←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Về câu phú "Thiên phủ tối kỵ Không tin...

Locked

2 3 4

cafe's Photo cafe 21/02/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sở Lưu Hương, on 21/02/2012 - 13:00, said:

cũng vào bốc phét như cao thủ 1 tý:

THIÊN PHỦ ngộ THIÊN KHÔNG thì mất đi tính PHỦ, không còn là THIÊN PHỦ nữa
THIÊN PHỦ ngộ ĐỊA KHÔNG thì là THIÊN PHỦ đắc cách vì THIÊN PHỦ là thượng ĐỊA KHÔNG là hạ, hạ dọn đường cho thượng thì còn gì bằng
THIÊN PHỦ ngộ TRIỆT KHÔNG LÀ rất tốt, ngộ TUẦN KHÔNG LÀ giảm tính cách tốt đẹp với các cung khác nhưng vẫn tốt với cung tọa thủ

Thuyết Tuần Triệt Sở mỗ đã ngộ ra từ lâu nhưng vì hòa bình thế giới và sự yên ổn trong diễn đàn nên ko muốn viết
Vì chiêu thức này mà sử ra sẽ khuynh đảo càn không, hoán thiên chuyển địa.
Thanh niên trai tráng như bà chị Tử Phủ Vũ Tướng sẽ giật mình thon thót ngất nên ngất xuống mà vẫn chưa ngộ hết chiêu ý. bậc cao thủ như sát đại hiệp xem xong chiêu sẽ khăn gói quả mướp lên cao dã sơn vì đã thấu hiểu thiên cơ.các vị phụ lão như bác TPTQ sẽ khóc mãi không thôi vì đến tầm này tuổi mới được chứng kiến 1 chiêu thức khiến đôi mắt đã mờ đục trở lên sáng trưng như bóng đèn cao áp

Vì để tránh những sự việc không hay nên Sở mỗ sẽ không sử ra chiêu này và cũng không giải thích tại sao gặp triệt tốt gặp tuần thì bình thường

Thân Ái!
May là bác bốc phét 1 tí.
Quote

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 21/02/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

buiram, on 21/02/2012 - 10:59, said:

@NTT: mấy sao vòng Lộc Tồn-Bác Sĩ, Kình Đà được bác VDTT viết trong TVHTKH2. NTT thấy hợp lí không?
Bạn có thể tóm tắt đoạn viết về Kình Đà Lộc Tồn trong TVHTKH 2 lên đây cho mọi người trong TVLS cùng bàn luận xem có được không. Chụp hình vài trang giấy là tốt nhất.
Sau đó thì chúng ta có thể có thêm một số bàn luận sâu hơn.
Edited by NhuThangThai, 21/02/2012 - 18:31.
Quote

buikhoai's Photo buikhoai 21/02/2012

@NTT: chụp hình mà chưa được phép của bác VDTT thì tôi không làm đâu. Sorry NTT. Tuy nhiên tôi tóm tắt như sau (hi vọng bác VDTT không phiền lòng):

-Mô hình mới của Lộc Tồn: là một kết hợp khít khao của lộc Quyền Khoa Kỵ
Quan sát: Giáp Ất thuộc Mộc ứng mùa xuân, Lộc Tồn lần lượt cư ở Dần Mão. Tương tự cho các thiên can khác.
Đi hết 1 vòng thiên can thì Lộc Tồn thể hiện đủ cường vượng của 4 mùa, tức là gom hết thời gian lại thì Lộc Tồn chứa tính chất của cả 4 mùa.
Mô hình ngũ hành gồm 5 yếu tố. Lộc tồn là 1 cách để ngũ hành có vai trò quan trọng trong bài toán Tử Vi mà không phá vỡ luật toàn không.
Mô hình trên giải thích được nhiều tính chất của Lộc Tồn mà ta đã biết từ bao lâu nay. Chú ý Quyền là khuynh hướng phát triển quá đáng và Khoa là khuynh hướng điều chỉnh, 2 khuynh hướng này "có thể" kết hợp thành trung tính, còn Lộc và Kỵ quá xa nhau (phát triển và tàn tạ) nên không thể dung hòa nên tùy cung, tùy kết hợp với các sao khác mà luận.

-Trên địa bàn thì Lộc Tồn:
+Về thời gian ứng với sự đúng lúc
+Về không gian ứng với sự đúng chỗ
+Ngoài ra là sự kết hợp của Lộc Kỵ nên Lộc Tồn ứng với sự thu tàng, khép kín, bảo thủ, giữ gìn (Kỵ chuyện mất Lộc).

-Để quân bình sự đúng lúc của Lộc Tồn thì sinh ra Kình Đà ứng với sự đến quá sớm và quá trễ.
Đến sớm đến trễ thì phải đấu tranh, nhiều khi bằng các phương pháp cực đoan. Tính Hình (của Kình) Kỵ (của Đà) Sát (của Kình Đà) sinh ra từ đây. Tứ mộ là nơi quân bình các sự cực đoan thái quá nên là nơi miếu địa của Kình Đà là hợp lí.
Từ Lộc Tồn thì Quốc Ấn ứng với vị trí Mộ, đó là tàn dư của kẻ đúng thời.
Từ Kình thì Đường Phù ứng với vị trí Mộ, đó là tàn dư của kẻ đi trước thời đại, có tiếng mà không có miếng (lắm).
Từ Đà thì Lưu Niên Văn Tinh ứng với vị trí Mộ, đó là tàn dư của kẻ đến trễ.

-Để quân bình sự đúng chỗ của Lộc Tồn thì sinh ra Quan Phúc ứng với sự sai chỗ. Cung nào có Quan Phúc nếu tu hành, tu dưỡng thì được hưởng quả tốt, ngược lại thì coi chừng.

-Vậy là đã có 6 sao (Tồn Ấn Kình Đường Đà LNVT), xét riêng 6 sao thì cũng đã có sự cân bằng, nhưng xét cả 12 cung thì chưa, vậy cách hay nhất là thêm vào mỗi cung 1 sao, sinh ra vòng Lộc Tồn. Vòng này dựa vào chữ "thời".
+Chiều của vòng Lộc Tồn: Lộc Tồn ứng với năm nên tính âm dương của năm sinh là yếu tố âm dương của năm sinh quyết định chiều của vòng sao này. Tuy nhiên vì tính âm dương của năm y hệt tính âm dương của chi nên cần thêm 1 yếu tố vào, đó là nam nữ.
+Nhóm Bác Tướng Bệnh là nhóm có được thiên thời. Bác Sĩ: cùng cung với Lộc Tồn. Lộc Tồn chứa đủ Lộc Khoa Quyền Kỵ tương ứng kiến thức rộng.
+Tướng Quân: vị trí Vượng đối với Lộc Tồn, thể hiện những cái đẹp của nhóm tam hợp này.
+Bệnh Phù: vị trí Mộ đối với Lộc Tồn, thể hiện những cái tốt đẹp đã qua
+Nhóm Thanh Phi Phục luôn ở thế xung với nhóm chính, gọi là nhóm "trái thời", nên phải chờ thời. Trong đó Thanh Long xung với Bệnh nên có cơ hội nhất, ứng với kẻ có tài đang chờ thời.
+Phi Liêm là vị trí Vượng của nhóm chờ thời, có thể thấy là ứng với sự không nhẫn nại của kẻ trái thời.
+Phục Binh là vị trí mộ của nhóm trái thời, vốn xung với Tướng Quân nên càng phải nhẫn nhịn ẩn khuất mà dùng mưu kế.
+Lực Tấu Đại là nhóm "tiền", là nhóm "không hợp thời" trong đó Lực Sĩ kẹp giữa kẻ trí tuệ đúng thời Bác Sĩ và kẻ tài nghệ chờ thời Thanh Long nên lu mờ hẳn, có thể xem có 1 tượng là đô lực sĩ vai u thịt bắp hix.
+Tấu Thư: vị trí Vượng của nhóm không hợp thời. Có thể ví như kẻ võ biền chịu học hỏi lập nên công trạng.
+Đại Hao: vị trí Mộ, là hậu quả của kẻ không hợp thời, nên có thể dùng tượng là sự mất mát lớn lao.
+Tiểu Hỉ Quan là nhóm "hậu", "trễ thời". Đại Hao là mộ của nhóm tiền, lấy xung chiếu làm vị trí sinh của nhóm hậu, đặt là Tiểu Hao. Vị trí này khởi sự trong sự thua kém nên cần phải tốn kém để học hỏi, coi như là sự mất mát nhỏ.
+Hỉ Thần ứng với vị trí Vượng, là mức phát huy tột đỉnh của nhóm đến sau. Bằng lòng vui vẻ với những gì có trong tay thay vì mộng ước xa xôi.
+Quan Phủ là vị trí Mộ của nhóm trễ thời, là hậu quả của những kẻ thuộc nhóm này mà lại gặp xui xẻo, tai bay vạ gió, do đó có thể có một tượng là "quan tụng".

Chú ý Song Hao luôn thẳng góc với Lộc Phi nên là một phản đề của Lộc Tồn, vừa ứng với sự hao tổn, vừa ứng với sự nhanh trí, cởi mở, phóng khoáng, vô kỉ luật...
Quote

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 22/02/2012

Chào bác Bụi Rậm. Trước hết tôi xin phép được cảm ơn vì đã đưa kiến thức để mọi người cùng tham khảo.
Tôi có một số điểm khác với các ý trên, hầu hết là có đồng ý. Tôi không biết những cái được nói phía trên khác với nguyên bản bao nhiêu, nên xin điểm thêm vài point.
Cổ nhân nói rằng, Luận Thập can thì phân âm dương, luận ngũ hành thì dương thống quản âm, đặc biệt là nghĩa của trời đất tự nhiên. Phàm là số đều bắt chước thế, cát hung thần sát từ đó mà khởi lên.
Bây giờ, chúng ta xét lại những hệ sao tương ứng với Thiên Can.
+Vòng Bác Sĩ, xin nhắc lại, Bác Sĩ an thuận theo Dương Nam/Âm Nữ, và nghịch nếu ngược lại. Vì vậy, vòng bác sĩ là thể hiện của Thiên Can.
+Vòng Lộc Tồn: không cần biết âm dương, cứ theo chiều Thuận mà khởi đi. Sau là Đà La, tiến thuận thì có Kình Dương,, trống 2 cung là LNVT, bỏ 1 cung thì an Đường Phù, bỏ 2 cung nữa thì an Quốc Ấn.

Vậy hai vòng này khác nhau hoàn toàn về bản chất, một vòng là thể hiện Thiên Can-thiên thời, một vòng thể hiện đặc trưng của Ngũ Hành.
LNVT không phải là ở vị trí Mộ của Đà la mà là ở vị trí Đế Vượng, tôi không đồng ý với việc gán âm dương tùy ý để khởi thuận/ngược tùy thích.
Vì vậy, từ đây khi figure out các tính chất của tinh đẩu thì sẽ đưa đến hai nhánh hoàn toàn khác nhau. Do đó, tôi không nhất trí một vài quan điểm của tác giả, nhưng bù lại tôi cho rằng những dị biệt có thể easily fixed.
Tôi sẽ bình luận kỹ hơn khi đọc trực tiếp nguyên bản.
Quote

buikhoai's Photo buikhoai 22/02/2012

@NTT:
Tôi không bình luận tính đúng sai, chỉ viết thêm 1 chút nguyên văn và chút về cách hiểu của tôi để làm rõ ý của tác giả:
-Kình Đà sinh ra là do Lộc Tồn đã sinh ra và để thỏa mãn tính "toàn không":
"Theo lý tính của Lộc Tồn, nếu Lộc Tồn ứng với cung X thì cung X ứng với sự "đúng lúc. Vì trong mô hình địa bàn đơn vị sai biệt phải là một cung nên sao ứng với sự "đến quá sớm" cùng lúc ấy tất đã đến cung X+1, và sao ứng với sự "đến quá trễ" tất còn ở cung X-1".

-3 sao Quốc Ấn Đường Phù LNVT được an để nhìn được rõ nét hơn tín hiệu của Lộc Kình Đà
"Nhưng giả sử khởi từ Lộc đi thuận, khởi từ Kình Đà đi nghịch thì cả Quốc Ấn, Đường Phù, LNVT đều ở vị trí số 9. Giả sử này có cơ sở vì dùng lý âm dương để xét bộ ba Lộc Kình Đà thì Lộc thuộc dương (đúng thời), Kình Đà thuộc âm (sai thời)".

-Đơn vị năm có vai trò cực lớn trong Tử Vi vì đó là đơn vị duy nhất ứng với 2 tài Thiên Địa (tháng ngày giờ tài Nhân) mà Lộc Tồn là thần sát quan trọng nhất của can năm nên nó phải có ảnh hưởng cực mạnh, rải khắp lên 12 cung mới hợp lí. Vì đã có 3 sao (hay 6 sao cũng được) nên cách đơn giản nhất là cho mỗi ô còn trống 1 sao, nhưng như vậy thì sẽ không ổn vì sẽ làm mất sự cân bằng âm dương vốn có từ Lộc Kình Đà. Vậy tất cả mỗi cung đều có một sao là đơn giản và hợp lí nhất. Về chiều của vòng sao này thì:
"Theo chiều kim đồng hồ có vẻ là cách tự nhiên nhất nhưng lại có vấn đề vì địa bàn đại biểu chi mà Lộc Tồn đại biểu can" nên phải có cách định nghĩa chiều thuận nghịch khác.
"Vì Lộc Tồn ứng với năm nên tính âm dương của năm sinh phải là một yếu tố quyết định tính thuận nghịch của vòng Lộc Tồn. Nhưng tính âm dương của năm y hệt tính âm dương của chi năm" nên cần thêm 1 yếu tố vào, đó là phái tính.

-Tác giả prefer tên của vòng sao này là "vòng Lộc Tồn" chứ không là "vòng Bác Sĩ" để nhấn mạnh rằng vòng sao này sinh ra bởi Lộc Tồn.
Edited by buiram, 22/02/2012 - 01:37.
Quote

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 22/02/2012

Nói chung thì, vì tác giả VDTT cũng ở đây và tôi chưa kịp đọc nguyên văn cuốn sách nên không tiện phản biện. Tuy nhiên tôi ủng hộ nhiều quan điểm của tác giả, nhưng không đồng ý với việc đồng nhất hai thần sát là Lộc Tồn và Bác Sĩ vì chúng có cơ chế hoạt động khác xa nhau, cũng như cho rằng cần phải giữ vững tên gọi vòng Bác Sĩ. Lộc tồn thể hiện tính bốn mùa, tức là ngũ hành, vậy dương thống quản âm, nên hệ sao của nó là an thuận không Nam Nữ, còn Bác Sĩ là hệ sao thể hiện thiên can, vậy nên phân âm dương và hình thành vòng Bác Sĩ như đã liệt kê.

Chú ý rằng, tôi cho rằng không phải cái gì mạnh mạnh cũng có thể an thành vòng cho thích, ví dụ lý luận như vậy chả có lý do gì mà ta không thác triển nốt hai hệ Tử Vi và Thiên Phủ thành 2 vòng, mỗi vòng 12 sao, có 24 sao quay quanh nhau cho nó sướng. Cũng tương tự, chả có lý do gì để thêm 7 sao vào hệ thái Tuế để tạo thành vòng thái tuế.

Trước kia cũng có một số người từng bàn nên tôi đưa lại đây để mọi người tham khảo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngoài ra, còn lại thì tôi khá đồng ý với tác giả.
Edited by NhuThangThai, 22/02/2012 - 04:01.
Quote
Locked

2 3 4