: 29/01/2015 - 15:13


Thanked by 3 Members:

#426 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 29/01/2015 - 21:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 29/01/2015 - 04:23, said:


Hà -Lạc là nguồn cảm hứng vô tận, xưa nay các sách bàn về Hà -Lạc đã nhiều.
Biến 1: Hà đồ>Lạc Thư
Biến 2: Hà -Lạc >Tiên-Hậu thiên bát quái.

Biến 1 phần đa chỉ dừng lại ở lý thuyết
Biến 2 thì áp dụng vô thực tế
Vì Hà -Lạc vô cùng ảo diệu, nói về Hà Lạc gần như là nói về Đạo nên hầu như khó có thể Tận bàn. Có lẽ vậy nên anh PhapVan thường viết theo hình thức gợi ý chăng?


Đúng vậy anh vovivo, vì trên nền chung mỗi người tự có hướng đi tương ứng và tìm thấy cái của chính mình.
Tôi cũng vậy biết tới đâu chia sẻ tới đấy thôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 28/01/2015 - 23:21, said:

LẠC THƯ

4 9 2

3 5 7

8 1 6

TẠM GỌI ẤN THƯ (BẢNG SỐ CẦU TÀI ẤN ĐỘ)

27 20 25

22 24 26

23 28 21


So sánh, tìm hiểu thấy khá thú vị !


2+7 2+0 2+5

2+2 2+4 2+6

2+3 2+8 2+1



9 2 7

4 6 8

5 1 3

Thanked by 2 Members:

#427 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 31/01/2015 - 09:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

annhien6183, on 29/01/2015 - 13:02, said:

[/color]

Người viết lên câu trên có lẽ đã thấu lý Hà Lạc/
Không biết câu hỏi trên Bác định nói đến ai tinh? Nếu đúng vậy tiểu sinh đành chịu vì cảm thấy mình chưa đủ sức.

@Annhien, phong thủy và Tính mệnh luôn song hành cùngnhau/
Hà - Lạc chính là cối xay đạo trời đất nhiệm màu, nên khó ai thấu hết được lý hà lạc.
Khôn Nhâm Ất, Cự Môn tòng đầu xuất (1)
Cấn Bính Tân, vị vị thị Phá Quân (2).
Tốn Thìn Hợi, tận thị Vũ Khúc vị (3).
Giáp Quý Thân, Tham Lang nhất lộ hành (4).

Bốn câu thơ đầu của Thanh Nang Tự chính là 4 đồ hình, 4 đồ hình này theo 1 phép biến âm dương với không gian và thời gian sẽ hợp nhất trong 1 đồ hình, đồ hình hợp nhất này không thấy nói(chắc Annhien đang kẹt chỗ này). Phép biến này cụ thể như nào? khớp nối giáp vòng nằm ở đâu? âm dương biến thì tam tài, cửu tinh, long thủy nhập Đồ ra sao? ...có lẽ phải lên núi tìm cụ Khongtuong để hỏi may ra.../

Thanked by 2 Members:

#428 Songque

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 93 Bài viết:
  • 45 thanks

Gửi vào 31/01/2015 - 09:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhoti, on 29/01/2015 - 13:59, said:

Cháu thấy có bác thèm ai tinh đến độ mê mờ kìa. Bác Annhien có nghe nhạc trịnh chưa vậy ta:

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
...

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tả dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe.

Mời bác thưởng thức bài này :http://mp3.zing.vn/bai-hat/Mot-Coi-Di-Ve-Trinh-Cong-Son/ZWZCCUC8.html

Sửa bởi Songque: 31/01/2015 - 10:04


Thanked by 2 Members:

#429 annhien6183

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 60 Bài viết:
  • 75 thanks

Gửi vào 31/01/2015 - 10:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 31/01/2015 - 09:11, said:

@Annhien, phong thủy và Tính mệnh luôn song hành cùngnhau/
Hà - Lạc chính là cối xay đạo trời đất nhiệm màu, nên khó ai thấu hết được lý hà lạc.
Khôn Nhâm Ất, Cự Môn tòng đầu xuất (1)
Cấn Bính Tân, vị vị thị Phá Quân (2).
Tốn Thìn Hợi, tận thị Vũ Khúc vị (3).
Giáp Quý Thân, Tham Lang nhất lộ hành (4).

Bốn câu thơ đầu của Thanh Nang Tự chính là 4 đồ hình, 4 đồ hình này theo 1 phép biến âm dương với không gian và thời gian sẽ hợp nhất trong 1 đồ hình, đồ hình hợp nhất này không thấy nói(chắc Annhien đang kẹt chỗ này). Phép biến này cụ thể như nào? khớp nối giáp vòng nằm ở đâu? âm dương biến thì tam tài, cửu tinh, long thủy nhập Đồ ra sao? ...có lẽ phải lên núi tìm cụ Khongtuong để hỏi may ra.../

Về Ngũ Kinh trong phong thủy, tiểu sinh không được phép cũng như không dám nói, xin Bác thông cảm! Bác Khongtuong có nhiều cái hay lắm cũng rất đáng học hỏi, hy vọng Bác lên núi tìm được Bác ấy.

"Phong thủy và tính mệnh luôn song hành cùng nhau", câu này theo trải nghiệm ít ỏi của tiểu sinh nó rất đúng, thay gì tìm cách mưu cầu phong thủy thì nên tu tập tâm cho thanh, tịnh, từ,... khi tâm thay đổi tự động bên ngoài có chuyển biến (điều này chỉ là trải nghiệm cá nhân). Giàu nghèo sang hèn đều do nhân quả nên chăng muốn quả ngọt cần bồi nhân?

"Hà - Lạc chính là cối xay đạo trời đất nhiệm màu, nên khó ai thấu hết được lý hà lạc." Ở Hà Đồ đen nhiều hơn trắng, âm nhiều hơn dương. Vũ Trụ tối nhiều hơn sáng thì ở Con Người sai nhiều hơn đúng, xấu nhiều hơn tốt, ngụy nhiều hơn chân, ... là điều thường tình nên dù không hiểu hay hiểu sai về Hà Lạc cũng là điều bình thường, dấn thân vào mấy môn này là phải chấp nhận. Đúng là mấy ai thấu lý Hà Lạc.

Tiểu sinh không bàn về PT nữa, trả sân về cho chủ đề "Dịch Lý và Tính Mệnh" của Bác Phap Van.

Chúc các Bác an vui!

Sửa bởi annhien6183: 31/01/2015 - 10:48


Thanked by 2 Members:

#430 Vongkiep

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 Bài viết:
  • 738 thanks

Gửi vào 31/01/2015 - 10:38

Tiên sinh vovivo có ý kiến gì về nhận định của Âu Dương Tu:"Hà đồ -Lạc thư là thứ yêu ma xằng bậy nhất...Hoàng hà cơ bản không có Hà đồ,Lạc hà không có Lạc thư"?

Thanked by 1 Member:

#431 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 01/02/2015 - 12:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vongkiep, on 31/01/2015 - 10:38, said:

Tiên sinh vovivo có ý kiến gì về nhận định của Âu Dương Tu:"Hà đồ -Lạc thư là thứ yêu ma xằng bậy nhất...Hoàng hà cơ bản không có Hà đồ,Lạc hà không có Lạc thư"?

Câu nói của Lục nhất cư sỹ họ Âu (Nếu đúng nguyên văn như trên) vừa phủ nhận sự tồn tại của Hà Lạc, vừa phủ nhận thuyết Hà Lạc có nguồn gốc từ sông Hoàng và sông Lạc.

Xin trả lời câu hỏi của tiên sinh:
- Thuyết Hà Lạc có nguồn gốc từ sông Hoàng và sông Lạc có thể chỉ là truyền thuyết do người xưa vẽ nên, chưa chắc đúng.
- Hà đồ và Lạc thư là có thật, đồ hình biểu trưng của đồ thư tồn tại được đến ngày nay không phải chuyện ngẫu nhiên.

Thanked by 1 Member:

#432 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 01/02/2015 - 12:15

Đừng cố gắng truy tận cùng cái gì là Thật, cái gì là Giả. Vì nếu cố gắng, sẽ thấy "Mọi thứ là Giả hết", ngay cả, sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, xét một cách tương đối, chúng ta vẫn đang tồn tại, đang nói chuyện, và đang học về một thứ phát triển hàng nghìn năm. Vậy, cái gì đến với ta là tương ứng với ta, để cho chúng ta học, cho nên là Giả, mà thực ra lại là Thật.

Thanked by 3 Members:

#433 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 01/02/2015 - 12:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

annhien6183, on 31/01/2015 - 10:29, said:

Về Ngũ Kinh trong phong thủy, tiểu sinh không được phép cũng như không dám nói, xin Bác thông cảm! Bác Khongtuong có nhiều cái hay lắm cũng rất đáng học hỏi, hy vọng Bác lên núi tìm được Bác ấy.

"Phong thủy và tính mệnh luôn song hành cùng nhau", câu này theo trải nghiệm ít ỏi của tiểu sinh nó rất đúng, thay gì tìm cách mưu cầu phong thủy thì nên tu tập tâm cho thanh, tịnh, từ,... khi tâm thay đổi tự động bên ngoài có chuyển biến (điều này chỉ là trải nghiệm cá nhân). Giàu nghèo sang hèn đều do nhân quả nên chăng muốn quả ngọt cần bồi nhân?

"Hà - Lạc chính là cối xay đạo trời đất nhiệm màu, nên khó ai thấu hết được lý hà lạc." Ở Hà Đồ đen nhiều hơn trắng, âm nhiều hơn dương. Vũ Trụ tối nhiều hơn sáng thì ở Con Người sai nhiều hơn đúng, xấu nhiều hơn tốt, ngụy nhiều hơn chân, ... là điều thường tình nên dù không hiểu hay hiểu sai về Hà Lạc cũng là điều bình thường, dấn thân vào mấy môn này là phải chấp nhận. Đúng là mấy ai thấu lý Hà Lạc.

Tiểu sinh không bàn về PT nữa, trả sân về cho chủ đề "Dịch Lý và Tính Mệnh" của Bác Phap Van.

Chúc các Bác an vui!
Vâng, cảm ơn cụ, cụ đi thong thả !
Cụ Nguyễn Du với nỗi niềm đau đáu mà viết lên truyện Kiều, viết nhưng biết chẳng thay đổi được gì trong cái xã hội thối nát, xã hội mà ở đâu cũng nhan nhản bọn yêu ma quỷ quái luôn ẩn náu, luôn rình rập trong bóng tối, thi thoảng lại thò ra hại người ấy, vì vậy cuối cùng cụ Nguyễn Du đành thốt lên câu:
"Lời quê góp nhặt rông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh"


Vovivo cũng chúc cụ an nhiên tự tại !

Thanked by 1 Member:

#434 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 01/02/2015 - 17:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 01/02/2015 - 12:15, said:

Đừng cố gắng truy tận cùng cái gì là Thật, cái gì là Giả. Vì nếu cố gắng, sẽ thấy "Mọi thứ là Giả hết", ngay cả, sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, xét một cách tương đối, chúng ta vẫn đang tồn tại, đang nói chuyện, và đang học về một thứ phát triển hàng nghìn năm. Vậy, cái gì đến với ta là tương ứng với ta, để cho chúng ta học, cho nên là Giả, mà thực ra lại là Thật.

Rất tán đồng với ý kiến của tiên sinh Ankhoa.

Thanked by 1 Member:

#435 Vongkiep

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 Bài viết:
  • 738 thanks

Gửi vào 01/02/2015 - 18:24

Tiên sinh VOVIVO,việc trích ra câu nghi vấn của Âu Dương Tu(sách dịch học toàn tập-Chu Bá Côn chủ biên)không có ý gì khác,ngoài cái ý của vongkiep tôi rằng:Chúng ta phải phá chấp triệt để khi tìm hiểu về huyền học trong khi nguồn tư liệu quá thiếu thốn,rất mệt trí!
Cám ơn Tiên sinh đã có lời hồi đáp!Chúc tiên sinh thân tâm an lạc!

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |