Jump to content

Advertisements




Tử vi là một môn khoa học nghệ thuật


135 replies to this topic

#16 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 22/01/2012 - 16:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 22/01/2012 - 15:07, said:

Chúc ông VFOR năm mới Nhâm Thìn khỏe như voi ma mút, thông thái như cú mèo, lúc nào cũng giữ được cao hứng, sản xuất tử vi khoa học nghệ thuật cho TVLS.

Thay mặt Đại Thiên Hà

thatsat đại hiệp
Năm mới Nhâm Thìn khỏe như voi ma mút, thông thái như cú mèo, trở thành assassin

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sẽ kill các tài năng trẻ đầy sáng tạo và phá hoại nền hòa bình của làng tử vi lý số.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#17 DIMATTEO

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 276 thanks

Gửi vào 22/01/2012 - 21:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Năm mới, minh mỗ cũng xin chúc Táo Tử Vi VFOR khỏe như Rồng đực

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



cống hiến thêm nhiều skills cho các hậu học được mở rộng tầm mắt!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi HuyenMinhThanChuong: 22/01/2012 - 21:14


Thanked by 1 Member:

#18 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 23/01/2012 - 11:16

ĐẦU XUÂN KHAI BÚT.
KÍNH CHÚC CẢ NHÀ NĂM MỚI AN KHANG VÀ VẠN SỰ NHƯ Ý.

*****************************************************************************************

Các bạn xem đoạn video sau đây để hiểu thêm tính chất của chuyển động của mặt trăng :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong một năm bình thường có 12 lần trăng rằm (ngày 15&16) đều có tính chất như trên, nhưng 4 tuần trăng có chứa 4 Trung khí ĐÔNG CHÍ, XUÂN PHÂN,
HẠ CHÍ và THU PHÂN có thêm tính chất đặc biệt quan trọng sau đây :

Bây giờ chúng ta xem tiếp đoạn video cho thấy độ nghiêng của trục trái đất tại tuần trăng CHỨA TRUNG KHÍ ĐÔNG CHÍ và tuần trăng CHỨA TRUNG KHÍ HẠ CHÍ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



--> quỹ đạo và cao độ của TRĂNG RẰM trong tuần trăng CHỨA TRUNG KHÍ ĐÔNG CHÍ trùng với quỹ đạo và cao độ của MẶT TRỜI trong tuần trăng CHỨA TRUNG KHÍ HẠ CHÍ.

--> quỹ đạo và cao độ của TRĂNG RẰM trong tuần trăng CHỨA TRUNG KHÍ HẠ CHÍ trùng với quỹ đạo và cao độ của MẶT TRỜI trong tuần trăng CHỨA TRUNG KHÍ ĐÔNG CHÍ.

--> quỹ đạo và cao độ của TRĂNG RẰM trong tuần trăng CHỨA TRUNG KHÍ XUÂN PHÂN & THU PHÂN trùng với quỹ đạo và cao độ của MẶT TRỜI trong tuần trăng CHỨA TRUNG KHÍ XUÂN PHÂN & THU PHÂN.

tóm tắt lại :
Trăng rằm Đông chí y như mặt trời ngày Hạ chí và ngược lại mặt trời ngày Đông chí y như Trăng rằm ngày Hạ chí, cần nhớ rõ tính chất này để hiểu
bố cục Thạch trung ẩn ngọc ( sẽ nói sau vì bây giờ đang bàn về Xương-Khúc )

Như vậy ta thấy được xuất phát điểm của cặp Xương-Khúc trong Thiên văn học. Nó chính là Biểu Can là dụng cụ đo bóng, đo cao độ của Nhật và Nguyệt.
Trong Tử vi cặp Xương-Khúc xếp vào văn tinh vì chỉ có các ông quan văn lo trông coi ty Khâm Thiên Giám là dùng nó và biết cách dùng,
mấy ông quan võ biết đường nào mà dùng.
Do vậy :
6/ Tại sao Văn Xương - Văn Khúc lại xếp vào bộ văn tinh ? Giải quyết xong

3/ Tại sao Văn Xương - Văn Khúc còn có tên gọi là Văn Quế - Văn Hoa ?
Vì Biểu Can không chỉ dùng để đo bóng của mặt trời, mà còn dùng để đo cao độ của mặt trăng.
Văn Xương khởi an từ cung Tuất - là vị trí lặn của Nhật ngày Hạ chí, và an ngược chiều kim đồng hồ - cùng chiều với Nhật động.
Văn Khúc khởi an từ cung Thìn - là vị trí mọc của Nhật và Nguyệt ngày Đông chí, và an thuận chiều kim đồng hồ - cùng chiều với Nguyệt động.

4/ Tại sao Văn Xương - Văn Khúc đồng cung với Thiên tướng thì là người văn vũ song toàn ?
Câu này bạn đọc có thể tự suy.
5/ Tại sao Văn Xương - Văn Khúc đồng cung với Nhật Nguyệt thì là người thông minh ?
Câu này bạn đọc có thể tự suy.

7/ Tại sao Văn Xương - Văn Khúc gập Hóa Kỵ là xấu ?
Văn Xương - Văn Khúc gập Hóa Kỵ là Sinh bất phùng thời, vì tánh của Hóa kỵ là BẾ TÀNG, CHE DẤU.
Văn Xương - Văn Khúc là thông minh phùng Hóa Kỵ, sự thông minh không được hiển lộ.

Qua phần này chúng ta đã phần nào thấy được phần nào khía cạnh Thiên văn của cặp Văn Xương - Văn Khúc.

Nhưng còn một câu hỏi nữa là :
2/ Tại sao Văn Xương - Văn Khúc lại xuất hiện trong bảng an Tứ Hóa ?

(còn tiếp)

#19 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 23/01/2012 - 13:31

Chúng ta có bao giờ tự hỏi rằng : " Mục đích cốt lõi của Khoa Thiên văn và Lịch pháp là gì ? "
" Khoa Thiên văn và Lịch pháp có phải để phục vụ cho công việc bói toán ? "

Xin thưa rằng không. Mục đích cốt lõi của Khoa Thiên văn và Lịch pháp không phải để phục vụ cho khoa bói toán.

Mục đích cốt lõi của Khoa Thiên văn và Lịch pháp là để :
1/ Phục vụ cho công việc cày cấy trong nông nghiệp sao cho đúng thời vụ, nếu công việc cày cấy không đúng thời vụ thì sẽ xẩy ra nạn đói kém,
xã hội sẽ hỗn loạn và có thể dẫn tới suy vong.
2/ Thể hiện uy quyền của thiên tử. Vì thời xưa thiên tượng nhật thực và nguyệt thực đựơc xem là điềm dữ mà Trời bày ra để báo trước điềm không lành.

Do vậy Lịch pháp phải chính xác về mặt thời tiết, đồng thời dự đoán được thời điểm xẩy ra thiên tượng nhật thực và nguyệt thực. Nếu không đáp ứng được 2 điều này thì
Quan Thiên văn & Lịch pháp có thể nhẹ thì bãi chức, nặng thì bị chém đầu. Mà Lịch pháp gồm 2 phần :
- Nhật tính, căn cứ vào chuyển động của mặt trời.
- Nguyệt tính, căn cứ vào chuyển động của mặt trăng.

Hai thiên thể này lại chuyển động tròn và vận tốc chuyển động nhanh chậm khác nhau, và tính chất chuyển động của chúng có tính chu kỳ.
Muốn khảo sát chuyển động của 2 thiên thể này thì ta cần phải có một điểm chuẩn chung cho cả 2 thiên thể này. Nhìn lại cách an cặp Xương-Khúc
ta thấy chúng đồng cung tại Sửu-Mùi - tương ứng với Nhật-Nguyệt cũng đồng cung tại Sửu-Mùi. Và điều kiện đẩ xẩy ra thiên tượng nhật thực là khi
Nhật-Nguyệt giao hội, khi đó là ngày Sóc, ngày đầu tiên của tuần trăng.
Điều kiện đẩ xẩy ra thiên tượng nguyệt thực là khi Nhật-Nguyệt xung đối, khi đó là ngày rằm, xem đoạn băng video Trăng rằm ta thấy cao độ của Nhật và
Nguyệt so với đường chân trời là BẰNG NHAU :
Vậy Giờ Tý Xương an tại Tuất - Khúc an tại Thìn. Giờ Sửu Xương an tại Dậu - Khúc an tại Tỵ v.v... cũng là một cách mô tả cao độ của Nhật-Nguyệt bằng nhau so với đường chân trời.

Thế còn trong Lịch pháp ? Nếu chúng ta có nghiên cứu sơ qua về lịch pháp, hẳn chúng ta đã biết quy tắc 8-3 trong Lịch pháp là quy tắc gì.
Và hãy nhìn trở lại Bản an Tứ hóa xem sự xuất hiện của cặp Xương-Khúc có phải vô duyên cớ khi :

Chu kỳ thứ 3 - Bính : Đồng-Cơ-XƯƠNG-Liêm

Chu kỳ thứ 5 - Kỷ : Vũ-Tham-Lương-KHÚC

Chu kỳ thứ 8 - Tân : Cự-Nhật-KHÚC - XƯƠNG

Vậy sự xuất hiện của cặp Văn Xương-văn Khúc trong bảng an Tứ hóa cho thấy nó có liên quan đến QUY TẮC ĐẶT THÁNG NHUẬN trong lịch pháp.

Sửa bởi VFOR: 23/01/2012 - 13:31


#20 Manager

    BĐH Tiền Nhiệm

  • Công Thần
  • 446 Bài viết:
  • 409 thanks

Gửi vào 23/01/2012 - 14:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VFOR, on 22/01/2012 - 10:48, said:

TRƯỚC THỀM NĂM MỚI, VFOR XIN KÍNH CHÚC TOÀN BAN ĐIỀU HÀNH VÀ MANAGER MỘT NĂM MỚI NHÂM THÌN DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚC.
CÙNG CHÚC CẢ LÀNG TỬ VI LÝ SỐ CHẤM O RỜ GỜ MỘT NĂM MỚI HẠNH PHÚC.

Anh VFOR thân,

Cám ơn lời chúc Tết của Anh. Trước thềm năm mới, kính chúc Anh VFOR một năm Nhâm Thìn an khang, thịnh vượng, và gặp vạn sự như ý.

Tôi đã sửa lại bài viết theo yêu cầu và xóa đi bài yêu cầu của anh. Anh xem lại có đúng không.

Manager

#21 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 23/01/2012 - 20:19

Cám ơn Manager.

#22 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 23/01/2012 - 21:26

Để kết thúc phần này, chuyển sang đề tài khác, tôi nghĩ rằng nên có một chút nói về phần ứng dụng và qua đó để thấy rõ hơn việc áp dụng các câu phú
vào việc giải đoán hoàn toàn không máy móc, không đóng khung và không công thức hóa, mà đó là một sự thể hiện tính nghệ thuật và sự sáng tạo của mỗi cá nhân.

Câu " Dương xướng Âm tùy " được giải thích rất nhiều trong các sách Dịch học đến nỗi ta tưởng rằng câu " Dương xướng Âm tùy " này là đúc kết
từ Dịch học, thế nhưng không chỉ Dịch mới có câu này mà trong Tử vi cũng có, vì câu này xuất phát từ thiên tượng, mô tả cảnh mặt trời lặn vào
ngày Sóc, ngày đầu tiên của 1 tuần trăng mới. Vậy ta vận dụng câu này ra sao trong khoa Tử vi ?

Các tinh đẩu thực thụ trong Tử vi đều được phân loại Dương đẩu và Âm đẩu, Dương đẩu sẽ phát tác trước, ảnh hưởng trước, sau đó mới là Âm đẩu
phát tác sau, ảnh hưởng sau. Đó là nhận định tồng quát, khi vận dụng thì tùy vào bối cảnh, tính chất của sự việc mà luận.
Ví dụ :
- Đánh giá tổng quan một lá số TV thì Dương đẩu ảnh hưởng nhiều về tiền vận, Âm đẩu ảnh hưởng nhiều về hậu vận.
- Nếu dùng trong luận đoán Hạn, Đại hạn hay Tiểu hạn thì Dương đẩu ảnh hưởng nhiều đến tiền hạn, Âm đẩu ảnh hưởng nhiều đến hậu hạn.
- Nếu dùng trong luận đoán một sự việc thì Dương đẩu ảnh hưởng nhiều đến giai đoạn khởi đầu của sự việc đó, Âm đẩu ảnh hưởng nhiều đến
giai đoạn kết thúc sự việc đó.
v.v...

Và điểm mà tôi muốn lưu ý các bạn rằng ( vì qua kinh nghiệm thấy đã từng xẩy ra ), việc phân định rạch ròi tiền vận là 1-30 tuổi, hậu vận là sau 30 tuổi,
hay tiền hạn là 5 năm đầu (trường hợp xem Đại hạn) hay 6 tháng đầu năm (trường hợp xem Tiểu hạn),
hậu hạn là 5 năm sau (trường hợp xem Đại hạn) hay 6 tháng cuối năm (trường hợp xem Tiểu hạn).

Việc phân định rạch ròi như vậy chính là tự bạn đã tiêu diệt khả năng tư duy sáng tạo của chính mình.

( kỳ sau bàn về ý nghĩa cung Mệnh và các vấn đề liên quan đến Hạn)

#23 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 24/01/2012 - 06:16

"Thế còn trong Lịch pháp ? Nếu chúng ta có nghiên cứu sơ qua về lịch pháp, hẳn chúng ta đã biết quy tắc 8-3 trong Lịch pháp là quy tắc gì.
Và hãy nhìn trở lại Bản an Tứ hóa xem sự xuất hiện của cặp Xương-Khúc có phải vô duyên cớ khi :

Chu kỳ thứ 3 - Bính : Đồng-Cơ-XƯƠNG-Liêm

Chu kỳ thứ 5 - Kỷ : Vũ-Tham-Lương-KHÚC

Chu kỳ thứ 8 - Tân : Cự-Nhật-KHÚC - XƯƠNG

Vậy sự xuất hiện của cặp Văn Xương-văn Khúc trong bảng an Tứ hóa cho thấy nó có liên quan đến QUY TẮC ĐẶT THÁNG NHUẬN trong lịch pháp. "
--------------
Quy tắc 8-3 trong Lịch pháp có phải LãoV muốn nói đến qui luật này :
"Năm nhuận âm lịch lấy năm dương lịch tương ứng chia cho 19, nếu số dư là một trong 7 con số: 0, 3, 6, 8, 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó là năm nhuận."
"Chu kỳ thứ 5 - Kỷ : Vũ-Tham-Lương-KHÚC
Nên là Chu kỳ thứ 6 - Kỷ : Vũ-Tham-Lương-KHÚC

Chúc Lão V ăn no ngũ kỷ mấy ngày tết.

Thanked by 4 Members:

#24 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 24/01/2012 - 07:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VFOR, on 23/01/2012 - 21:26, said:


Câu " Dương xướng Âm tùy " được giải thích rất nhiều trong các sách Dịch học đến nỗi ta tưởng rằng câu " Dương xướng Âm tùy " này là đúc kết
từ Dịch học, thế nhưng không chỉ Dịch mới có câu này mà trong Tử vi cũng có, vì câu này xuất phát từ thiên tượng, mô tả cảnh mặt trời lặn vào
ngày Sóc, ngày đầu tiên của 1 tuần trăng mới. Vậy ta vận dụng câu này ra sao trong khoa Tử vi ?


Tôi hiểu ý câu " Dương xướng Âm tùy " kiểu lạ chút cho vui mấy ngày Tết
" Dương xướng Âm tùy " hay "Nhân gieo Quả kết" là nguyên lý động hữu vi còn vô vi thì theo nguyên lý "Âm Tịnh Dương Khởi" nói theo Lão Đam là "Làm mà không làm, không làm mà làm"

#25 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 24/01/2012 - 08:38

Năm nay lão ăn tết có vui không, năm nay tui không cùng lão gầy sòng được nữa rồi.

#26 LuuThuy

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 29 Bài viết:
  • 42 thanks
  • LocationCao sơn lưu thủy

Gửi vào 24/01/2012 - 13:38

Trước tiên là cảm ơn các bài viết hay và lý thú của bác VFOR, sau là nhân dịp xuân sang, chúc bác nhiều sức khỏe, an khang và thịnh vượng.

Từ xưa đến nay, tìm hiểu Tử vi thông qua một trong những nguồn gốc của nó là thiên văn (các sao) luôn gây cho người học/đọc một cảm giác khác lạ, tò mò và kỳ thú. Không như dùng khoa học thuần túy ( thuần toán học, vật lý học,...) để chứng minh thì không phải ai cũng hiểu và "ngộ" được.

Cho nên, Tử vi là một "khoa học nghệ thuật" chính hiệu.

Mong đọc thấy lý giải dựa trên thiên văn (hoặc lý giải khác) của bác về Xương Khúc Kị (phá cách) và tại sao chúng lại thành hoạnh phát danh tài khi đồng cung ở Tứ Mộ địa.

#27 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 25/01/2012 - 02:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VFOR, on 24/01/2012 - 08:38, said:

Năm nay lão ăn tết có vui không, năm nay tui không cùng lão gầy sòng được nữa rồi.

Hihi năm nay Lão không gầy sòng thì tui tay trái lắc tay phải đặt, Tết ăn hay ăn tết thì phải đợi gom sòng bầu cua tính sổ mới biết nhưng vui thì ăn chắc là vui rồi. Như mọi năm ghé Chùa, Nhà Thờ cầu nguyện và hưởng không khí vui ké với mọi người .

#28 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 25/01/2012 - 08:49

Cảm ơn bạn LuuThuy,
Tôi nghĩ còn một "tác nhân" khác đã khiến Hóa kỵ + Xương-Khúc tại Tứ Mộ
còn có một kết quả khác ( ở đây là trường hợp bạn nói là hoạnh phát công danh ).
Vì theo tượng của Hóa kỵ là mùa đông, ý nghĩa của Hóa Kỵ là bế tàng, Khí Dương đã bế tàng nên vạn vật trở nên cơ hàn, điêu linh, lạnh lẽo.
Nhưng Khí Âm là cường vượng nhất vì trăng rằm mùa đông y như mặt trời mùa hè. Có lẽ vì ý nghĩa bế tàng nên các sách nói rằng Hóa kỵ
đắc địa tại Tứ mộ. Nhưng tại 4 vị trí Sửu - Tuất - Mùi - Thìn, sự tiêu tức của 2 khí Dương và Âm là hoàn toàn khác nhau.
Sự tiêu tức của 2 khí Dương và Âm có thể diễn đạt bằng hình ảnh mặt trời và mặt trăng tại các tháng 12 - 3 - 6 & 9.
Nhưng việc quan sát và mô tả Sự tiêu tức của 2 khí Dương và Âm này đã có người làm thay chúng ta rồi và đã đúc kết lại vô cùng uyên thâm
và chuẩn xác, bạn có biết đó là gì không ? Đó là TÍCH QUÁI - 12 QUÁI MÔ TẢ SỰ TIÊU TỨC CỦA 2 KHÍ ÂM DƯƠNG TRONG 12 THÁNG.
Hãy tham khảo thêm bảng TÍCH QUÁI.
Nhân câu hỏi của bạn, tiện đây tôi nói thêm, từ thiên tượng suy ra ý nghĩa và tác dụng của các sao và khi áp dụng vào con người là cả một quá trình
nghiền ngẫm rất lâu dài. Con người có nam và nữ, khi vận dụng lại còn tùy vào đối tượng là nam hay nữ mà có các kết quả khác nhau.

Ví dụ : Biểu tượng Thiên Không + thiên phủ là cái kho rỗng

Áp dụng :
- Nam thông minh nhưng nghèo.
- Nữ là vô sinh.

Bạn có biết tại sao không ? Câu trả lời chính là sự thể hiện việc bạn vận dụng một cách sáng tạo vì sự vận dụng của bạn phải từ một quá trình
tổng hợp các nhận thức của bạn.

#29 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 25/01/2012 - 08:59

Gửi lão Đại,
ừ thì tui cũng có đi chùa, đi nhà thờ cho nó có không khí ngày xuân.
Tự dưng đầu óc vẫn cứ vấn vương cái sòng bầu cua cá cọp, nên tui ra 1 tụ :

KHOA HỌC MÀ KHÔNG CÓ TÔN GIÁO CHỈ LÀ KHOA HỌC MÙ LÒA,
TÔN GIÁO MÀ KHÔNG CÓ KHOA HỌC CHỈ LÀ MÊ TÍN.

Sửa bởi VFOR: 25/01/2012 - 09:00


Thanked by 3 Members:

#30 Lamtri

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 116 Bài viết:
  • 62 thanks

Gửi vào 25/01/2012 - 09:56

VFOR đã viết: Tại sao Văn Xương - Văn Khúc gập Hóa Kỵ là xấu ?
Văn Xương - Văn Khúc gập Hóa Kỵ là Sinh bất phùng thời, vì tánh của Hóa kỵ là BẾ TÀNG, CHE DẤU.
Văn Xương - Văn Khúc là thông minh phùng Hóa Kỵ, sự thông minh không được hiển lộ.


Như vậy là sao hả anh ? Thông minh tương tự khí chất, nó đã ở trong máu thịt, theo kiểu Đoàn Dự có Lục mạch thần kiếm, khi dùng được khi không nhưng đến lúc hiểm nguy thì tự động xuất chiêu hữu dụng như đả bại nhiều cao thủ Tây Hạ theo kiểu anh hùng cứu mỹ nhân trong ngôi nhà tranh, hoặc khiến cho nhà Cô tô Mộ Dung phải bẽ bàng ở chùa Thiếu Lâm vậy ! Phải chăng nó phải theo kiểu cụ Tú Xương nhà mình, tài hoa như thế mà khoa cử lận đận !
Anh thấy sao !

Sửa bởi Lamtri: 25/01/2012 - 09:58


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |