Jump to content

Advertisements




Con người có cải số được không?

Cải số con người!

82 replies to this topic

#1 GioiDinhTue

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 27 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 01/04/2012 - 01:40

Kính thưa cụ HaUyen và diễn đàn!

Tôi có đôi lời chia sẻ với diễn đàn một vấn đề cải số của con người:
1. Liệu Số mệnh con người được định mệnh bởi sinh ra đã có hay không?
2. Số mệnh con người nhất định phải đi đến con đường này, gặp người này và dẫn đến cái này không?
3. Vấn đề con người có thể cải được số mệnh mình hay không?

Mỗi con người sinh ra đều có định mệnh sắp đặt trước. Người sống trên đời không ngoài quy luật: sinh, lão, bệnh, tử. Đây chính là quy luật của tạo hóa, quy luật của cuộc sống và là chu trình của sự chuyển hóa. Số phận mỗi người đã được định sẵn.
Câu chuyện này tôi muốn kể cho toàn diễn đàn:
Ai cũng biết Cụ Khổng Tử là người học thuật uyên thâm được nhân dân Trung Quốc kính nể về tâm và thuật.
Có một ngày, người nọ có đến hỏi cụ về số phận và đời người của bản thân mình. Sau khi nghe cụ đoán rất đúng những vận hạn phúc và họa thì rất thán phục. Người nọ hỏi thưa cụ con có thể có con trai được không? Cụ đáp: số người không có người nối dõi đâu, nếu có sinh cũng chỉ ra con gái thôi. Người nọ buồn chán, thất vọng liền vào chùa thắp hương gặp vị Hòa thượng thì hòa thượng nhận ra sự bế tắc trong cuộc sống. Sau khi nghe người nọ tâm sự, thì Hòa thượng mới giảng giải cho người đó hiểu những căn nguyên của vấn đề. Người đó hiểu ra và quyết tâm theo tu tập theo ngài hướng dẫn. Một năm sau thì người đó hạ sinh được con trai.
Như vậy, cụ Khổng Tử có sai không?

Lá số tử vi là văn hóa của nhân loại được kết tinh và lưu truyền cho hậu sinh ngày nay, có giá trị lớn về cuộc sống nhân sinh quan, thế giới quan về con người. Và người tiếp cận được với tử vi cũng là phước duyên tốt rồi. Cụ Trần Đoàn là theo đạo gia theo phái tu Tiên nghiên cứu được quy luật của vũ trụ, Ngài đã nghiên cứu ra các vì tinh tú chiếu xuống và tổ hợp đưa ra hằng số tử vi để lại cho đời sau để tình ra vận hạn của con người. Nếu cụ Trần Đoàn mà để lại cho hậu sinh cái gốc là tại sao lại sinh ra lá số, định mệnh của con người. Và cách cải số thể nào thì đã có một đạo riêng, "Đạo Trần Đoàn". Nên mới nói là lá số tử vi chứ không nói đến gốc rễ đâu, thân cây đâu, cành nhánh đâu?

Xin trả lời câu hỏi tôi đặt ra, vấn đề cải số được hay không là do đương số. Bởi vì, tại sao con người này gặp sự kiện này, hoàn cảnh này xảy ra với mình mà không xảy ra với người khác. Tại sao "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", hay "kẻ cắp, bà già gặp nhau" đó là khí của mỗi người. Khi “cái tôi” hay “bản ngã” con người lớn lên khẳng đình và chấp trước vào việc gì, và cho rằng lý trí của mình là đúng thì người ta sẽ biện minh cho những hành động và ý thức của mình. Và tại sao con người phải chịu quả kiếp như vậy. Đó chính là do duyên và nghiệp tạo nên. Đương số cần thức được nghiệp, đánh thức được lòng từ bi trong mỗi người chúng ta và cởi được “cái tâm” thì nghiệp được hóa giải. Nếu như người ta biết làm điều tốt tránh điều xấu, nếu như người ta biết khuyên mọi người làm điều tốt, tránh điều xấu thì đã phước duyên đến rồi...
Trên đây là vài dòng chia sẻ trên diễn đàn không thể nói hết, và tôi cũng không thể giải thích hết được.

Kính chúc toàn thể diễn đàn được an lạc!



#2 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 01/04/2012 - 17:49

Tôi đang suy nghĩ: Tử Vi = Sinh học + Tâm lý học

Thanked by 1 Member:

#3 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 01/04/2012 - 18:17

Gần đây tôi có đọc cuốn sách Phân loại tính cách dựa trên phương pháp Q Color, ở đó tác giả đưa ra 4 màu Xanh lá cây, Xanh da trời, Đỏ, Vàng để hình thành nên 4 kiểu người chính, cùng 2 kiểu hướng Nội, hướng Ngoại tạo nên 8 kiểu người.

Chỉ với 5 phút trắc nghiệm để tìm ra bạn thuộc kiểu người gì, sau đó việc nói bạn là người thế nào, mạnh yếu ở đâu, phù hợp công việc gì, hợp với đối tác nào hoàn toàn không khó khăn và rất ứng nghiệm.

Tôi đang nghĩ, mặc dù phương pháp có khác nhau, nhưng có vẻ Đông Tây cũng đều đang có sự tương ứng trong kết quả.

Tất nhiên, đây mới chỉ là phần rất nhỏ trong hệ thống Phân loại tính cách của Phương Tây.

Thanked by 2 Members:

#4 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 09:33

Nếu Gioidinhtue theo Phật giáo, cho ThienA hỏi trong Phật giáo có ủng hộ việc xem tử vi không ?

Nếu đã hiểu Sắc tức thị Không, thì tại sao ta phải cải số để bám trụ vào Sắc ?

Mục đích của việc cải số trong chủ đề của bạn nhằm hướng đến điều gì ?
Để tránh tai họa, thoát bệnh tật, có con cái theo ý muốn,vv.... Động từ "Cải" hay "Tránh" số là chạy theo Sắc hay theo Không ?

Vậy nếu các bạn là 1 Phật tử, thì nên nhìn nhận Tử vi dưới góc độ nào ? Để tránh số, cải số hay để đạt tới giải thoát ?

Nếu 1 ngày nào đó tất cả mọi người,cả thế giới đều "thức được nghiệp, đánh thức được lòng từ bi trong mỗi người chúng ta và cởi được “cái tâm” thì nghiệp được hóa giải", lúc đó chẳng lẽ thế giới không còn đau khổ, bệnh tật, nghèo đói, sinh con trai theo ý muốn,vv...

Lúc đó liệu Âm-Dương có còn hiện hữu ?

Sửa bởi ThienA: 02/04/2012 - 09:36


Thanked by 6 Members:

#5 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 09:40

Phật học & Tử Vi có khác nhau điều gì không nhỉ ?

Các môn học cứ thích đặt ra các danh giới để tôn vinh cho môn học của mình, mà thực ra chúng về cơ bản đều là 1.

#6 IsraelPalestine

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 305 thanks
  • LocationVô ưu các - nơi các bằng hữu đã lỡ sa chân vào ma đạo tu tâm luyện thần mong có ngày trở lại với nhân gian

Gửi vào 02/04/2012 - 10:04

Phật học là một tôn giáo, tử vi thì không phải.
Thuyết tam tài được dùng phổ biến lâu nay, vốn nói đến sự thống nhất thiên địa nhân.Con người được coi là một tiểu vũ trụ tuy vậy nếu khẳng định một cách tổng quát :1 trong 3 tam tài có tính quyết định, sẽ dẫn đến thiếu sót trong các trường hợp cụ thể.
Tam tài liên hệ mật thiết, chỉ tùy trường hợp cụ thể mà thiên, địa hay nhân nắm phần quyết định chứ không tách rời nhau.

#7 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 10:10

Tử vi và Phật giáo nhiều khi chọi nhau nhiều lắm, khi xét động cơ của con người.


Một người mà suốt ngày lo lắng xem cải số kiểu gì để sinh được con theo ý muốn, xây nhà kiểu gì để tránh được họa, nhờ thầy tử vi xem cho bao giờ giàu có, bao giờ công thành danh toại,vv... thì không biết bao giờ mới tới được cõi Niết bàn ?


Nhưng 1 người khác xem tử vi, như An Khoa nói là để đi theo Tâm lý học, hiểu mình hiểu người, hiểu căn nguyên của thất bại, thành công, hiểu mình tốt xấu thế nào, lúc đó nếu là 1 Phật tử thì lại dễ dàng hơn để thay đổi bản thân để đạt giải thoát (chứ không phải để cải số nhằm mục đích bám trụ vào danh sắc).


Ví dụ 1 người cự riêu đà kỵ hỏa linh, sẽ biết là hay vạ miệng, thị phi, ích kỷ, nóng lạnh cục cằn thất thường. Nhìn thấy rằng nếu tiếp tục chạy theo như vậy thì hại người, hại người thân, khổ vợ con,vv.... Cải số ư ? Thay đổi mình đi, để vì người, vì mình, chữa cái miệng rồi sẽ đến lúc giải thoát.


Cái hay của tử vi là vạch ra cái xấu xa, tốt đẹp của con người để người ta từ bỏ điều xấu, đi theo điều tốt, chứ không phải là tìm cách cải số để đạt được điều mình muốn (chứ không phải Phật hay Chúa muốn).


1 ví dụ nữa, 1 lá số song lộc không kiếp, nhờ không kiếp (tham ô, tham nhũng) mà giàu có, con cái được học hành đầy đủ, nhà cửa vợ con xinh đẹp. Nhờ có tiền (bất chính) mà làm được nhiều điều thiện, điều tốt. Bản thân người ta cũng tốt, chỉ có động cơ kiếm tiền không tốt.

Bây giờ cải số theo quan điểm nhà Phật thế nào cho đúng ? Bỏ cái công việc đó đi mới là theo Phật.

Nhưng bỏ công việc đó, thì dĩ nhiên sẽ nghèo, con cái không nuôi nổi, lúc đó Không kiếp (nghèo đói) sẽ đập nát gia đình bạn, có thể vợ sẽ nguyền rủa bạn, đi tìm người khác,vv...


Như vậy Không kiếp ở đây có 2 hướng phát triển: tham ô tham nhũng hoặc là nghèo nhưng thanh bạch.

Như vậy tử vi làm gì có định mệnh, số mệnh, chỉ là do cái Tham-Sân-si hay sự giác ngộ của con người sẽ dẫn người ta đi theo cái Số mà người ta đang tự tạo cho mình thôi.


Nên trong PG mới cần Bi-Trí-Dũng, có mấy người dám liều mình đi theo cái Dũng của Phật để chọn con đường nghèo khổ mà thanh bạch.


Thử xem đến viện mà không mang phong bì mới lạ.



#8 GioiDinhTue

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 27 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 10:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 02/04/2012 - 10:10, said:

Tử vi và Phật giáo nhiều khi chọi nhau nhiều lắm, khi xét động cơ của con người.


Một người mà suốt ngày lo lắng xem cải số kiểu gì để sinh được con theo ý muốn, xây nhà kiểu gì để tránh được họa, nhờ thầy tử vi xem cho bao giờ giàu có, bao giờ công thành danh toại,vv... thì không biết bao giờ mới tới được cõi Niết bàn ?


Nhưng 1 người khác xem tử vi, như An Khoa nói là để đi theo Tâm lý học, hiểu mình hiểu người, hiểu căn nguyên của thất bại, thành công, hiểu mình tốt xấu thế nào, lúc đó nếu là 1 Phật tử thì lại dễ dàng hơn để thay đổi bản thân để đạt giải thoát (chứ không phải để cải số nhằm mục đích bám trụ vào danh sắc).


Ví dụ 1 người cự riêu đà kỵ hỏa linh, sẽ biết là hay vạ miệng, thị phi, ích kỷ, nóng lạnh cục cằn thất thường. Nhìn thấy rằng nếu tiếp tục chạy theo như vậy thì hại người, hại người thân, khổ vợ con,vv.... Cải số ư ? Thay đổi mình đi, để vì người, vì mình, chữa cái miệng rồi sẽ đến lúc giải thoát.


Cái hay của tử vi là vạch ra cái xấu xa, tốt đẹp của con người để người ta từ bỏ điều xấu, đi theo điều tốt, chứ không phải là tìm cách cải số để đạt được điều mình muốn (chứ không phải Phật hay Chúa muốn).


1 ví dụ nữa, 1 lá số song lộc không kiếp, nhờ không kiếp (tham ô, tham nhũng) mà giàu có, con cái được học hành đầy đủ, nhà cửa vợ con xinh đẹp. Nhờ có tiền (bất chính) mà làm được nhiều điều thiện, điều tốt. Bản thân người ta cũng tốt, chỉ có động cơ kiếm tiền không tốt.

Bây giờ cải số theo quan điểm nhà Phật thế nào cho đúng ? Bỏ cái công việc đó đi mới là theo Phật.

Nhưng bỏ công việc đó, thì dĩ nhiên sẽ nghèo, con cái không nuôi nổi, lúc đó Không kiếp (nghèo đói) sẽ đập nát gia đình bạn, có thể vợ sẽ nguyền rủa bạn, đi tìm người khác,vv...


Như vậy Không kiếp ở đây có 2 hướng phát triển: tham ô tham nhũng hoặc là nghèo nhưng thanh bạch.

Như vậy tử vi làm gì có định mệnh, số mệnh, chỉ là do cái Tham-Sân-si hay sự giác ngộ của con người sẽ dẫn người ta đi theo cái Số mà người ta đang tự tạo cho mình thôi.


Nên trong PG mới cần Bi-Trí-Dũng, có mấy người dám liều mình đi theo cái Dũng của Phật để chọn con đường nghèo khổ mà thanh bạch.


Thử xem đến viện mà không mang phong bì mới lạ.


Phản biện của Thiên A đúng một ý kiến riêng, và tự chủ. Nhưng chính sự chia sẻ của Thiên A làm tôi nhớ lại tư duy và cách phán xét của tôi 2 năm về trước cũng như thế.
Nếu như ta dùng lý trí và học thuật để áp dụng cho việc tu tập tại gia hay theo phât giáo thì bạn nhầm đó. Chúng ta là những người sống trong cõi ta bà(cõi phàm) thì mới phát huy được nhiều chứ. Lòng từ, bi , hỷ , xả của mỗi con người có qua được các nấc thang đó không thì phải do những va chạm, thăng trầm trong công việc mối quan hệ ngoài đời và mối quan hệ trong gia đình...thì lúc đó tâm của ta mới được biểu hiện rõ trong hoàn cảnh, môi trường.
Còn học thuật về Tử vi, tứ trụ hay Ký môn ... thì cũng đi đến 1 đích đó là gốc đạo.
Nếu như trong mỗi chúng ta mà có cái tôi lớn, dùng lý trí để bàn về Phật pháp thì không nên.
Kính

Sửa bởi GioiDinhTue: 02/04/2012 - 10:32


Thanked by 5 Members:

#9 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 10:52

Tôi lại được rất nhiều bạn bên Phật giáo khuyên rằng nên dùng Trí để nhận biết vạn vật, thông qua đó mới giác ngộ được. Vì Phật Giáo là Đạo của Trí.
Dĩ nhiên đi từ Trí (thủy) đến Đạo (hỏa) thì cần Nhân (mộc) dẫn đường.

Thực ra Dịch, Tử vi, Phong thủy là Đạo của Trời đất (câu này thấy nhiều người nói), nên xem Dịch, Tử vi hay mấy môn huyền thuật này cần hướng về trời đất, không phải chạy theo mấy cái ảo vọng danh sắc chóng qua của những đoàn người đang vật vã trong luân hồi.

Tôi thấy phát sợ với những câu hỏi đại loại như " Em bỏ chồng về sau có tìm được người khác tốt hơn không ?"

Sao ta không thay đổi chính mình bằng cách thay đổi con người thông qua việc hiểu biết họ (dùng Tử vi hiểu tính cách chẳng hạn)

"Gieo tư tưởng, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen.Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận". Tử vi nói mãi cũng không thoát khỏi quy luật này.

Mấy năm nay thầy xem tử vi mọc như nấm, người xem cũng như cả ông thầy tử vi cũng vật lộn với cái lá số, lá số của Thầy là phải làm Thầy, lá số của cô phải 3 lần chồng, còn ThienA mấy năm trước còn được phán là "sở khanh" và không dưới 3 vợ.

Nhưng chính họ đang nhảy vào cuộc chơi của Tử vi, tự hình dung lá số như 1 kiểu số phận, rồi tự mình nhào nặn nên cái cuộc đời theo cái form tử vi đó. Có biết đâu ta đang diễn tuồng với chính mình.

Như anh HD hôm nọ kể, mấy nhà sư đi cúng sao giải hạn, cuối cùng làm cháy cả nhà của chủ nhà.

Thấy bài này hay link để bác nào theo Phật giáo thì vào đọc:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi ThienA: 02/04/2012 - 10:57


Thanked by 6 Members:

#10 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 11:05

AnKhoa đọc sách Đạo Phật trước Tử Vi

Hồi đó có 1 suy nghĩ:

Đạo Phật là để cải thiện con người
Nhưng muốn cải thiện thì phải hiểu
Và Tử Vi là môn học để hiểu con người

Đạo Phật & Tử Vi (hay Mệnh lý nói chung) có thể đi sánh đôi hỗ trợ nhau mà không cần thiết phải xung đột nhau.

Thanked by 8 Members:

#11 GioiDinhTue

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 27 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 11:06

Tôi không biện minh cho những gì mình nói đâu. Có những thứ dễ học dễ hiểu thì bị coi thường và mọi người thích cái phức tạp khó hiểu và coi đó là cần phải học. Nếu như bản ngã của con người được gạt bỏ, tính hơn thua không tránh được thì chắc hơi khó tiến bộ. Ví như dao sắc không thể đưa cho đứa trẻ con hay người tàn bạo. Còn những thầy tử vi họ chưa kịp đọc được các môn thì đã bận rộn kiếm tiền rồi, kiến thức sao có thể cao nổi. Còn những sự cạnh tranh bên ngoài nữa, tiến sao đây. Còn học tử vi, dịch học hay huyền học mà không nắm được gốc thì cũng khó vì chân lý chỉ có một là gốc đạo của vũ trụ nhìn thế nào cũng đúng.
Kính

Thanked by 2 Members:

#12 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 11:09

Dalai Lama thứ 14th có nói 1 câu: "We are the Same"

Nghĩa là, về cơ bản, chúng ta đều như nhau cả thôi, mọi tính cách tốt xấu của người này cũng tồn tại trong người kia, chỉ có điều cái nào được thể hiện mạnh hơn cái nào.

Tử Vi có hơn 100 sao, tượng trưng cho hơn 100 "đặc điểm" trong tính cách, nội tâm của con người. Nó như "bản đồ sinh học" của con người. Tùy từng giai đoạn của thời gian mà "đặc điểm" (tức sao) nào được kích phát mạnh mà tính cách, cuộc sống, số phận của người đó sẽ mang nhiều dáng dấp của "đặc điểm" (tức sao) đó.

Khi đọc một cuốn sách, khi tham gia một khóa học, khi tiếp xúc một con người, khi sống trong một môi trường ... chúng ta tiếp nhận những luồng "năng lượng" để từ đó sẽ kích phát những "đặc điểm" tốt hoặc xấu trong "bản đồ sinh học" của ta.

Việc thiết kế phong thủy, chọn người hôn phối phù hợp, chọn tính danh hay ... thì cũng không nằm ngoài việc tìm nguồn năng lượng phù hợp để kích phát cái tốt tiềm ẩn trong mình.

Với lối tư duy này, ta có thể kết luận: Số mệnh có thể cải được !

Hy vọng có được sự phản biện hợp lý.

Sửa bởi AnKhoa: 02/04/2012 - 11:17


Thanked by 4 Members:

#13 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 11:12

Tạp luận về âm dương


[indent]Âm dương là tính của vũ trụ, là lý của vạn vật, và là căn nguyên của vận động.

Thời gian trôi qua, không gian xoay vần. Sinh tử luân hồi. Họa phúc tương liên. Phàm đã là "vật", tất chẳng thể thoát khỏi âm dương. Có âm dương, thì sinh tử họa phúc cũng là lẽ đương nhiên, lâu nay ta muốn biết mà chẳng muốn hiểu, muốn đoán mà chẳng muốn tìm, muốn hỏi mà chẳng muốn đổi...

Vậy nên, khắp các diễn đàn, nơi nơi bàn thuật số. Chẳng khác gì luôn tìm cách hái quả mà quên chăm cội gốc. Điều đó cũng thật nguy hại ...

Nay, ngẫm 2 chữ âm dương, ta chỉ phân tách thành từng cặp mà suy ngẫm. Tỷ như họa phúc, đúng sai, thiện ác, được mất, thịnh suy, chủ khách, nội ngoại, ưu nhược... Cũng đã hiểu được lẽ người, lẽ mình, lẽ làm việc hết sức và lẽ bằng lòng hiện tại. Chỉ cần thế cũng đã hiểu được hạnh phúc, bớt mê chướng mà tỏ tường thanh thản.

Thử coi xem trời đất còn có ngày đêm, vạn vật còn có tròn khuyết, ấy vậy mà bao cô trẻ luôn cao vọng mà đánh mất mình, luôn oán trách mà không biết cái mình đang được có. Thế rồi khi họa đến thì lao nhao đi bói, đi hỏi, đi thắc mắc "Sao tôi khổ vậy?"

Khổ do đâu?

Lại cũng nghĩ họa phúc đi liền, sao biết cái họa đang đến không phải là nhân của quả phúc sau này? Muốn tránh khổ, muốn cải số, vậy cải gì tránh gì? Tránh không khổ thì tất cũng chẳng có sướng, tránh không buồn thì tất cũng chẳng có vui. Âu cũng là số trời khít như then cửa, lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu mà hành nhân chẳng biết vậy.

Vậy nên, xưa nói "Tận nhân lực, tri thiên mệnh". Có ai đổi chữ Tri thành chữ Cải đâu...

Suy tiếp rằng, vạn người nếu chỉ cần làm được 2 điều " Luôn cố gắng - Biết hài lòng", hài hòa được cặp âm dương ấy thì đã là cải số mà chẳng tốn công.

Đấy gọi là học cách "Tư duy âm dương", chứ không phải thuộc lòng hay định nghĩa âm dương.[/indent][indent]

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[/indent]

Sửa bởi ThienA: 02/04/2012 - 11:15


Thanked by 5 Members:

#14 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 11:19

Muốn cải số thì cũng không có gì là khó. Ví dụ lá số cung Thê Tử tham không kiếp, yêu là khổ.
Bác nào muốn cải số đơn giản lắm, lên Chùa mà tu, ngại lên Chùa thì đừng lấy vợ nữa, tự nhiên ứng vào Không kiếp Thê cung( ko vợ con hoặc có cũng như không).

Quan trọng là bạn có dám làm hay không, không phải là không thay đổi được
Còn làm cái gì chẳng có Được_Mất, chỉ tại con người tham quá, chỉ muốn Được mà không muốn Mất.

Người ta quên rằng không có Mất thì làm gì có cái gì gọi là Được.

Thanked by 3 Members:

#15 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 11:35

Quan điểm phật giáo hay các tôn giáo khác đều hướng con người đến sự thiện tâm , công bằng , bác ái , nhưng thực hiện được khó lắm , con người bản gốc vẫn là tham sân si ,đâu phải bỏ là bỏ được , người đi tu bây giờ cũng khác xưa nhiều , ko còn như xưa , thôi thì sống chung với lũ , nhiều khi vẫn phải tham sân si nhưng giảm bớt đi các nhu cầu , nhân sinh quan nên phát triển theo hướng tốt hơn , ko lạc quan quá mà ko bi quan quá , thế là được
ST


nhân sinh quan tích cực 1 trải nghiêm trưởng thành


[indent]Mỗi người đều có một nhân sinh quan khác nhau, có người lạc quan, có người bi quan. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, giữ cách nhìn lạc quan; người bi quan lại luôn nghĩ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi quan.

Thật ra, trên thế giới không có lạc quan tuyệt đối, cũng không có bi quan tuyệt đối; “Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” (Tâm sinh có vô vàn cách sinh, tâm diệt có vô vàn cách diệt). Lạc quan, bi quan, đương nhiên có nhân duyên bên ngoài, nhưng đa số đều là tự mình tạo nên.



Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may bị đứt một ngón tay, mới hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào? Đại thần nói với giọng lạc quan, nhẹ nhõm: “Đây là việc tốt!” Quốc vương nghe vậy giận lắm, trách ông hí hửng khi thấy người khác gặp nạn, vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao. Một năm sau, quốc vương lại ra ngoài đi săn, bị thổ dân bắt sống, trói vào đàn tế, chuẩn bị tế thần. Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất một ngón tay, cho rằng đây là vật tế không hoàn chỉnh, bèn thả quốc vương ra, thay vào đó viên đại thần tùy tùng làm vật hiến tế. Trong niềm vui thoát nạn, quốc vương nghĩ tới viên đại thần vui vẻ từng nói rằng mất ngón tay là việc tốt, liền ra lệnh thả ông, và xin lỗi vì đã vô cớ bắt ông chịu nạn 1 năm trong ngục tối. Vị đại thần này vẫn lạc quan nói: “Cái họa 1 năm ngồi tù cũng là việc tốt, nếu như tôi không ngồi tù, thì thử nghĩ, vị đại thần theo người đi săn mà bị lên đàn hiến tế kia sẽ là ai?”

Bởi vậy, việc tốt chưa chắc đã tốt hoàn toàn, việc xấu cũng chưa chắc đã hoàn toàn xấu; Phật giáo dạy “vô thường”, mọi chuyện có thể thành tốt, mọi chuyện có thể nên xấu. Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình chỉ còn một triệu đồng mà buồn lo, người lạc quan vẫn cảm thấy hạnh phúc vì mình vẫn còn mười ngàn đồng.

Khi Tô Đông Pha bị giáng về đảo Hải Nam, sự cô tịch, hoang vu trên đảo, so với thời kỳ đầu ông mới được thăng chức vùn vụt, đúng là hai thế giới khác nhau một trời một vực. Nhưng sau đó, Tô Đông Pha nghĩ, giữa vũ trụ này, sống trên hòn đảo cô độc này, thực ra, không chỉ có một mình ông, Trái đất cũng là một hòn đảo cô độc giữa biển cả, giống như con kiến giữa chậu nước, khi leo lên một phiến lá, đây cũng là một hòn đảo mồ côi. Vì thế, Tô Đông Pha cảm thấy, chỉ cần có thể biết hài lòng là có thể vui vẻ.

Ở trên đảo, mỗi lần ăn một món hải sản địa phương, Tô Đông Pha lại thấy mình thật may mắn vì đã được đến đảo Hải Nam này. Thậm chí, ông nghĩ, nếu trong triều có vị đại thần nào đến đây sớm hơn ông, ông làm sao có thể được tự mình nếm những món ăn ngon lành như thế? Vì vậy, nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, là sẽ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc không gì sánh nổi.

Những nhà sư xuất gia theo Phật giáo, chỉ một chiếc áo cà sa, một đôi giày cỏ mà vân du khắp cõi. Họ có thể đồng hành cùng kẻ hành khất, nhưng cũng có thể ngồi ngang với bậc quân vương, xem ra lẻ loi một mình, nhưng tăng có cả pháp giới, cùng một thể với chúng sinh trong vũ trụ, vậy nơi nào có chỗ cho cô đơn đây?

Bởi vậy, đời người không có vui buồn tuyệt đối, chỉ cần một tinh thần phấn đấu, tích cực, chỉ cần luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, tự nhiên có thể biến khổ thành vui, biến khó thành dễ, biến nguy thành an. Helen Keller nói: “Hướng về ánh nắng, bạn sẽ không nhìn thấy bóng tối.” Nhân sinh quan tích cực, chính là ánh nắng trong trái tim, lời này thật là chân giá trị![/indent]



Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |