Jump to content

Advertisements




NHỮNG CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ


86 replies to this topic

#61 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/05/2012 - 07:14

61. NA LUẬT SỞ TÀI

Na Luật Sở Tài là một vị đại thần triều Nguyên. Ông bác học, đa tài, không sách gì là không đọc, lại tinh thông Phật học. Đối với thuật số ông cũng rất giỏi. Thành Cát Tư Hãn mỗi lần xuất quân nhờ ông chiêm bốc đều đúng cả. Đương thời các quan ở Châu, Quận rất bạo ngược, tùy tiện giết người hoặc hại phụ nữ. Sở Tài thấy dân chúng sống khổ sở trong tình trạng đen tối, khóc trình Nguyên Thái Tổ.

Thái Tổ ra lệnh các quan lại không được tùy tiện giết người, phàm những án tử hình phải trình lên Hoàng thượng phê chuẩn, nếu trái lệnh sẽ bị xử tử. Do đó tình hình được cải thiện. Khi Thái Tổ nam chinh, Sở Tài cho làm cờ chiêu hàng phát cho những người quy thuận, khiến bảo tồn được nhiều nhân mạng. Khi hạ thành Biện Lương để trả thù dân chúng kháng cự lâu dài, Thái Tổ định ra lệnh thiêu chết toàn thành. Sở Tài tâu :

- Hoàng thượng dụng binh mục đích là chiếm đất dành dân. Nay nếu đốt thành thì được đất, nhưng không có dân thì có ích gì ?

Thành Cát Tư Hãn do dự. Sở Tài lại tâu :

- Những công trình tinh xảo, của cải quý báu trong thành nếu đem đốt hết chẳng là đáng tiếc sao ?

Thái Tổ nghe có lý, hạ lệnh chỉ bắt những người cầm đầu còn dân chúng không truy cứu. Một trăm bốn mươi bảy vạn dân Biện Lương do đó bảo tồn được tánh mạng. Lúc đó người đào vong rất nhiều, Thái Tổ ra lệnh nhà nào chứa người đào vong sẽ bị chém cả nhà. Na Luật Sở Tài lại tâu :

- Hà Nam đã được bình định. Dân chúng đều là con dân của bệ hạ, có muốn trốn cũng không có chỗ đi. Sao có thể vì một người mà chém mười người ?

Thái Tổ cũng ưng thuận bỏ lệnh vừa ban. Quân Mông Cổ lúc mới vào Trung Nguyên có ý định giết sạch người Hán, biến đồng ruộng thành mục trường. May nhờ có Na Luật Sở Tài thâm hiểu Phật học ngăn cản nên chuyện đó mới không xẩy ra. Ông làm quan đến chức Trung Thư Lịnh, khi chết được truy phong Quảng Ninh Vương. Con cháu đều làm quan lớn.




Thanked by 4 Members:

#62 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/05/2012 - 07:16

62. CON HEO XIN CỨU MẠNG

Đời Càn Long, vào mùa xuân năm Đinh Mùi, quan huyện Hán Dương đang ngồi trên công đường bỗng thấy một con heo chạy vào quỳ trước bệ. Ông lấy làm lạ bèn hỏi :

- Ngươi bị oan à ?

Con heo lắc đầu.

- Ngươi muốn ăn hả ?

Con heo vẫn lắc đầu.

- Hay là ngươi sợ bị giết ?

Con heo gật đầu, chảy nước mắt. Ông hỏi thăm thì ra là con heo của một nhà hàng thịt chạy ra, ông bèn bỏ tiền ra mua và giao cho chùa nuôi.

Thanked by 4 Members:

#63 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/05/2012 - 07:19

63. THẦN SÔNG XIN SÁM HỐI

Hạ tể tướng một hôm dừng thuyền ở Tầm Ngư Khẩu. Đêm, mộng thấy thần miếu là Cửu Giang Thần Tống Đại Vương đến bảo :

- Kiếp trước ông, tôi và Tam Muội sư là ba sư huynh đệ. Kiếp này Tam Muội làm Quốc sư, ông làm Tể tướng còn tôi là Thần sông. Những người buôn bán qua đây đều vào miếu cúng tế. Vì họ cúng toàn thịt heo, dê, tôi hưởng đồ huyết nhục nên bị sa vào ác đạo. Sư huynh Tam Muội đạo hạnh rất cao, đã cứu được nhiều người đọa lạc. Ngày mai sư huynh Tam Muội sẽ qua đây. Ông hãy nhờ sư huynh cúng sám hối cho tôi, để tôi được giải thoát.

Ngày hôm sau quả nhiên Tam Muội quốc sư đi qua đấy. Hạ tể tướng bèn kể lại giấc mộng cho quốc sư nghe. Quốc sư bèn lập đàn cúng. Bỗng có có một ông Hỏa đầu tăng đến bảo mọi người :

- Thần sông cũ đã được sinh về Tây Phương, thần sông mới cũng đã quy y Phật, thọ ngũ giới rồi. Từ giờ mọi người hãy cúng chay, không được cúng mặn nữa.

Hôm sau có một người lái buôn không tin, cứ cúng rượu thịt. Khi đang thắp hương bỗng ngã sấp xuống như có người đẩy. Lúc nhỏm dậy bảo mọi người :

- Ta đã quy y Tam Muội quốc sư rồi. Hôm trước, Lãn Tàn thiền sư cũng đã báo cho các ngươi, sao ngươi còn muốn làm ta phá giới ?

Mọi người hỏi :

- Lãn Tàn thiền sư là ai ?

- Là ông Hỏa đầu tăng hôm trước đó !

Mọi người đi tìm nhưng chẳng thấy ông ta ở đâu.


Thanked by 4 Members:

#64 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 22/05/2012 - 19:56

64. TRIỆU TẠI LỄ

Triệu Tại Lễ người Trác Châu là một viên quan nhỏ đời Đường, sau tránh họa rời về Thái Nguyên không có chức vị gì cả. Không lâu, Nhà Đường bị nhà Hậu Lương diệt. Mười năm sau Hậu Lương lại bị Hậu Đường diệt. Triệu Tại Lễ nhân cơ hội theo Trang Tông của Hậu Đường. Trang Tông rất thưởng thức tài của Tại Lễ, cho ông làm chỉ huy sứ lãnh quân đội Ngụy Châu, trấn giữ Ngõa Kiều Quan, Bối Châu. Tình hình lúc đó rất rối loạn. Trang Tông là một người tàn bạo do đó thường phát sinh những cuộc phản loạn, nhưng ở Bối Châu vẫn yên tĩnh. Một hôm, một binh sĩ nói giữa hàng quân :

- Khiết Đan dã tâm rất lớn, binh đội chúng ta bạc nhược, làm sao đánh lại họ ?

Lại có một binh sĩ khác là Hoàng Phủ lại thêm :

- Hoàng thượng tánh tình tàn bạo, lại ích kỷ, chỉ lo hưởng thụ mặc kệ bá tánh sống hay chết. Chúng ta vì sao lại giao mạng cho hắn ?

- Được ! Chúng ta hãy làm đại sự.

Mọi người đều nhao nhao đồng ý. Triệu Tại Lễ nghĩ bụng :

- Hỏng rồi, chuyện ta lo lắng nay đã xẩy ra, giờ phải làm sao đây ?

Hoàng Phủ lại tiếp :

- Tướng quân Dương Nhân Thạnh hàng ngày đối đãi tốt với chúng ta, lại dũng cảm. Chúng ta đề cử ông làm lãnh đạo, sao hả ?

Không ngờ Dương Nhân Thạnh khoát tay từ chối :

- Không được ! Chúng ta sao dám làm chuyện đại nghịch bất đạo này ?

Hoàng Phủ trợn mắt :

- Ông dám không theo hả ?

- Không được là không được !

Đột nhiên Hoàng Phủ vung kiếm, đầu Dương Nhân Thạnh bị chém rơi xuống đất.
Binh sĩ lại đề cử một vị tướng khác. Người này cũng từ chối và bị Hoàng Phủ chém chết. Mọi người lại đưa mắt nhìn Triệu Tại Lễ. Tại Lễ run rẩy :

- Các người đừng suy cử ta, phản nghịch là tội chém đầu.

Binh sĩ ném hai cái đầu vừa chém xuống dưới chân Tại Lễ :

- Ông không bằng lòng thì cũng như những người này.

Triệu Tại Lễ nhìn hai đầu lâu đầy máu, hoảng sợ đành phải chấp nhận. Ngày hôm sau dẫn quân phản nghịch đánh Ngụy Châu, tiến tới Hưng Đường. Hưng Đường Doãn Vương đã lớn tuổi lại đang nằm trên giường bệnh, nghe tin quân phản nghịch tới, hoảng sợ gọi :

- Chu sư bang ! mau viết báo cáo triều đình Triệu Tại Lễ đã làm phản ! Chu sư bang ngươi ở đâu ?

Mãi mới có một người đầy tớ xô cửa vào phòng bảo :

- Vương đại nhân sao còn chưa đi trốn ? Phản binh đã vào thành phóng hỏa giết người. dân chúng đã chạy cả rồi sao tướng quân còn chưa chạy?

- Cái gì? Sao lại như vậy ? Mau kiếm ngựa cho ta !

- Bây giờ làm gì còn có ngựa ?

Vương chỉ đành lê thân tàn cùng người đầy tớ chạy trốn. Vừa ra tới cửa chính thì gập ngay Triệu Tại Lễ, Vương mặt không còn máu, quỳ xuống :

- Triệu đại nhân ! Xin tha mạng.

- Vương đại nhân đừng sợ, nghịch biến là ý binh sĩ, tôi chỉ theo thôi, tôi không hại đại nhân đâu.

Vương dập đầu cảm tạ. Hạ được Hưng Đường rồi phản quân xoay qua công phá Nghiệp Đô. Quân đội chống giữ Nghiệp Đô đánh không lại, không lâu đầu hàng. Trang Tông phái tướng quân Nguyên Hành Khâm đem quân đi dẹp, nhưng cũng đánh không lại. Trang Tông mắng chửi Hành Khâm vô dụng, lại sai Lý Tự Nguyên đi đánh. Lý Tự Nguyên đem đại đội binh mã tới Nghiệp Đô. Phản binh thủ thành chuẩn bị cùng Tự Nguyên chiến đấu. Không ngờ khi đi đến trước thành thì binh sĩ bảo Lý Tự Nguyên :

- Lý tướng quân ! Chúng tôi biết tướng quân có tài năng, khuất mình làm thủ hạ hôn quân là không nên. Chúng ta đừng đánh nhau với phản quân nữa, hãy hiệp lực với họ.

- Chuyện này...

Kỳ thực Lý Tự Nguyên đã muốn tạo phản, lúc đó giả vờ cự tuyệt, sau thuận theo lời mọi người cùng phản quân hợp tác. Triệu Tại Lễ thấy Lý Tự Nguyên như thấy cứu tinh liền bảo binh sĩ :

- Lý tướng quân tài năng hơn ta, nên suy cử ông làm nguyên soái.

- Phải đó, mời tướng quân lãnh đạo chúng tôi.

Quân sĩ ồn ào yêu cầu. Lý Tự Nguyên bảo :

- Nếu mọi người đã chọn ta, thì ta cung kính chẳng bằng theo lời. Ngày mai ta dẫn quân về đánh Lạc Dương, Triệu Tại Lễ ở đây giữ Nghiệp Đô.

Ngày hôm sau Lý Tự Nguyên dẫn quân về đánh Lạc Dương. Quân sĩ đã oán hận Trang Tông thấu xương nên bỏ theo phản quân rất đông. Lý Tự Nguyên đánh Lạc Dương dễ dàng, tự lên ngôi hoàng đế đó là Hậu Đường Minh Tông. Triệu Tại Lễ được đổi đi Thái Ninh, Thiên Bình...làm Tiết độ sứ. Tới đâu ông cũng vơ vét tiền tài của bá tánh. Tiền của gom lại cả trăm vạn lạng.

Mười năm sau Tiết độ sứ Hà Đông được sự trợ giúp của người Khiết Đan tiêu diệt Hậu Đường, thành lập Hậu Tấn. Tại Lễ xin hàng, Thạch Kính Đường cho ông giữ Tống Châu. Ở Tống Châu, Triệu Tại Lễ lại vơ vét của cải của dân chúng khiến dân chúng oán ghét. Triều đình bèn ra lệnh điều Tại Lễ đi nơi khác. Dân chúng Tống Châu vui mừng bảo nhau :

- Triệu Tại Lễ đi rồi ! Thật là nhổ được cái đinh trong mắt, thiệt hay quá !

Tại Lễ nghe được lời này rất tức giận, xin triều đình cho lưu lại Tống Châu. Tin tức loan ra, bá tánh ai cũng cau mày, nhăn mặt. Tại Lễ lại nói :

- Muốn nhổ đinh cũng phải mất tiền. Từ mai mỗi người dân Tống Châu phải nộp một ngàn đồng , gọi là tiền nhổ đinh. !

Dân chúng kêu trời. Thời Hậu Tấn không lâu, người Khiết Đan vào xâm lấn Trung Nguyên. Tại Lể dẫn binh đến Đại Lương giúp kháng địch. Khi đến Lạc Dương gập quân Khiết Đan do tướng Khiết Đan là Duệ Thích đánh. Vừa không đề phòng, lại nhát gan, Tại Lễ chỉ đành đầu hàng. Không ngờ Duệ Thích vừa khinh bỉ, vừa bắt Tại Lễ nộp hết tài sản. Tại Lễ vừa giận, vừa sợ nữa đêm treo cổ tự tử ở chuồng ngựa, năm đó ông sáu mươi hai tuổi, của cải cả đời chiếm đoạt của người lúc chết không mang theo được một xu.




Thanked by 2 Members:

#65 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 22/05/2012 - 20:05

65. HÒA SĨ KHAI

Thời Nam Bắc Triều, Hòa Sĩ Khai tổ tiên vốn là dân tộc thiểu số Tây Vực thuộc giai cấp thương nhân, chính họ là Tố Hòa, sau đến định cư ở Trung Nguyên đổi họ là Hòa.

Hòa Sĩ Khai từ nhỏ đã thông minh, ngộ tánh lại cao, do đó được tuyển vào quốc tử giám. Các bạn đồng học đều phục tài. Ông lại giỏi đánh cờ, ít người địch lại ông. Một hôm trên đường cùng người đấu cờ, nhiều người thay nhau đấu với ông đều bị thua cả. Những người qua đường đều xúm lại xem đông ngẹt. Lúc đó Trường Quảng Vương Cao Trạm đi qua đó. Bộ hạ hô :

- Tránh đường ! Tránh đường !

Mọi người mãi theo dõi, không ai để ý đến tiếng hô. Cao Trạm cũng là một cao thủ chơi cờ, nghe mọi người khen ngợi bèn xuống xe xem, liền bị nước cờ của Sĩ Khai hấp dẫn. Ông gọi tùy tùng lại bảo nhỏ :

- Đi hỏi coi người đó là ai ?

Tùy tùng dò hỏi rồi tâu :

- Là học sinh Quốc tử giám Hòa Sĩ Khai.

Cao Trạm xem một lúc rồi lên xe về cung. Ngày hôm sau Hòa Sĩ Khai được triệu đến Vương phủ. Cao Trạm nhìn từ đầu đến chân rồi hỏi :

- Ngươi là Hòa Sĩ Khai ?

- Học sinh chính là Hòa Sĩ Khai.

- Hôm qua ta ở trên đường có xem ngươi chơi cờ, chơi khá lắm; bây giờ chúng ta đọ sức có được không ?

Hòa Sĩ Khai vui mừng hầu cờ. Ông thông minh tài trí nên đổi cục diện thế cờ thua thành hòa khiến Cao Trạm thích thú :

- Sĩ Khai, nước cờ của ngươi như thần vậy !

- Nước cờ của ngài nào có khác gì Thiên đế ?

Cao Trạm lại càng vui, hạ lệnh cho Sĩ Khai làm Tham quân trong Vương phủ. Khi Bắc Tề Văn Tuyên Đế qua đời, Trường Quảng Vương Cao Trạm lên kế vị là Võ Thành Đế. Sĩ Khai cũng được thăng tới Thị Trung, càng được Thành Đế tin cậy. Hai người ngày nào cũng bàn chuyện đàn bà, ăn uống, vui chơi. Hòa Sĩ Khai còn tâu vua :

- Từ xưa đến nay, các đế vương dù hiền hay ngu, đều không tránh được cái chết. Hoàng thượng nên quý mến tuổi thanh xuân, hưởng thụ cho sướng đời. Chuyện quốc gia đại sự mặc kệ bọn đại thần lo, bệ hạ việc gì phải lao tâm khổ trí !

- Lời ngươi rất hợp ý trẫm.

Quần thần rất ghét Sĩ Khai, nhưng vì ông được vua tin dùng nên không ai dám làm gì. Sĩ Khai rất tham tiền. Những người nào bị tội xử tử nếu muốn thoát cứ việc nạp tiền cho Sĩ Khai, gọi là tiền thế mạng. Mọi người đều thấy hành vi của ông là vô sỉ. Không lâu Cao Trạm bị bệnh nặng, triệu Sĩ Khai vào cung, nắm tay dặn dò :

- Ta tin tưởng vào tài năng của ngươi, nay ta giao phó hậu sự cho ngươi, đừng để ta phải thất vọng.

Ngày hôm sau con Cao Trạm là Cao Vỹ lên ngôi, sử kêu là Hậu Chủ. Cao Vỹ cũng giống như cha, rất tín nhiệm Sĩ Khai. Do đó Sĩ Khai không coi ai vào đâu, tác oai, tác phúc. Quần thần rất phẫn nộ. Một hôm Lang Gia Vương Cao Nghiễm thết tiệc tại phủ, chiêu đãi các quan Thị Trung Phùng Tử Tông, ngự sử Vương Tử Nghi, Võ Vệ Cao Xá Lạc, Đô đốc Phùng Vĩnh Lạc. Rượu được nữa chừng Cao Nghiễm bỗng thở dài. Vương Tử Nghi đứng lên hỏi :

- Vương bang, hôm nay mọi người tụ họp ăn uống vui vẻ sao ngài lại thở dài ?

- Ta thấy tình cảnh triều đình mà thương tâm, tên tiểu nhân Hòa Sĩ Khai làm hư hoàng thượng. Ta muốn vì đất nước trừ ác, nhưng không có biện pháp gì.

Nói rồi rơi lệ. Cao Xá Lạc phẫn khích :

- Hành vi của Hòa Sĩ Khai coi thật chướng mắt, xin Vương bang đừng lo. Chúng ta họp nhau nhất định nghĩ ra biện pháp đối phó với hắn. Chỉ cần một lời của Vưong, chúng tôi dù tan xương nát thịt cũng không từ.

Phùng Tử Tông cũng nói :

- Đúng rồi ! Không giết Hòa Sĩ Khai thì triều đình không yên.

Các người khác đều phù họa theo. Cao Nghiễm gạt nước mắt, bảo mọi người :

- Ta biết các vị có lòng trung với triều đình, do đó mới dám thổ lộ tâm can. Chỉ cần các vị hưởng ứng, sợ gì chẳng trừ được đứa ác tặc.

Mọi người xúm lại thương nghị kế sách để đối phó Hòa Sĩ Khai. Vài hôm sau Hòa Sĩ Khai cũng như bình thường vào cung, bị binh sĩ cản lại. Hòa Sĩ Khai tức giận mắng :

- To gan ! Các ngươi dám ngăn ta vào triều sao ?

- Đó là do Khố Địch Phùng Liên đại nhân ra lệnh. Xin Hòa đại nhân thông cảm.

Hòa Sĩ Khai mở miệng định mắng chửi nữa, thì thấy Khố Địch Phùng Liên từ xa chạy lại tươi cười :

- Hòa đại nhân, có chuyện vui chờ ngài.

- Chuyện gì ?

Lúc đó Vương Tử Nghi cũng tới :

- Có chiếu hoàng thượng mời đại nhân đến ngự sử đài bàn chuyện trọng đại. Nói rồi trình tờ chiếu lên.

Hòa Sĩ Khai tiếp chiếu, đọc rồi trừng mắt nhìn mọi người, rồi đi về phía Ngữ Sử Đài. Ai ngờ đi được nữa đường qua Trị Thư Ngự Sảnh Sự bỗng thấy một đội binh mã, vị tướng đi đầu hô lớn :

- Thừa lệnh Lang Gia Vương bắt gian tặc Hòa Sĩ Khai.

Vị tướng quân đó chính là Đề đốc Phùng Vĩnh Lạc. Quân sĩ bèn bắt trói Hòa Sĩ Khai, giam ở Trị Thư Ngự Sảnh Sự. Hòa Sĩ Khai vừa giận, vừa sợ đập cửa hét lớn :

- Các ngươi lấy cớ gì bắt ta ? Thả ta ra mau !

Cao Nghiễm và mọi người thương lượng, để tránh đêm dài lắm mộng, trừ tuyệt hậu họan, ngay đêm đó mang Hòa Sĩ Khai ra xử tử.

Hòa Sĩ Khai thông minh, nhưng nhân phẩm không tốt, đã tham tiền lại cậy quyền thế làm đảo lộn triều đình. Đáng nhẽ được hai vua tín nhiệm, phải khuyên vua chăm lo việc nước, thì lại chỉ bầy cách cho vua vui chơi, tự nhiên không tránh được ác báo.



Thanked by 3 Members:

#66 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 22/05/2012 - 20:19

66. VƯƠNG TRẤN ÁC

Vương Trấn Ác người đời Đông Tấn, tổ phụ là Vương Mãnh văn võ toàn tài được hoàng đế Tiền Tần là Phù Kiên trọng dụng. Những chuyện quân cơ đại sự đều do ông xử trí. Phụ thân ông là Vương Hưu cũng làm đến Thái thú. Cục diện chính trị đời Đông Tấn không được ổn định. Phía Bắc người Hồ chiếm cứ, phân biệt thành mười sáu nước, trong đó Tiền Tần là một. Lưu Dụ là một quyền thần của Đông Tấn, nắm hết quyền bính trong tay, khuynh hoát cả vua. Khi Đông Tấn định tiêu diệt Nam Yến; một bộ hạ trình Lưu Dụ :

- Ở Lâm Lễ, huyện lịnh Vương Trấn Ác là một người đầy bụng mưu lược, là một nhà quân sự giỏi. Nếu đại nhân dùng ông ta thì có thể làm nên việc lớn.

Lưu Dụ gật đầu :

- Phải, ta đã sớm nghe danh Vương Trấn Ác, ngươi hãy kêu người mời ông ta tới đây giúp ta.

Vài ngày sau Vương Trấn Ác đến bản doanh quân Tấn. Lưu Dụ và Vương Trấn Ác bàn luận về thế cục. Lưu Dụ ngoảnh nhìn tả hữu bảo mọi người :

- Trấn Ác thừa hưởng tài trí của Vương Mãnh, nhất định sau này sẽ là một vị tướng giỏi.

Lại bảo Trấn Ác :

- Ta bổ nhiệm ngươi làm tham quân Thái Úy. Ngươi đừng làm tri huyện nữa. hãy theo ta, tương lai ngươi không phải chỉ có thế thôi.

Vương Trấn Ác vội dập đầu tạ ơn :

- Đa tạ đại nhân nâng đỡ.

Từ đó Vương Trấn Ác đi theo Lưu Dụ đánh trận, lập được nhiều công lớn, chức quan càng ngày càng cao. Năm 416 dương lịch, Lưu Dụ đem quân đánh Hậu Tần, Trấn Ác thấy đây là một cơ hội tốt để lập công, bèn thưa :

- Thuộc hạ xin làm tiên phong, vì đại nhân lập công lớn.

- Tốt lắm có Trấn ác làm tiên phong chúng ta nhất định sẽ thắng trận.

- Nếu thuộc hạ không thâu phục được Quan Trung, Trường Sa thề chết ở chiến trường, không trở về nữa !

Nào ngờ Lưu Dụ bảo :

- Không ! Hạ được Lạc Dương rồi ngươi phải đợi đại quân ta tới, không được vọng động.

Trấn ác không vui.

- Dạ ! Thuộc hạ nhất định ở lại Lạc Dương đợi đại nhân.

Trấn Ác đi tiên phong, dẫn quân xâm nhập Hậu Tần. Thế mạnh như chẻ tre chiếm được Hứa Xương. Trấn Ác không nghe lời dặn của Lưu Dụ đem quân thẳng tới Đồng Quan. Đại tướng của Hậu Tần là Diêu Thiệu dàn quân phòng thủ những nơi hiểm yếu. Quân của Vương Trấn Ác thiếu lương thực. Trấn Ác sai người cầu cứu Lưu Dụ. Nhưng lúc đó Lưu Dụ đang bị quân Hậu Tần vây ở Hoàng Hà không thể làm gì được. Trấn Ác tự nhủ :

- Làm sao đây ? Làm sao Đây ? À có rồi ! Quận Hoằng Nông ở gần đây thôi sao ta không bắt bá tánh nộp thuế ? bèn ra lệnh :

- Truyền lệnh ta hãy đi thu thuế quận Hoằng Nông.

Bá tánh ở Hoằng Nông từ lâu bị người Hồ áp bức thấy quân Tấn đến bèn tự động nộp lương thực. Lúc đó lại có tin Diệu Thiệu bị bệnh chết. Tinh thần của Tấn binh càng lên cao. Không lâu Lưu Dụ đột phá vòng vây tới họp mặt với Trấn Ác, quân Hậu Tần bỏ chạy. Lưu Dụ trách Trấn Ác :

- Ta đã bảo trước mà ngươi còn dám trái lệnh, đáng nhẽ phải phạt nặng ngươi, nhưng vì ngươi lập được công lớn nên tạm tha.

- Đa tạ đại nhân, về sau thuộc hạ không dám trái lệnh nữa.

Lưu Dự lại sai Trấn Ác dẫn quân từ Hoàng Hà tiến đánh Vị Thủy. Khi đến Vị Kiều không xa Trường An bao nhiêu; Trấn Ác cho quân sĩ ăn no rồi lên bờ. Do nước sông Vị Thủy chẩy siết, các thuyền đều bị trôi đi mang theo cả lương thực. Quân sĩ thấy thế rất sợ. Trấn Ác tập hợp binh sĩ lại bảo :

- Bây giờ địch quân dàn trận trước thành Trường An. Đối với chúng ta quê nhà thì xa vạn dậm, thuyền bè lương thực đều trôi theo dòng nước, thối lui là đường chết, chúng ta chỉ còn cách chiến đấu thì mới có hy vọng sống.

Nói rồi quất ngựa tiến về phía địch. Quân sĩ thấy chủ tướng không sợ chết, cũng không còn đường lựa chọn đều theo Trấn Ác tấn công quân địch. Quân Hậu Tần thua chạy, chủ soái bị Trấn Ác bắt trói nộp Lưu Dụ. Trấn Ác là người tham tiền, chiếm được Trường An rồi gọi bộ hạ thân tín lại bảo :

- Dân chúng ở đây có nhiều tiền. Các ngươi hãy dẫn lính đi thâu tiền lương và gái đẹp, nhưng đừng để cho Lưu đại nhân biết.

Chủ tướng đã ra lệnh như thế, binh sĩ lại thừa cơ cướp bóc thêm. Ngay cả xe ngựa của Hoàng gia cũng bị Trấn Ác lấy. Tin tức đến tai Lưu Dụ, Lưu Dụ tức giận gọi Trấn Ác đến bảo :

- Trấn Ác ! Vì ngươi lập được công lớn, sự việc ở thành Trường An ta cũng mắt nhắm mắt mở cho ngươi, không ngờ ngay cả xe của Hoàng gia ngươi cũng lấy. Có phải ngươi định xưng đế hay không ?

Trấn Ác xuất mồ hôi lạnh, quỳ xuống tâu :

- Bộ hạ chỉ lấy tiền bạc trên xe chứ không dám lấy xe.

Lưu Dụ cho người đi điều tra quả nhiên như vậy, nên cũng không truy cứu nữa. Hôm sau Lưu Dụ về Đông Tấn chỉ để lại con là là Lưu Nghĩa và Trấn Ác ở lại giữ thành Trường An. Lúc đó, quốc vương Hạ quốc đem quân đến biên cương. Trấn Ác và Lưu Nghĩa phái tham quân Trầm Điền Tử dẫn quân đi dẹp. Nhưng vì địch quân quá mạnh nên không tiến được. Trầm Điền Tử đành đóng quân lại, cho người về báo với Trấn Ác. Trấn Ác mắng :

- Lưu đại nhân muốn chúng ta giúp công tử cai trị Trường An, chúng ta phải ra sức mới phải. Nay địch quân đến, Trầm Điền Tử không tiến vậy bao giờ mới diệt được quân địch ? Chúng ta làm sao ăn nói với Lưu tướng quân ?

Do đó, tự dẫn quân đi. Trầm Điền Tử và Trấn Ác vốn bất hòa, nghe được lời nói này rất giận nói :

- Lão vương này khi người thái quá, ta không để yên đâu !

Quả nhiên khi Trấn Ác tới, Trầm Điền Tử cho người ám sát chết. Lưu Dụ nghe được tin này bèn xử tử Trầm Điền Tử. Trấn Ác có tài nhưng tham ô, Lưu Dụ tuy bất mãn nhưng tiếc tài nên bao dung. Chính vì vậy Trấn Ác càng trở nên kiêu ngạo, cuối cùng bị Trầm Điền Tử mưu sát.



Thanked by 3 Members:

#67 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/05/2012 - 10:32

67. BÁO OÁN TẠI TRƯỜNG THI

Đời Thanh, Lý Lượng Thái người tỉnh Giang Tô thi đậu cử nhân rồi bèn tham dự kỳ thi Đình. Cuộc khảo sát tiến hành vào buổi chiều. Bỗng nhiên có bóng một thiếu phụ vào phòng thi thổi tắt đèn nơi bàn Lý Lượng Thái, khiến Lý không viết bài được. Lý thắp đèn lên, lại bị bóng ma thổi tắt, lại kêu tên Lý Lượng Thái mắng rằng :

- Ngươi làm dơ danh tiết ta, hại ta mất mạng. Đồ súc sanh vô nhân cách, cử nhân cũng chưa xứng nói gì đòi làm tiến sĩ ?

Lý Lượng Thái kinh sợ, phải nộp quyển trắng mà ra. Vì đậu cử nhân hạng cao, Lý được bổ làm giáo thọ. Tài học khá nên lại được đề bạt làm tri huyện, nhưng chưa kịp nhậm chức thì bị bệnh mà chết.




Thanked by 2 Members:

#68 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/05/2012 - 10:33

67. THIỆU ĐẠO

Trào Minh, Thiệu Đạo người Trì Châu, tỉnh An Huy ngày nay, là nha lại cai quản tù nhân. Ông thường đòi tù nhân tiền hối lộ, được tiền thì vui vẻ, không được thì thịnh nộ tay đấm chân đá.

Khi quan sai tra khảo thì đánh đập tù nhân tận tình khiến nhiều người bị chết dưới gậy. Về sau, Thiệu Đạo bị một bệnh lạ : chân tay co quắp, toàn thân nổi đầy mụn mủ hôi thối, cả ngày nằm trên giường kêu khóc. Cuối cùng kiệt sức mà chết. Người đương thời đã có câu :

- Làm ác nhất định bị quả báo, chỉ cần coi Thiệu Đạo là biết !


Thanked by 2 Members:

#69 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/05/2012 - 10:36

68. TRƯƠNG VĂN KHẢI

Trương Văn Khải người Phúc Kiến, một năm nọ trong vùng có nạn thổ phỉ, cùng bạn là Chu Quân vào núi lánh nạn. Hai người đi tới một nơi cảnh rất đẹp. Cây cao chót vót, trên cành chim hót ríu rít, dưới đất thì lá vàng rụng đầy. Hai người bỗng thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi trên một tảng đá ngoài động thì vui mừng. Nhưng thiếu nữ thấy hai người đàn ông lạ thì có vẻ sợ hãi, vội vàng đứng dậy định đi. Trương Văn Khải bèn lên tiếng :

- Tiểu thơ ! Xin cô đừng đi ra ngoài gập thổ phỉ thì nguy hiểm lắm. Chúng tôi cũng là người lánh nạn, thật thà trung hậu, không làm hại cô đâu.

Thiếu nữ thấy Trương Văn Khải nói giọng thành thật bèn dừng lại thi lễ. Cô kể lể cùng cha mẹ chạy loạn, giữa đường gập thổ phỉ, mạnh ai nấy chạy nên bị lạc nhau. Ba người chuyện trò để qua giờ. Trương Văn Khải chỉ nghĩ cách để bảo hộ cho thiếu nữ, nhưng Chu Quân là người hiếu sắc thấy thiếu nữ đẹp thì muốn chiếm đoạt. Nhiều lần trong đêm Chu Quân muốn xâm phạm nhưng đều bị Trương Văn Khải ngăn trở.

Sáng hôm sau Trương Văn Khải kéo Chu Quân ra ngoài thăm dò tin tức, mục đích là để thiếu nữ được an toàn. Khi biết được tặc phỉ đã lìa khỏi vùng, bèn tìm gập các phụ lão trong thôn, nhờ đến đón thiếu nữ về nhà. Mấy hôm sau, thân phụ của thiếu nữ cho người đến nhà Trương làm mai gả con gái cho chàng để đền ơn cứu giúp. Hai vợ chồng sống rất vui vẻ, hạnh phúc, phu xướng phụ tùng, sau sinh được hai đứa con trai đều thi đậu tiến sĩ.



Thanked by 1 Member:

#70 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/05/2012 - 10:43

69. RÙA BÁO ƠN

Dưới đây là chuyện rùa cứu người, bà ngoại kể cho chúng tôi nghe :

- Hồi nhỏ gia đình ta sống ở ven sông. Hàng xóm láng giềng đều là người đánh cá. Mỗi nhà đều có hai, ba chiếc thuyền đánh cá nhỏ, sớm đi tối về. Một năm nọ, vào mùa hè, trời rất là nóng nực. Buổi sáng khi thuyền đánh cá ra khơi, trời rất trong, không một đám mây. Không ngờ đến trưa vào khoảng ba, bốn giờ mây đen kéo tới đầy trời, sấm chớp đùng đùng.

Một lúc sau trời mưa như thác đổ. Chính mắt ta nhìn thấy những chiếc thuyền nhỏ chòng chành trên sông nước, một vài chiếc bị nhận chìm. Người nhà các ngư phủ đều đứng bên bờ sông kêu khóc. Có người được cứu, có người bị mất tích. Trương lão là một ngư phủ thật thà, tốt bụng cũng ở trong đám thuyền bị lật. Bà Trương và hai con gái khóc lóc thảm thiết. Bỗng một người la lên :

- Nhìn kìa, có một chấm đen đang trôi vào bờ, không biết là cái gì ?

- Đúng rồi ! Tôi cũng thấy, là cái gì thế nhỉ ?

Mọi người chỉ trỏ bàn tán. Con gái lớn ông Trương bảo mẹ :

- Mẹ ! Hình như là người ta.

Cô nói rồi vội chạy xuống bờ sông.

- Tiểu Phụng cẩn thận, coi là người nào, có phải là cha con không ?

Ấu phụng, cô con thứ cũng chen vào :

- Mẹ, chị hai nói đúng ! Là một người.

Lúc đó mọi người ồn ào :

- Đúng là một người !

- Là ai vậy ?

- Đợi lại gần sẽ nhìn rõ !

Tiểu Phụng bỗng chạy lên hét lớn :

- Mẹ ! Là cha con.

- Con nhìn rõ chứ ? Cám ơn Bồ Tát phù hộ !

Bà Trương vừa khóc lạy trời, lạy đất.

- Kỳ thật ! Nếu là người sao nổi trên nước ?

- Hình như có cái gì đỡ bên dưới.

Mọi người chạy xuống xem thì thấy lão Trương nằm trên lưng một con rùa lớn. Mấy thanh niên kéo lão Trương lên bờ. Con rùa hướng lão Trương gật đầu rồi từ từ lặn xuống nước. Vợ con dìu lão Trương về nhà. Sau khi thay quần áo, uống vài hớp rượu, lão Trương đã tỉnh táo lại. Truyện rùa cứu người đồn khắp xóm, mọi người tấp nập đến hỏi thăm. Bạn bè lại tổ chức một bữa nhậu để mừng. Sau vài tuần rượu lão Trương kể :

- Một làn sóng lớn ùa tới lật sấp thuyền chúng tôi, trong lúc hôn trầm dưới đáy sông, tôi nghĩ bụng “Thôi ! phen này chắc là chết đuối rồi !” Bỗng nhiên thân thể như có vật gì đẩy tôi lên mặt nước. Khi tới mặt nước tôi mới nhìn rõ thì ra là một con rùa đưa lên. Lúc đó không hiểu, nhưng bây giờ nghĩ lại thì tôi đã rõ. Tôi và con rùa này vốn có duyên phận. Lúc tôi tám, chín tuổi, có một hôm tan học về nhà tôi thấy một lũ trẻ đang đốt lửa ven sông. Tôi hỏi :

- Tụi mày đốt lửa làm gì thế ?

- Tụi tao đốt lửa để nướng rùa ăn.

Tôi háo kỳ nhìn con rùa đáng thương, mắt nó nhìn tôi nhỏ lệ. Tôi thấy bất nhẫn và tự nhủ phải cứu nó. Tôi năn nỉ xin mấy đứa nhỏ đừng giết rùa nhưng chúng không chịu. Tôi bèn cướp đại con rùa chạy thẳng ra bờ sông ném xuống. Tôi bị bọn nhỏ xúm lại đánh cho một trận, mặt mũi xưng húp, quần áo tả tơi. Về nhà, lại còn bị đòn vì tội đánh lộn nữa. Chuyện cũ lâu rồi, không ngờ ngày nay tôi lại được nó cứu.


Thanked by 2 Members:

#71 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/05/2012 - 10:45

70. NHỜ TRƯỜNG CHAY MÀ THOÁT NẠN

Năm Dân quốc ba mươi lăm, chuyến xe lửa tốc hành từ Hồ Bắc tới Quảng Châu, tới trạm Anh Đức thì xe tạm ngưng. Các hành khách được thông báo, tự do xuống xe nửa giờ để đi ăn trưa, sau đó xe lửa sẽ lại tiếp tục hành trình suôi Nam.

Có một vị hành khách người Hồ Nam bình sanh ăn chay trường, vì các quán phụ cận trạm xe lửa không có tiệm nào bán đồ chay cả, nên ông đành đi xa vài quãng phố để tìm. Ăn xong rồi trở về trạm thì xe đã chạy mất.

Không ngờ khi xe qua Anh Đức Thiết Kiều thì bỗng cầu bị gẫy đôi, cả đoàn xe lửa đâm xuống sông, hơn hai ngàn hành khách đều tử nạn, chỉ riêng vị hành khách ăn chay trường là may mắn thoát nạn.



Thanked by 1 Member:

#72 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/05/2012 - 10:51

71. VƯƠNG TÍCH

Tại tỉnh Giang Tô có một sai dịch là Vương Tích làm việc với Tri huyện Đường Nguyên Tố nhiều năm. Một năm, Vương Tích bị bệnh nặng rồi qua đời. Trong lúc người nhà đang khóc lóc thảm thiết Vương Tích bỗng hét lên một tiếng, từ trong quan tài lồm cồm bò dậy khiến mọi người sợ hết cả hồn vía. Vương Tích thuật lại cho mọi người nghe :

Trong lúc tôi đang mơ mơ màng màng bỗng có hai người sai dịch đến bảo :

- Nha môn gọi ông.

Tôi cứ nghĩ là Tri huyện Đường Nguyên Tố cho gọi tôi. Nào ngờ họ dẫn tôi tới miếu Thành Hoàng, ngoài cửa có một cây rất to, tỏa bóng mát tứ phía. Dưới gốc cây có bầy nhiều bàn ghế. Hai người sai dịch bảo :

- Đây là quán trà Bạch Gia.

Bỗng có tiếng gọi :

- Vương Tích.

Hai người sai dịch bèn dẫn tôi vào trong điện. Có một vị quan thưa :

- Tuổi thọ của người này đã hết, nhưng hai mươi năm trước có cứu được hai mạng người, được tăng thọ một kỷ (mười hai năm).

Thành hoàng trên điện phán :

- Vậy thì để hắn hồi dương.

Hai sai dịch bèn dẫn tôi ra ngoài, rồi bỏ đi. Tôi ngơ ngác không biết đường nào mà đi, bỗng thấy một người mặt tròn như bánh xe hét lớn :

- Đi mau ! Đi mau !

Tôi kinh hãi hét lên mở mắt ra thì thấy mình nằm trong quan tài, toàn thân toát mồ hôi, khỏi hẳn bệnh. Còn chuyện cứu hai mạng người thì là năm xưa khi có loạn thổ phỉ đánh phá Giang Tô, khi bỏ thành chạy loạn tôi gập một bà lão dẫn theo một đứa bé gái khóc lóc thê thảm. Tôi hỏi chuyện bà lão mới biết đứa bé gái là con quan huyện Giang Âm còn bà lão là vú nuôi của cô bé.

Quan huyện đã bị giặc giết, bà vú dẫn cô bé chạy trốn, khổ nỗi tứ cố vô thân, không biết đi đâu, làm sao mà sống ? Tôi thấy tình cảnh họ đáng thương bèn dẫn họ về nhà nuôi dưỡng một thời gian. Sau lại tìm được bạn đồng liêu thân thiết của quan huyện bèn dẫn họ đến nương nhờ khiến họ có đường sống.



Thanked by 2 Members:

#73 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/05/2012 - 10:54

72. ĐỒNG MẠNG DỊ BÁO

Ở tỉnh Giang Tây có có hai anh em sinh đôi rất giống nhau, ngay cả cha mẹ cũng không phân biệt được, chỉ đành dùng y phục, mầu hồng là anh, mầu xanh là em. Khi lớn lên cùng đi học, khi kết hôn cũng cùng ngày. Mọi chuyện nhất thiết đều giống nhau.

Mọi người đều bảo hai người có cùng một số tử vi, cho nên số mạng giống nhau. Năm đó hai người đi thi Tú tài. Trước khi thi, hai người đến trọ ở một nhà gần trường thi. Có một thiếu nữ hàng xóm thấy hai anh em tướng mạo anh tuấn lại có học, có tương lai, cũng không biết họ đã có vợ, do đó thường tìm cơ hội gần gũi. Người anh chuyên tâm học thi, từng cự tuyệt thiếu nữ, lại cảnh giới em ở nhà đã có vợ, trước kỳ thi không được phân tâm, đừng để thiếu nữ cám dỗ.

Người em bề ngoài vâng dạ, nhưng bí mật cùng thiếu nữ tư tình, lại mạo nhận mình là anh, hứa sau khi thi đậu Tú tài sẽ đến cưới cô. Thiếu nữ cũng tưởng là người anh thật. Không lâu, sau khi bảng Tú tài niêm yết, người anh đậu còn người em rớt. Thiếu nữ nghe tin người anh trúng Tú tài vui vẻ muôn phần.

Năm sau, người anh lại trúng Cử nhân, thiếu nữ lại càng vui, ngày đêm mong chờ. Nhưng chờ mãi chẳng thấy gì nàng thất vọng, oán hận, bi thương, phẫn nộ. Dần dần nàng mang bệnh mà qua đời. Người anh sau đó được bổ làm quan, sống lâu, hưởng thụ vinh hoa, phú quý, con cháu đầy nhà. Người em cùng số tử vi nhưng thiếu đức hạnh, thi trượt mãi, không con cái, rồi cũng không sống được lâu.



Thanked by 2 Members:

#74 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/05/2012 - 11:04

73. THÔI THỰC

Đời Đường, Thôi Thực người An Hỷ, Định Châu. Tuổi trẻ tài hoa, viết văn rất hay nhưng tính tình giảo hoạt, đa nghi. Sau khi đậu Tiến sĩ, làm quan đến chức Khảo Công Viên Ngoại Lang.

Lúc đó, vua Trung Tông đối với quần thần không thân cận ai ngoài Võ Tam Tư. Trong triều còn có Hoàn Nghiện Phạm cũng là một vị quan lớn nắm nhiều quyền hành; thấy Trung Tông sủng ái Võ Tam Tư, sợ Võ Tam Tư trước mặt vua nói xấu mình, bèn yêu cầu Thôi Thực làm tai mắt cho mình, dò xét cử động của Võ Tam Tư. Thôi Thực nghĩ Võ Tam Tư thế lực mạnh, lại có vua làm chỗ dựa, không nhờ dịp này nương cậy Võ Tam Tư thì còn chờ lúc nào ? Do đó, mật báo với Võ Tam Tư. Võ Tam Tư kinh sợ, tức giận :

- Cái gì ? Có chuyện đó thật sao ?

- Đây là chuyện lớn, tiểu nhân đâu dám ngụy tạo ?

- Thật đáng giận ! Gã Hoàn này khi người quá !

- Dạ đúng ! Tiểu nhân thấy vậy nên liều mạng cáo tố với đại nhân.

Võ Tam Tư nắm tay Thôi Thực cảm kích :

- Nếu ngươi không sớm cho ta biết thì đại họa tới mà ta cũng không hay. Ngày mai ta sẽ tâu Hoàng thượng giáng chức hắn, cho hắn biết tay.

Ngày hôm sau, Võ Tam Tư quả nhiên dình cơ hội tâu vua giáng chức Hoàn Nghiện Phạm, đầy ra biên cương. Thôi Thực thấy làm vậy không thỏa đáng lại đề nghị với Võ Tam Tư :

- Hoàn Nghiện Phạm tuy bị giáng chức, nhưng nếu sau này có cơ hội nắm lại quyền, nhất định hắn sẽ trả thù. Chi bằng giết quách đi, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc.

- Võ Tam Tư gật đầu :

- Ngươi nói có lý lắm, nhưng không biết sai ai làm chuyện này ?

- Biểu ca của tôi là Chu Lợi Trinh là Đô đốc Quảng Châu, xin giao việc này cho ông ấy !

Kết quả Hoàn Nghiện Phạm bị giết chết, Chu Lợi Trinh vì có công được đề bạt làm Ngự sử. Sau đó Thôi Thực lại đề nghị với Trung Tông :

- Hãy đục núi Nam Sơn để khai thông thủy lợi tới Thương Châu rồi đục tiếp để đi từ Thương Châu đến Thạch Môn, rồi đi về Bắc tới Lam Điền. Như vậy việc giao thông sẽ tiện lợi, mở mang việc buôn bán.

- Được lắm ! Giao cho ngươi toàn quyền phụ trách.

Khi công trình làm tới Xương Quan, cần nhiều người, Thôi Thực xử dụng cả vạn dân phu làm việc ngày đêm không ngừng, số người bị lao lực chết vô số. Khi thủy lộ làm xong, Thôi Thực nghĩ mình đã bỏ ra nhiều tâm huyết mới khai thông được thủy lộ này bèn ra lệnh đóng đường cũ bắt dân phải xử dụng đường mới. Không ngờ gặp nạn hồng thủy giao thông lại càng khó khăn. Nhưng Trung Tông không biết vẫn cho là Thôi Thực có công lớn.

Về sau lại sai Thôi Thực phụ trách việc bổ bán các quan. Thôi Thực nhân cơ hội này ăn tiền hối lộ. Ai nạp tiền thì được thăng chức, ai không nạp thì bị bãi quan. Vua nghe Ngự sử Lý Thượng Ẩn tâu có chuyện bất công trong việc bổ nhiệm, định đổi Thôi Thực đi Giang Châu. Nhưng Thôi Thực quen thân với Thượng Uyển Nhi và An Lạc Công chúa. Hai người này bèn xin cho Thôi Thực :

- Thôi Thực có công lớn, xin hoàng thượng nể tình sơ phạm, xin nương tay cho ông ấy.

- Chuyện này...

Vua nhìn Ngự sử Lý Thượng Ẩn chưa nói tiếp thì Thượng Uyển Nhi lại quỳ xuống tâu :

- Thôi Thực là người tài khó kiếm, xin hoàng thượng cho ông ta một cơ hội lấy công chuộc tội.

Trung Tông cũng không muốn trị tội, thừa cơ nói :

- Được rồi, nể lời các ngươi xin ta đổi hắn về Nhương Châu làm Thích sử, Lý khanh ngươi thấy thế nào ?

Lý Thượng Ẩn thấy Trung Tông cố ý che chở cho Thôi Thực thì không dám nói gì nữa. Không lâu, Trung Tông lại điều Thôi Thực về kinh làm Thượng Thư Tả Thừa. Trung Tông qua đời, Duệ Tông lên thay, cho Thôi Thực làm Tể tướng. Thái tử Lý Long Cơ thường nghe người ta nói đến Thôi Thực bèn tìm gập. Hai người nói chuyện rất lâu, Lý Long Cơ thấy Thôi Thực quả là người có tài bèn đối đãi như bạn tri tâm.

Tuy Lý Long Cơ tốt với Thôi Thực, nhưng Thôi Thực lại có ý phò Thái Bình công chúa. Thôi Thực có một người bạn thân là Trần Chấn Lộ, cảnh cáo ông :

- Thái tử là Hoàng đế tương lai, ngài lại coi ông như người thân tín. Nếu ông biết nắm lấy cơ hội, thành thủ hạ tâm phúc của ngài thì tương lai ông sẽ vinh hoa vô lượng.

- Điều này tôi biết chứ !

- Còn như Thái Bình công chúa, dã tâm rất lớn muốn bắt chước Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế. Đó là tội chết, ông theo công chúa thì khó mà tránh được họa.

Thôi Thực cười bảo :

- Tôi biết rồi !

Miệng tuy nói thế nhưng bụng lại nghĩ khác. Ông quyết tâm phò Thái Bình công chúa, lại mưu phế Thái tử Lý Long Cơ. Sau Lý Long Cơ lên ngôi chính là Đường Huyền Tông. Huyền Tông phát giác âm mưu của cô ruột là Thái Bình công chúa, bắt đầu đối phó với bà, nhưng vẫn còn tin tưởng Thôi Thực. Một hôm triệu Thôi Thực vào cung, muốn bàn với Thôi Thực ý định giết Tiêu Chí Trung, một thủ hạ đắc lực của Thái Bình công chúa. Em Thôi Thực khuyên anh :

- Hoàng thượng hỏi gì, ca ca phải thận trọng, xa lìa công chúa, gắng làm tâm phúc của Hoàng thượng. Nếu không sẽ bị họa sát thân đấy.

Thôi Thực an ủi em :

- Ngươi đừng quá lo. Kế hoạch của ta và Thái Bình công chúa, Hoàng thượng không thể nào biết được.

Khi gặp Huyền Tông, Thôi Thực hết sức khuyên can không nên giết Tiêu Chí Trung. Huyền Tông không vui, truyền Thôi Thực lui. Không lâu quả nhiên Tiêu Chí Trung bị giết. Các bộ hạ của Thái Bình công chúa lần lượt bị hành quyết cả, khiến cuối cùng công chúa chỉ còn cách tự sát. Thôi Thực may mắn chỉ bị đổi đi Lãnh Nam. Lúc đó Trưởng sử Ung Châu là Lý Tấn cũng là một đồng đảng của Thái Bình công chúa bị xử trảm, khóc nói :

- Sách lược mưu phản là do Thái Bình công chúa và Thôi Thực quyết định, tôi chẳng qua chỉ theo lệnh. Tôi thì bị xử trảm, còn Thôi Thực thỉ chỉ bị đày đi xa. Thật là oan quá !

Huyền Tông nghi ngờ :

- Thôi Thực là một trong những người chủ mưu ư ? Ta không tin !

Lại có người tâu Thôi Thực định dùng rượu độc mưu sát vua.

- Thật độc ác ! Ta tín nhiệm hắn như thế mà hắn đối đãi với ta như thế !

Huyền Tông nổi giận, không đợi Thôi Thực đến Lãnh Nam, sai người đuổi theo tới Kinh Châu, bắt Thôi Thực phải tự sát. Thôi Thực có tài nhưng tham ô, bán rẻ cấp trên, bạn bè, tự phụ mình có chỗ dựa tốt, không nghe lời khuyên của người khác nên đã không tránh được kết quả thảm khốc. Làm ác bị ác báo.

Sửa bởi hiendde: 25/05/2012 - 11:09


Thanked by 1 Member:

#75 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/05/2012 - 07:10

74. TRƯƠNG HIẾU KIỆT

Trương Hiếu Kiệt người huyện Vĩnh Bá, Kiến Châu. Lúc nhỏ nhà rất nghèo. Ông chăm chỉ học hành, thời Liêu Hưng Tông, ông thi đậu Tiến sĩ, từ đó làm quan trào Liêu. Tương truyền khi Trương Hiếu Liệt đậu tiến sĩ rồi mang nhang đèn đến chùa tạ ơn. Khi lễ xong ra khỏi chùa bỗng có một luồng gió mạnh thổi bay mũ của Trương lên trời, khi rơi xuống thì mũ bị rách. Có một vị sư già trông thấy bèn chạy lại hỏi :

- Thí chủ vừa gặp chuyện vui gì phải không ?

- Phải, tôi vừa thi đậu tiến sĩ.

Vị sư già thở dài :

- Vừa rồi mũ thí chủ bị gió thổi bay lên trời biểu thị công danh, phú quý đều rất nhanh. Nhưng khi rơi xuống mũ lại bị rách, tương lai về sau sẽ không được tốt.

Trương Hiếu Kiệt vừa thi đậu, trong lòng vui vẻ nên không để bụng chỉ cười, bảo :

- Lão hòa thượng chỉ nói nhăng, nói cuội !

Quả nhiên chưa tới mười năm, Trương Hiếu Kiệt đã thăng tới chức Tể Tướng, được phong tặng Trần Quốc Công, ở triều Liêu không có người Hán nào bằng. Một năm nọ, Liêu Đạo Tông, dẫn quần thần đi săn bắn, bắn một lúc được hơn ba chục con nai. Vua vui vẻ tối đó mở tiệc ăn mừng. Sau vài tuần rượu Đạo Tông bèn ngâm :

Người biết ta hề ! Biết ta lo nỗi lo của thiên hạ !

Người không biết ta hề ! Hỏi ta đang nghĩ gì ?

Trương Hiếu Kiệt bèn tán :

- Hiện nay thiên hạ thái bình, Hoàng thượng còn lo gì ? Trong bốn bể không gì không là tài sản của bệ hạ, Ngài muốn gì mà chả được ?

Đạo Tông nghe rồi rất vui bảo quần thần :

- Trẫm dùng Trương Hiếu Kiệt là dùng đúng người rồi !

Trương Hiếu Kiệt từ đó quyền lực càng cao, nhưng vẫn chưa vừa lòng, thường than thở với người nhà :

- Nếu không có một trăm vạn lạng hoàng kim, thì đâu có xứng là nhà Tể tướng ?

Do đó ông tìm đủ cách để vơ vét tiền bạc. Năm 1077 ông lại cùng Bắc Viện cơ mật sứ Na Luật Ất Tân thiết kế hãm hại Hoàng thái tử. Na Luật tâu vua :

- Thái tử không có thực tài, chỉ sợ lên ngôi sẽ làm khổ dân.

Trương Hiếu Kiệt đứng bên lại đổ dầu bào lửa :

- Thực vậy ! Thái tử thường chỉ trích chính sách của Hoàng thượng, xin Hoàng thượng lưu ý !

Đạo Tông không có chủ ý, nghe hai người một xướng, một họa nhiều lần đương nhiên tin là thực, bèn ra lệnh cho Na Luật Ất Tân và Trương Hiếu Kiệt thẩm vấn Thái tử rồi giam vào ngục. Những người thân cận Thái tử cũng bị tội lây. Các quan đại thần bàn tán Thái tử bị vu cáo. Đạo Tông nghe được cũng sinh nghi, cuối cùng giáng Na Luật làm Tri phủ, phải rời khỏi kinh thành, Trương Hiếu Kiệt bị giáng làm Võ Định Quân Tiết Độ Sứ.

Sau đó, lại có người tố cáo Trương Hiếu Kiệt dám mở cửa hàng bán muối. Theo luật nước Liêu, bán muối là độc quyền của nhà nước, dân chúng không được kinh doanh. Đạo Tông rất giận, lại đày Trương đi An Túc. Vài năm sau Trương lại được vời về kinh, nhưng không lâu bị bệnh mà chết. Đến thời Thiên Tộ Đế lại có người tâu rõ tội trạng của Trương. Tộ Đế hạ lệnh quật mồ Trương lên, nghiền nát thi thể, toàn bộ gia sản bị xung công.


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |