Jump to content

Advertisements




Tử vi là một môn khoa học nghệ thuật


135 replies to this topic

#1 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 19/01/2012 - 08:11

Tử vi là một môn khoa học nghệ thuật.
Khoa Tử vi được xây dựng từ 6 môn :

1/ Thiên văn
2/ Lịch pháp
3/ Ngũ hành
4/ Ngũ sự
5/ Tạp chiêm
6/ Biểu tượng

Sau đây tôi sẽ chứng minh từng điểm một.

- VÒNG TỬ VI gồm 6 sao : Tử vi - Thiên Cơ - Thái dương - Vũ khúc - Thiên đồng - Liêm trinh. 6 sao này bắt đầu bằng Tử vi(Dương đẩu) và kết thúc là Liêm trinh(Âm đẩu). Vòng Tử vi an ngược chiều kim đồng hồ.
Như vậy VÒNG TỬ VI là hoàn chỉnh, có điểm khởi đầu và điểm kết thúc.

- VÒNG THIÊN PHỦ gồm 8 sao : Thiên phủ - Thái âm - Tham lang - Cự môn - Thiên tướng - Thiên lương - Thất sát - Phá quân. 8 sao này ta tạm gọi là bắt đầu là sao Thiên Phủ(Âm đẩu) và kết thúc là sao Phá quân(Âm đẩu). Vòng Thiên Phủ an thuận chiều kim đồng hồ.
Tại sao là tạm gọi là bắt đầu là sao Thiên Phủ(Âm đẩu) và kết thúc là sao Phá quân(Âm đẩu) là vì :
DƯƠNG CÓ ĐẦU MÀ KHÔNG ĐUÔI - ÂM CÓ ĐUÔI MÀ KHÔNG ĐẦU. Do vậy suy ra VÒNG THIÊN PHỦ là một vòng tròn, vì mọi điểm trên vòng tròn là bình đẳng như nhau, trên vòng tròn không có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, ta đều có thể chọn bất kỳ một điểm nào trên vòng tròn làm điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc.

Trước khi đọc tiếp, tôi muốn nói lại điểm này cho rõ ràng không bị lầm. Trần đoàn và những người trước ông ta (các quan làm lịch trong triều đình) đều quan sát thiên tượng, sự mọc và lặn, thời điểm và phương vị xuất hiện của các tinh đẩu trên tinh cầu để lập ra quy tắc an sao chứ không phải VÔ CỚ HỌ TỰ ẤN ĐỊNH, ÁP ĐẶT QUY TẮC AN SAO. Do vậy các quy tắc an một số sao trên lá số tử vi là MÔ PHỎNG lại các thiên tượng, sự mọc và lặn, thời điểm và phương vị xuất hiện của các tinh đẩu trên tinh cầu. Và một số "sao" còn lại được an theo quy luật NGŨ HÀNH dựa trên 4 mùa vận hành trong một năm mà lập thành. Điển hình là VÒNG LỘC TỒN và VÒNG TRƯỜNG SINH.

Trở lại VÒNG TỬ VI và VÒNG THIÊN PHỦ, ta thấy VÒNG TỬ VI là chòm sao hoàn chỉnh và KHÔNG PHẢI LÀ MỘT VÒNG TRÒN, muốn quan sát nó thì phải quay mặt nhìn về phương bắc gọi là DIỆN BẮC, khi đó chiều quay là ngược chiều kim đồng hồ.
VÒNG THIÊN PHỦ là MỘT VÒNG TRÒN, muốn quan sát nó thì phải quay mặt nhìn về phương nam gọi là DIỆN NAM.
Cách an 14 chính tinh thuộc 2 vòng TỬ VI và THIÊN PHỦ là sự kết hợp cả DIỆN BẮC - ngược chiều kim đồng hồ và DIỆN NAM - thuận chiều kim đồng hồ.
Cả hai chiều chuyển động XẨY RA ĐỒNG THỜI, do vậy không thể căn cứ vào 1 chiều chuyển động bảo là thuận lý còn chiều kia là nghịch lý. Như vậy là thiếu sót.
Vì cả hai chiều chuyển động đều là chiều tiến tới của thời gian : HIỆN TẠI --> TƯƠNG LAI. Nếu chỉ căn cứ vào 1 chiều chuyển động bảo là thuận lý còn chiều kia là nghịch lý vậy chiều nghịch lý là chiều lui về của thời gian : HIỆN TẠI --> QUÁ KHỨ hay sao ???
( Cần phải hiểu rõ ràng điểm này để hiểu ý nghĩa cung an MỆNH, tính tiểu hạn, tính nguyệt hạn thông qua sao ĐẨU QUÂN, nếu còn thời gian tôi sẽ trình bầy rõ thêm về điểm này)

(còn tiếp)

#2 DIMATTEO

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 276 thanks

Gửi vào 19/01/2012 - 08:22

Minh mỗ cũng thầm nghĩ Tử Vi xuất phát điểm đầu tiên chắc chắn từ Thiên Văn chứ ko phải duy từ Kinh Dịch mà suy ra.

Kinh Dịch liên quan đến lý thuyết Tử Vi vốn chỉ phản ánh Cung số, phương vị kết hợp với ngũ hành mà định ra.

Phải chăng Tử Vi chính là một Tiểu Thái Ất thu nhỏ !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#3 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 19/01/2012 - 19:53

Việc tìm ra các sao thuộc 2 VÒNG TỬ VI và VÒNG THIÊN PHỦ tương ứng với những tinh đẩu nào thực có trên tinh cầu giờ đây không còn là điều khó khăn nữa nhưng việc đó chỉ đơn thuần mang tính lý thuyết dành cho ai thích nghiên cứu, không hấp dẫn trong lĩnh vực áp dụng vào giải đoán lá số Tử vi, nên tôi bỏ qua không bàn đến.

Bây giờ kết hợp 2 VÒNG TỬ VI và VÒNG THIÊN PHỦ lại với nhau, bố cục thứ nhất của Tử Vi là Tử vi đồng cung Thiên phủ tại Dần,
và gắn thêm vào trục THỜI GIAN (yếu tố Lịch pháp) thì : Nếu tuần trăng có chứa TIẾT LẬP XUÂN gọi là tháng Dần thì lui về 2 tuần trăng trước sẽ là tuần trăng có chứa TRUNG KHÍ ĐÔNG CHÍ, tuần trăng đó gọi là tháng Tý, tương ứng khi đó vị trí Phá quân đóng tại cung Tý.
Vị trí của sao Phá quân trên tinh cầu khi đó là cao nhất so với đường chân trời (yếu tố Tạp chiêm/quan sát hiện tượng).
Do vậy đặt hành (yếu tố Ngũ hành) cho Phá quân là Âm Thủy, hẳn không phải vô duyên cớ.

Đến đây hẳn là ta cũng thấy rằng cả 3 môn : 1/ Thiên văn, 2/ Lịch pháp, 3/ Ngũ hành đã được vận dụng.
Ba môn còn lại là : 4/ Ngũ sự, 5/ Tạp chiêm, 6/ Biểu tượng. Đây chính là mảnh đất mầu mỡ để các ý tưởng sáng tạo mới phát triển.

Xin lấy một ví dụ minh họa :

Phá quân ngộ Hóa kỵ = Les Misérables.
Thế nhưng Thiên tướng ngộ Hóa kỵ đâu có là Les Misérables đâu.
Tại sao vậy ? Theo đúng logic thì Thủy + Thủy không khắc không sinh, hay lưỡng thủy thì ngập lụt v.v...
khác nhau ở đây là :

Giữa mùa đông, chỉ có nước ở phương bắc đóng băng, vạn vật trở nên điêu linh cơ hàn. Ứng vào con là nghèo túng, khốn khổ.
Rõ ràng 5/ Tạp chiêm, 6/ Biểu tượng đã được người xưa vận dụng để viết thành các câu phú.
Ở điểm này, quay trở lại 2 môn 1/ Thiên văn và 2/ Lịch pháp. Một câu hỏi được đặt ra là :

LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC THỜI ĐIỂM ĐÔNG CHÍ ĐÃ ĐẾN ?

Câu trả lời là :

TUẦN TRĂNG NÀO CÓ MỘT NGÔI SAO X VƯỢT THIÊN ĐỈNH ( ĐỘ CAO SO VỚI ĐƯỜNG CHÂN TRỜI LÀ CAO NHẤT ) THÌ TUẦN TRĂNG ĐÓ GỌI LÀ THÁNG TÝ.
NGÔI SAO ĐÓ TRONG TỬ VI ĐƯỢC ĐẶT TÊN LÀ HÓA KỴ VÀ HÓA KỴ GẮN LIỀN VỚI BIỂU TƯỢNG LÀ MÙA ĐÔNG.

Thời xưa xem cách cục Phá quân ngộ Hóa kỵ là cách ăn mày, bây giờ có thể là thất nghiệp, phá sản, hay vay nợ ngân hàng bị ngân hàng xiết nhà thế chấp v.v...

4/ Ngũ sự : "vì thời thế, thế thời phải thế" Quan điểm, nhân sinh quan đâu có đóng khung hay công thức hóa, tùy thời tùy thế mà thay đổi.

5/ Tạp chiêm : Sự nhận thức thay đổi theo góc nhìn.



6/ Biểu tượng : là sự cô đọng của nhận thức mà thành.

Rõ ràng 4/ Ngũ sự, 5/ Tạp chiêm, 6/ Biểu tượng chính là mảnh đất mầu mỡ để các ý tưởng sáng tạo mới phát triển.

(còn tiếp)

Kỳ tới bàn tiếp về
1/ Bố cục thứ nhất của Tử Vi là Tử vi đồng cung Thiên phủ tại Dần có phải là mô hình Thiên văn đầu tiên ?
2/ Văn Xương Văn Khúc từ đâu mà có ?

Sửa bởi VFOR: 19/01/2012 - 19:54


#4 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3048 thanks

Gửi vào 19/01/2012 - 22:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VFOR, on 19/01/2012 - 19:53, said:


LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC THỜI ĐIỂM ĐÔNG CHÍ ĐÃ ĐẾN ?

Câu trả lời là :

TUẦN TRĂNG NÀO CÓ MỘT NGÔI SAO X VƯỢT THIÊN ĐỈNH ( ĐỘ CAO SO VỚI ĐƯỜNG CHÂN TRỜI LÀ CAO NHẤT ) THÌ TUẦN TRĂNG ĐÓ GỌI LÀ THÁNG TÝ.
NGÔI SAO ĐÓ TRONG TỬ VI ĐƯỢC ĐẶT TÊN LÀ HÓA KỴ VÀ HÓA KỴ GẮN LIỀN VỚI BIỂU TƯỢNG LÀ MÙA ĐÔNG.


Anh VFOR,
Xưa thì nông dân đâu có biết ngôi sao nào vượt thiên đỉnh, thiển nghĩ họ cứ dùng phương pháp đơn giản nhất là xem mặt trời trông xem trong tuần trăng nào có chứa cái ngày mà đến mãi khoảng giờ Thìn vẫn thấy mặt trời lấp ló đằng chân trời xa, đến khoảng giờ Ngọ mà cao độ của Nhật là thấp nhất (với đường chân trời) so với những ngày khác thì biết ngày đó là Đông Chí, tháng đó là tháng Tý.

Thanked by 3 Members:

#5 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 19/01/2012 - 22:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị Tế, on 19/01/2012 - 22:09, said:

Anh VFOR,
Xưa thì nông dân đâu có biết ngôi sao nào vượt thiên đỉnh, thiển nghĩ họ cứ dùng phương pháp đơn giản nhất là xem mặt trời trông xem trong tuần trăng nào có chứa cái ngày mà đến mãi khoảng giờ Thìn vẫn thấy mặt trời lấp ló đằng chân trời xa, đến khoảng giờ Ngọ mà cao độ của Nhật là thấp nhất (với đường chân trời) so với những ngày khác thì biết ngày đó là Đông Chí, tháng đó là tháng Tý.
Hãy khoan mờ, thế nên anh mới cho kỳ tới bàn tiếp về cặp :
Xương cung Tuất - Khúc cung Thìn
Xương nghịch - Khúc thuận giờ sinh an bài.
Tại sao xương khúc còn có tên gọi là văn quế văn hoa.

#6 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 20/01/2012 - 09:59

Bố cục thứ nhất của Tử Vi là Tử vi đồng cung Thiên phủ tại Dần có phải là mô hình Thiên văn đầu tiên ?
Xin thưa rằng không phải.

BỐ CỤC THỨ NHẤT CỦA TỬ VI LÀ TỬ VI VÀ THIÊN PHỦ ĐỒNG CUNG TẠI DẦN KHÔNG PHẢI LÀ BỐ CỤC ĐẦU TIÊN.

Tại sao ? Vì lý do sau đây :
Bố cục 14 chính tinh đầu tiên của Tử vi gọi là THỦY NHỊ CỤC, NGÀY ĐẦU TIÊN TỬ VI CƯ CUNG SỬU, SANG ĐẾN NGÀY THỨ HAI TỬ VI MỚI CƯ CUNG DẦN.
Trong tất cả các sách Tử vi có phần dậy về cách an sao đều khởi an sao Tử vi tại cung Dần và sao Thiên phủ đồng cung, sau đó lấy trục Dần-Thân
làm TRỤC ĐỐI XỨNG để xác định vị trí kế tiếp của sao Thiên phủ.
Ví dụ : khi Tử vi cư Sửu - Thiên phủ cư Mão, khi Tử vi cư Tý - Thiên phủ cư Thìn, khi Tử vi cư Hợi - Thiên phủ cư Tỵ v.v...

Về điểm này lý do là :
1/ Đó là một cách an dễ nhớ.
2/ Tuần trăng có chứa tiết LẬP XUÂN được đặt tên là THÁNG DẦN.
3/ Khi tiết Lập xuân thì khí hậu đã bớt lạnh thuận lợi cho mọi sinh hoạt cộng đồng trong xã hội.
VÀ TIẾT LẬP XUÂN ĐƯỢC NGƯỜI XƯA CHỌN LÀ THỜI ĐIỂM KHỞI ĐẦU CHO MỘT NĂM CÔNG DỤNG MỚI.

Thế nhưng:
1/ Bố cục 14 chính tinh đầu tiên của Tử vi gọi là THỦY NHỊ CỤC, NGÀY ĐẦU TIÊN TỬ VI CƯ CUNG SỬU,
SANG ĐẾN NGÀY THỨ HAI TỬ VI MỚI CƯ CUNG DẦN.
2/ Theo Thiên văn + Lịch pháp cổ, người xưa chọn TRUNG KHÍ ĐÔNG CHÍ LÀ THỜI ĐIỂM KHỞI ĐẦU CHO MỘT NĂM THIÊN VĂN MỚI.
Việc chọn trung khí Đông chí là thời điểm bắt đầu của một năm thiên văn mới, hay còn có tên là MỘT TUẾ CHU MỚI, LÀ MỘT ĐẶC ĐIỂM RẤT QUAN TRỌNG
trong Lịch pháp, nhưng đối với mọi sinh hoạt cộng đồng trong xã hội lại không thuận lợi, vì khí hậu lúc đó rất lạnh.
3/ Sao Phá quân cũng là Âm đẩu, vòng Thiên phủ là một vòng tròn vậy sao Phá quân hoàn toàn đáp ứng đủ tiêu chuẩn thay Thiên Phủ khi phối hợp với
sao Tử vi mà không vi phạm quy tắc DƯƠNG XƯỚNG - ÂM TÙY để tạo nên một vòng sao kết hợp hoàn chỉnh có đầu có đuôi, có điểm khởi đầu và có điểm kết thúc.
Thậm chí sự kết hợp này còn hoàn chỉnh hơn cả khi kết hợp Tử Vi-Thiên phủ vì sao Phá quân là "đuôi của đuôi" - nó là đuôi của vòng Thiên Phủ.

Do 3 yếu tố nêu trên, bố cục Tử vi-Phá quân đồng cư cung Sửu là BỐ CỤC 14 CHÍNH TINH ĐẦU TIÊN TRONG KHOA TỬ VI.
Từ bố cục này :
1/ Việc tái lập lại mô hình các tinh đẩu có thực trên tinh cầu chính xác nhất.
2/ Hình thành các trục Sửu-Mùi, Tý-Ngọ và Dần-Thân mô tả 4 mùa trong một Tuế chu là phù hợp nhất
3/ Tính đối xứng của Nhật - Nguyệt cua trục Sửu-Mùi và Thìn-Tuất

3 điểm này chỉ thuần túy là lý thuyết thích hợp với những bạn đọc nào muốn nghiên cứu sâu hơn nữa về lý thuyết cách an sao trong khoa Tử vi,
tôi có thể cung cấp đầy đủ sách vở + video minh họa. Thế nhưng tất cả mớ lý thuyết này sẽ chẳng có một chút giá trị nào nếu như không cho thấy
ứng dụng được vào việc giải đoán một lá số Tử vi. Có ứng dụng không ? Có chứ !

1/ lý giải được tại sao khởi đại hạn theo cách xưa là tại cung Huynh đệ hay Phụ mẫu, còn bây giờ lại khởi ngay tại Mệnh.
2/ hình thành một bảng an Tứ Hóa với định nghĩa đầy đủ ý nghĩa 1/ Thiên văn, 2/ Lịch pháp, 3/ Ngũ hành, 4/ Ngũ sự, 5/ Tạp chiêm, 6/ Biểu tượng
cùng với phần hướng dẫn ứng dụng.

(còn tiếp cặp Xương-khúc)

#7 Thanh.Long

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1075 Bài viết:
  • 1444 thanks
  • LocationTuyệt Tình Cốc

Gửi vào 20/01/2012 - 11:58

như vậy là phá lập luận của TVHTKH rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



em nghĩ là ngừơi xưa ko phải dùng mắt thường thô thiển nhìn lên trời để lập khoa Tử Vi đâu , họ sử dụng công cụ nào đó , nền văn minh thời tối cổ có tri thức rất cao thừa hưởng từ Âtlantis , đã bị nhấn chìm hoàn toàn sau 3 lần Hồng Thủy , lần gần đây nhất cách đây 10.000 năm , triết gia cổ đại Hi Lạp Platon và nhà ngoại cảm Edgar Cayce nói như vậy

Thanked by 1 Member:

#8 DIMATTEO

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 276 thanks

Gửi vào 20/01/2012 - 12:01

Bác Thanh long hoa cái ơi!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người Trung Quốc xưa rất giỏi thiên văn. Xem thiên tượng để đoán sự đời, vận nước. Tư Mã Ý ban đêm thấy có vì sao xà xuống doanh trại quân Thục mà đoán

Khổng Minh die toàn tập đó!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#9 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4617 thanks

Gửi vào 20/01/2012 - 19:39

___________________
| Liêm Tham| Cự | Tướng |Đồng Lương|
| Âm | | |Vũ Sát |
|Phủ | | | Dương |
| | Tử Phá | Cơ |__________|

Chào bác VFOR.
Bác có thể giải thích, tại sao từ thế đứng Tử Phá có thể hình thành nên nguồn gốc của Tứ Hóa. Thú thực, đây là điều hoàn toàn không đơn giản nếu nhìn vào thế đứng của chính tinh.
Cảm ơn bác.


Từ bố cục này :
1/ Việc tái lập lại mô hình các tinh đẩu có thực trên tinh cầu chính xác nhất.
2/ Hình thành các trục Sửu-Mùi, Tý-Ngọ và Dần-Thân mô tả 4 mùa trong một Tuế chu là phù hợp nhất
3/ Tính đối xứng của Nhật - Nguyệt cua trục Sửu-Mùi và Thìn-Tuất

Thanked by 1 Member:

#10 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 21/01/2012 - 12:58

[2/ hình thành một bảng an Tứ Hóa ....]

Bảng an Tứ Hóanguồn gốc Tứ Hóa hoàn toàn khác nhau.

Bảng an Tứ Hóa là bảng ghi trong các sách Tử vi :
Giáp Liêm Phá Vũ Dương
Ất Cơ Lương Tử Nguyệt
v.v...

Còn nguồn gốc Tứ Hóa là đây:

( Phần lý thuyết Tứ Hóa trích ngang )

Theo Nghiêu điển, Khổng tử ghi lại trong Kinh Thư thì vua Nghiêu sai 2 anh em họ Hi và 2 anh em họ Hòa đi ra ở 4 phương trời để nhìn 4 sao đặc biệt
vượt kinh tuyến (địa phương) khi mặt trời lặn, mục đích là định ngày giữa 4 mùa. Lời Dặn :
"Khi ngày dài trung bình mà sao là sao Điểu (sao Tinh/ Alphard Hydra) là giữa Xuân (Xuân phân) .
Khi ngày dài nhất sao là sao Hỏa (Antares/sao Tâm/Alpha Scorpius) thì là giữa Hạ ( Hạ chí).
Khi đêm dài trung bình là sao Hư (Beta Aquarius)thì là giữa mùa Thu (Thu phân).
Khi ngày là ngắn nhất là sao Mão (Pleiades - Êta Taurus - Kim Ngưu) thì là giữa mùa Đông (đông chí) ...."
-------------------------------------------
2/ Tại sao Văn Xương - Văn Khúc lại xuất hiện trong bảng an Tứ Hóa ?
3/ Tại sao Văn Xương - Văn Khúc còn có tên gọi là Văn Quế - Văn Hoa ?
4/ Tại sao Văn Xương - Văn Khúc đồng cung với Thiên tướng thì là người văn vũ song toàn ?
5/Tại sao Văn Xương - Văn Khúc đồng cung với Phá quân lại là bần nho ?
6/ Tại sao Văn Xương - Văn Khúc đồng cung với Nhật Nguyệt thì là người thông minh ?
7/ Tại sao Văn Xương - Văn Khúc lại xếp vào bộ văn tinh ?

Câu trả lời sẽ dài dòng một chút :

Định nghĩa chuyển động : Một vật được xem là chuyển động khi khoảng cách từ vật đó đến một vật mà ta chọn làm vật chuẩn
thay đổi sau những khoảng thời gian xác định.

Vậy khi khảo sát chuyển động của một vật, việc đầu tiên ta phải làm là chọn một vật làm chuẩn và một thời điểm gốc gọi là thời điểm ban đầu.
Cùng là một vật chuyển động, nếu chọn vật chuẩn khác nhau hoặc thời điểm khảo sát ban đầu khác nhau thì dẫn đến tính chất chuyển động khác nhau và kết quả khác nhau.

Do đó, nếu chọn thời điểm ban đầu là Đông chí, và gốc vị trí là cung Sửu thì bố cục tinh đẩu sẽ khác với chọn thời điểm ban đầu là Lập xuân, và gốc vị trí là cung Dần.
Tại sao tôi chọn thời điểm ban đầu là Đông chí và vị trí ban đầu là cung Sửu thì như đã trình bầy ở trên.

Trong nội dung phần trên có một khái niệm THIÊN ĐỈNH và KINH TUYẾN là quan trọng vì căn cứ vào thời điểm ngôi sao vượt THIÊN ĐỈNH để quyết định
thời điểm đó là gì, vậy ta cần phải hiểu rõ khái niệm THIÊN ĐỈNH và KINH TUYẾN là gì ?

Các bạn đọc làm như sau : vẽ một vòng tròn và 2 đường kính AB và CD, sau đó dựng đứng đường tròn này lên hướng điểm A vào vị trí mặt trời mọc, điểm B vào vị trí mặt trời lặn, điểm C hướng lên trên, điểm D hướng xuống dưới. Các bạn hãy cho biết tính chất điểm C là gì ?

(còn tiếp)

Sửa bởi VFOR: 21/01/2012 - 13:04


#11 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4617 thanks

Gửi vào 21/01/2012 - 19:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hỗ trợ các bạn một chút.

Thanked by 1 Member:

#12 tokaido

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 34 thanks

Gửi vào 21/01/2012 - 21:19

Điểm C có phải là thiên đỉnh?

#13 tokaido

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 34 thanks

Gửi vào 21/01/2012 - 21:24

còn 1 câu hỏi nữa thưa bác VFOR :
tại sao văn xương văn khúc lại sợ hóa kỵ?

#14 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 22/01/2012 - 10:48

Đúng. Điểm C là Thiên đỉnh, là trung điểm của cung AB, cung AC = cung BC. Và điểm C cũng nằm trên đường kinh tuyến địa phương
ngay tại nơi quan sát. Người xưa đo bóng mặt trời để tính độ lệch của vòng Hoàng Đạo
Đo bóng mặt trời ngày Đông Chí và Hạ Chí còn cho biết độ lệch của vòng Hoàng Đạo.
Độ lệch của vòng Hoàng Đạo có lẽ đã được biết khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên, khi mà Thạch Thân, Cam Đức bắt đầu tính độ vị của các sao.
Trong Hậu Hán Thư, Cổ Quì năm 89 đã viết: «Ngày Đông Chí mặt trời cách Bắc Cực 115o; ngày Hạ Chí cách 67o
Chia đôi sự sai biệt này ta có (115o - 67o):2= 24o.

Sau này các nhà thiên văn học Trung Hoa và các học giả Pháp như Laplace, Gaubil, Cassini đã nhiều lần khảo sát lại độ lệch của vòng Hoàng Đạo
theo sự suy toán của các thiên văn gia Trung Hoa, và thấy:

- Khoảng năm 1000 độ lệch là 24o54.

- Năm 1 độ lệch là 23o50.

- Năm 1000 độ lệch là 23042.

- Năm 1900 độ lệch là 23o27.

Thiên văn học ngày nay cũng đã nhận chân rằng độ lệch của vòng Hoàng Đạo không cố định và xê xích đôi chút với thời gian.

Bây giờ nếu đi đến kết luận ngay ( rằng nếu điểm A tại cung Thìn, điểm B tại cung Tuất thì điểm C tại cung Mùi ) thì còn hơi sớm và
sẽ không nắm được trọn vẹn ý nghĩa : 1/ Thiên văn, 2/ Lịch pháp, và 6/ Biểu tượng của

- Cặp Xương-Khúc.
- Các trục Sửu-Mùi, Tý-Ngọ, Tỵ-Hợi
- Và sự đối xứng của Nhật Nguyệt qua trục Thìn-Tuất.

Vậy chúng ta sẽ đi từng bước một. Hãy xem đoạn video sau đây ( gồm 1 bản gốc tiếng Pháp và 1 bản tiếng Anh đã được lồng tiếng Việt). Chú ý đến hướng của Địa trục.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



TRƯỚC THỀM NĂM MỚI, VFOR XIN KÍNH CHÚC TOÀN BAN ĐIỀU HÀNH VÀ MANAGER MỘT NĂM MỚI NHÂM THÌN DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚC.
CÙNG CHÚC CẢ LÀNG TỬ VI LÝ SỐ CHẤM O RỜ GỜ MỘT NĂM MỚI HẠNH PHÚC.

#15 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4017 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 22/01/2012 - 15:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VFOR, on 22/01/2012 - 10:48, said:

TRƯỚC THỀM NĂM MỚI, VFOR XIN KÍNH CHÚC TOÀN BAN ĐIỀU HÀNH VÀ MANAGER MỘT NĂM MỚI NHÂM THÌN DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚC.
CÙNG CHÚC CẢ LÀNG TỬ VI LÝ SỐ CHẤM O RỜ GỜ MỘT NĂM MỚI HẠNH PHÚC.

Chúc ông VFOR năm mới Nhâm Thìn khỏe như voi ma mút, thông thái như cú mèo, lúc nào cũng giữ được cao hứng, sản xuất tử vi khoa học nghệ thuật cho TVLS.

Thay mặt Đại Thiên Hà

thatsat đại hiệp

Thanked by 6 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |