Jump to content

Advertisements




Vòng trường sinh trong tử vi


240 replies to this topic

#46 tichlichhoa

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 71 Bài viết:
  • 42 thanks

Gửi vào 11/11/2013 - 19:49

Vòng trường sinh sinh ra vốn không phải để xem chơi. Thứ gì cũng có cái hữu dụng của nó. Tử vi Việt ( các sách vở phổ biến hiện nay) vốn luận Sao nhiều hơn Cung. Tử vi Bắc Phái TQ vốn lại chú ý vấn đề Cung vị hơn là luận về Sao, có lẽ vì thế mà họ dùng ít Sao hơn và chỉ giữ lại một số được coi là quan trọng.
Xét ra mà thấy CungSao đều rất quan trọng, nếu như biết kết hợp cả hai phương pháp luận đó tất sẽ luận thấu đáo hơn rất nhiều. (Cung ở đây bao gồm cả Can, Chi lẫn ngũ hành nạp âm của cung đó).

Thanked by 3 Members:

#47 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 11/11/2013 - 23:30

Tôi nhớ anh VDTT có nói 1 câu mà tôi hoàn toàn đồng ý : Không phải chỉ có 1 loại vòng trường sinh .
Áp dụng vòng trường sinh như thế nào là do cái hiểu biết và cái nhìn của cá nhân đó va` sự suy luận cũng như hie^?u biết cũng sẽ giơ'i hạn trong phạm tru` của chính tie^n dde^` ta.o ra no'.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 11/11/2013 - 23:32


Thanked by 3 Members:

#48 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18600 thanks

Gửi vào 12/11/2013 - 00:25

1-Vân Đằng TTL: Chia theo âm nam dương nữ, và cố định vị trí Trường Sinh ở Tứ Sinh

2-Đông A và cụ Hà Uyên, bác TKQ: An thuận cho tất cả các tuổi.

3-Cụ Viêm Việt Tử: sử dụng ý tuởng của phong thủy âm trạch để an Mộ tại tứ mộ.

4-Trong tứ trụ, vì là ngũ hành đơn, nên phân rất rõ qua cách khởi Âm sinh Dương tử. Tuy nhiên, như đã được đề cập bởi bác VDTT thì cách giải quyết này không hợp lý, vì sự khác nhau giữa tính đơn và kép của Ngũ Hành trong Tử Bình và Tử Vi và tôi đồng ý luận điểm này.


Chỉ 3 lối an đầu tiên cần để ý . Riêng lối 4 chẳng thông dụng và không được khai triển, vì vậy không tính.

Lấy lá số Âm Nam của chính tôi, Tràng Sinh cư cung Thân tức Mộc Dục cư Thê tức vợ hay chải chuốt, làm dáng nên hai bà của tôi đều làm nghề uốn tóc tức có gội đầu cho khách hàng . Vượng cư Tật la` cái lưng nên lưng đau từ 1993 tới hôm nay, vào DH này có Vượng nên đau nhiều hơn . (1)

Nên nhớ chỉ 1 trong 3 cách đó sẽ có 1 cách trúng nhưng tệ nhất là không có cách nào trúng thì sao ?

Các sao nhỏ như Thai (tử cung, giao hợp), Lâm Quan (cổ họng) ... mang ý nghĩa dặc sắc và độc đáo, góp phần xác định cách an nào mới thực sự là đúng đắn . Bản cung khi an toạ 1 trong 12 vị trí của vòng Tràng Sinh sẽ giúp phân biệt đâu là cách an chính xác của vòng Tràng Sinh .

Phải chăng cụ VVT và cụ Thiên Lương cho rằng Mộ phải đóng Mộ cung thì mới chuẩn . Đó là nói về LY' nhưng thực sự kiểm nghiệm cho thấy cái gì ?

Chiều này tôi dùng 1 lá số phản biện vòng Thái Tuế là người tốt để cho thấy không phải 1 đinh đề nào, câu Phú nào phải đúng cho mọi trường hợp . Cũng cùng 1 đường lối đó, không phải lúc nào gặp KK trong Mệnh Thân thì la lên là quân cướp !

(1) mệnh ôm Dưỡng : tôi thuở nhỏ khó nuôi hay khóc đêm vì Tang Hổ + Kiếp + Dưỡng . Lớn lên thích nuôi mèo chó, thường thích săn sóc thú vật !

Sửa bởi HoaCai0101: 12/11/2013 - 00:30


#49 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18600 thanks

Gửi vào 12/11/2013 - 11:44

3 vòng = tam tài theo cái nhìn của cụ Thiên Lương

Hệ biện chứng của công trình nghiên cứu lý số của cụ Thiên Lương xoay quanh 3 vòng có tên Tha'i Tuế, Tràng Sinh và Lộc Tồn .

Mỗi vòng xem như là 1 lực lượng cần phải chú ý trong quá trình xem xét 1 bản lá số Tử Vi mà cụ gọi là Tam Tài (vậy Tài là sức mạnh).

Ngẫm nghĩ lại tiền nhân rất thâm thuý, chỉ đọc mấy chữ Thái Tuế, Tràng Sinh và Lộc Tồn, con nhà lý số cảm thấy lâng lâng như nghe 1 bài nhạc hay, uống 1 ly rượu ngon hay chiêm ngưỡng 1 đoá hoa biết đi (còn gọi là bóng hồng).

Ôi ba vòng làm cho làng lý số phải tốn nhiều bút mực, chỉ riêng Tràng Sinh là đủ gây 1 trường nghị luận liên miên không dứt, đâu khác gì tuổi Canh an Hoá Kỵ với Đồng hay Âm ? Phải chăng đụng tới Kỵ là sự thị phi, mây đen ùn ùn kéo đe^'n che bầu trời tối sầm cứ tưởng ban đêm, ai dè đang ban ngày mơ ngũ .

Long Phượng, Tràng Sinh và Lộc Tồn là những gì thêu hoa tô đẹp cho 1 áo gấm lộng lẫy nhưng bản thân áo lụa Hà Đông đã đẹp rồi, bận lên người đẹp mỹ miều thật ra có cần vẽ thêm mấy con rồng con phượng hay không hay chỉ đơn giản cũng tươi thắm sắc đẹp trời cho không dao kéo cũng làm say đắm nam nhân đại trượng phu .

Lật vài hồ sơ sắc nét để nghiệm chứng 3 vòng có thật sư xây đắp con người theo nhân sinh quan của cụ Thiên Lương hay không ?

Viết tới đây nàng Mèo bảo lão đi ngũ thì lão phải ngưng gõ trên bàn phiếm . Hẹn ngày mai nhe .

Sửa bởi HoaCai0101: 12/11/2013 - 11:46


#50 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 12/11/2013 - 23:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HoaCai0101, on 12/11/2013 - 11:44, said:

3 vòng = tam tài theo cái nhìn của cụ Thiên Lương

Hệ biện chứng của công trình nghiên cứu lý số của cụ Thiên Lương xoay quanh 3 vòng có tên Tha'i Tuế, Tràng Sinh và Lộc Tồn .

Mỗi vòng xem như là 1 lực lượng cần phải chú ý trong quá trình xem xét 1 bản lá số Tử Vi mà cụ gọi là Tam Tài (vậy Tài là sức mạnh).

Ngẫm nghĩ lại tiền nhân rất thâm thuý, chỉ đọc mấy chữ Thái Tuế, Tràng Sinh và Lộc Tồn, con nhà lý số cảm thấy lâng lâng như nghe 1 bài nhạc hay, uống 1 ly rượu ngon hay chiêm ngưỡng 1 đoá hoa biết đi (còn gọi là bóng hồng).


Anh HoaCai0101 mến, mở rộng 3 vòng theo cách cụ Thiên Lương hoặc theo cách nhìn khác về 3 vòng "Phân đối cung chia thể dụng; định tam hợp chi nguyên lưu" "2- Đệ nhất biện tân chủ chi phân, động tĩnh tuần hoàn bất dĩ," (QuachNgocBoi dịch) - hình lý khí số chăng ?

#51 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 13/11/2013 - 03:15

Trích dẫn

Về lý luận cháu nghĩ lập luận đã khá rõ ràng, vòng trường sinh là một công cụ được sinh ra để so sánh ngũ hành đơn và ngũ hành kép.
Về thưc chứng, nhóm Đông A dùng Thuận hết đã lâu. Về pp khảo nghiệm cháu thiết nghi việc sử dụng vòng trường sinh nguyên thủy khá vô nghĩa vì độ sắc nét không cao, gọt kiểu gì cũng ra. Huống chi trong tử vi Giang hồ theo nghĩa vdttl các kỹ thuật để dùng vts không hề sắc nét.
Cháu nghĩ chỉ cần sử dụng vòng trường sinh bay một thời gian thì sẽ tự động biết ngay an cách nào. Chỉ có xem vận quá khứ sắc nét về sự kiện mới có ý nghĩa khảo sát, mới có thể dùng làm xiong cụ nghịệm lý.


Chào Gấu.
-Ý thứ nhất của Gấu. Gấu hiểu sai rồi đó. Vòng tràng sinh là biểu diễn biến hóa của ngũ hành – cả đơn lẫn kép, cả ngũ hành tâm pháp cũng biến hóa không ngoài phạm vi của vòng tràng sinh.
-Ý thứ hai của Gấu. Chắc là Gấu hiểu sai về vòng tràng sinh bay của phái Đông A rồi. Vòng tràng sinh bay không phải là vòng tràng sinh của Cục … bay đâu. Vì thế chuyện thực chứng mà Gấu nói tới, chẳng ăn nhập gì cả.
Hơn nữa, vòng tràng sinh, về lý cũng như thực chứng, đều có dẫn chứng sắc nét, chứ không phải là chuyện gọt chân cho vừa giày đâu.
Có lẽ để lúc nào có cơ hội, Tôi sẽ pm cho Gấu, trình bày cho Gấu về chứng minh vòng tràng sinh, qua đó Gấu sẽ hiểu rõ về một số khái niệm căn bản của dịch lý học, tử vi học và phép luận chứng. Chứ hiện nay, lý luận của Gấu cứ „bay bay”, mơ mơ màng màng. Chẳng có dáng dấp gì của một tư duy toán lý được thể hiện gì cả.
Thân ái.

#52 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4617 thanks

Gửi vào 13/11/2013 - 05:34

Chào chú VV

Trích dẫn

-Ý thứ hai của Gấu. Chắc là Gấu hiểu sai về vòng tràng sinh bay của phái Đông A rồi. Vòng tràng sinh bay không phải là vòng tràng sinh của Cục … bay đâu. Vì thế chuyện thực chứng mà Gấu nói tới, chẳng ăn nhập gì cả.
Chào chú
Cái này cháu cũng biết về cung lục hại. Và đúng là về nguyên tắc, nếu sử dụng trực tiếp như thế này sẽ không tương thích với cách xem vận của Đông A, mà cần một số modification nhỏ.
Cháu cũng mong được chỉ ra các cái sai sót của mình, vì đó là điều kiện rất tốt để hoàn thiện kĩ thuật.

#53 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4617 thanks

Gửi vào 13/11/2013 - 06:12

Đến bây giờ, chúng ta sẽ thử bàn về phương diện ý nghĩa của vòng trường sinh. Theo quan điểm của tôi, khi nghiệm lý cần vất bớt đi những sao mà ý nghĩa của chúng không sắc nét, mà tập trung vào max và min. Cụ thể hơn, theo tôi cần khảo sát hai vị trí là Tuyệt và Đế Vượng.

Trích dẫn

Lấy lá số Âm Nam của chính tôi, Tràng Sinh cư cung Thân tức Mộc Dục cư Thê tức vợ hay chải chuốt, làm dáng nên hai bà của tôi đều làm nghề uốn tóc tức có gội đầu cho khách hàng .
Cháu thiết nghĩ, hiện tượng đó không phải xảy ra do Mộc Dục (an theo kiểu VDTTL) gây ra, mà là do Đào Riêu lục hại, giáp xương khúc. Vì gia triệt, nên tác động của văn khúc mạnh hơn, nên thiên về tay nghề.

Trích dẫn

Vượng cư Tật la` cái lưng nên lưng đau từ 1993 tới hôm nay, vào DH này có Vượng nên đau nhiều hơn . (1)
Nếu gia Vượng vào, chúng ta sẽ phải luận là sức khỏe tốt mới đúng. Còn ở đây, ta luận bởi vì Thiên Mã hội tuần cùng quẻ, địa kiếp lộc tồn tả phù lục hại, xét ra cũng không khác.

Ngoài ra, còn nhiều cách cục khác của Bắc Phái cũng hiện ra rõ, nhưng không tiện trình bày tại đây.

Sửa bởi NhuThangThai: 13/11/2013 - 06:20


#54 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4617 thanks

Gửi vào 13/11/2013 - 06:25

Suy nghĩ sâu hơn, chợt nghĩ ra topic này đặt ra có lẽ hơi thừa. Vấn đề chúng ta nên đặt câu hỏi, đó là "bạn dùng loại trường sinh nào, như thế nào" (Alex).

Tương tự như với vòng Bác Sĩ và vòng Lộc Tồn, một vòng phân âm nam dương nữ, một vòng thì an thuận hết cho mọi tuổi. Đó là hai vòng khác nhau, chứ không phải là một vòng, chứ không phải Trần Đoàn bị thần kinh an thêm Bác Sĩ vào đồng cung với Lộc Tồn để nhắc nhở hậu thế như một số man thư sáng tác.
Nếu như ta vất hết tên sao đi để luận, và thay bằng Trường sinh, mộc dục.... khởi từ vị trí Lâm quan của Lộc Tồn thì mọi việc cũng không khác.
Chú ý rằng, vòng Lộc Tồn hiện đã bị thất truyền, chỉ còn sót lại một số sao như Kình Dương, Đà La, Đường Phù.. Có hai hệ sao có cùng vị trí, cách an khác nhau, và mỗi người chúng ta học theo một nửa rồi ai cũng tự nghĩ mình nghiệm lý đúng. Cái quan trọng hơn, đó là việc sử dụng như thế nào.

Sửa bởi NhuThangThai: 13/11/2013 - 06:51


Thanked by 1 Member:

#55 BeTra

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 124 Bài viết:
  • 318 thanks

Gửi vào 13/11/2013 - 07:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 13/11/2013 - 06:25, said:

Vấn đề chúng ta nên đặt câu hỏi, đó là "bạn dùng loại trường sinh nào, như thế nào" (Alex).


Trả lời:

Trường sinh hay Đoản sinh, đều dùng cả hai để phân loại Tiến hóa hay Thoái hóa, căn cứ vào những điều kiện sau:

- Sinh vào Tháng thiếu 29 ngày hay Tháng đủ 30 ngày
- Ngày mồng 1 ứng với can chi là dương hay là âm
- Âm và Dương tới cực tại Cung nào ? Dương tới cực tại Cung âm hay Cung dương ?, Âm tới cực tại Cung âm hay Cung dương ?

Sửa bởi BeTra: 13/11/2013 - 08:04


Thanked by 6 Members:

#56 leu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 23 Bài viết:
  • 25 thanks

Gửi vào 13/11/2013 - 08:53

@ BeTra

BeTra có thể nói rõ hơn về: "Sinh vào Tháng thiếu 29 ngày hay Tháng đủ 30 ngày" được không?

Thành thật cảm ơn

Thanked by 1 Member:

#57 BeTra

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 124 Bài viết:
  • 318 thanks

Gửi vào 13/11/2013 - 09:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

leu, on 13/11/2013 - 08:53, said:

@ BeTra

BeTra có thể nói rõ hơn về: "Sinh vào Tháng thiếu 29 ngày hay Tháng đủ 30 ngày" được không?

Thành thật cảm ơn

Cái đã qua (1 => 15) là Vọng, là đủ số, ... cái sắp đến hoặc là thiếu (14 ngày) hoặc là đủ (15 ngày)

#58 BeTra

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 124 Bài viết:
  • 318 thanks

Gửi vào 13/11/2013 - 09:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BeTra, on 13/11/2013 - 09:04, said:

Cái đã qua (1 => 15) là Vọng, là đủ số, ... cái sắp đến hoặc là thiếu (14 ngày) hoặc là đủ (15 ngày)

Số đủ 15 thì lịch Lạc thư toàn ... số không đủ 15 thì lịch Lạc thư không toàn, ... ví như Bính Tân mà sinh Tháng thiếu 29 ngày, thì Hỏa cục ở Thân Dậu là không đủ ngày ...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MaiTuyetNga, on 03/11/2013 - 15:33, said:

Nói về câu trích dẫn này trên diễn đàn, nên chăng, cần phải chỉ rõ Trần Đoàn dùng Lịch pháp gì ?

1)- Lịch âm dương (âm dương lịch)
- Lấy thị mặt trời mặt trăng làm bối cảnh
- Không bao gồm phương vị
- Khí hậu 1 năm chỉ chia làm bối giai đoạn

2)- Lịch Lạc thư:
- Lấy vận động mặt trời mặt trăng và Bắc Đẩu làm bối cảnh
- Bao gồm 4 phương và 4 góc
- Khí hậu 1 năm chia làm 8 giai đoạn

Khi ta so sánh, sẽ thấy lịch Lạc thư thúc đẩy tăng sự quan sát thị vận động Bắc Cực, hơn nữa còn mở rộng bối cảnh thiên văn, càng gia tăng tính chất chặt chẽ của Lịch pháp đối với Huyền học nói chung và đối với Tử vi học nói riêng.

Ngoài ra, lịch Lạc thư phân chia thành 8 giai đoạn, trong khi Âm dương lịch chỉ phân làm 4 giai đoạn, phân chia cành tinh tế hơn so với 4 mùa của Lịch Âm dương, vì vậy mà gia tăng tính thực tiễn ... đặc biệt, lịch Lạc thư bao hàm 8 phương vị, có ý nghĩa quan trọng đối với dự đoán phương và vị khi phối với bắt quái.

Câu hỏi nêu ra, ngài Trần Đoàn định lệ Tử vi học theo Âm dương lịch hay theo lịch Lạc thư ?

Sửa bởi BeTra: 13/11/2013 - 09:27


Thanked by 5 Members:

#59 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 13/11/2013 - 11:38

^^

lâu mới vào tuvilyso thấy sao nay nhộn nhịp quá...nhưng cách tranh luận thì vẫn như xưa, vẫn là chủ nghĩa cá nhân. Đặt cái ý kiến của mình lên trên hết và phán như thánh nhân. Chắc gì kiến thức của bản thân là chuẩn mà chê người ta không biết gì ! ở mấy môn Lý Số chỉ mang tính tương đối.

Xét về vòng Trường Sinh thì tiểu sinh dùng theo VDTTL và đã được bác Vuivui gợi mở ở 1 chủ đề cũng do chính anh NTT mở. Vậy sao không tranh luận tiếp ở chủ đề đó? bác VV đã cố gắng để chứng minh vòng trường sinh khởi từ tứ sinh theo lý mẹ sinh con. nếu dùng theo Thái Huyền Kinh thì đúng là có mẹ sinh con trong ngũ hành nạp âm, tuy nhiên thực tế có nhiều cách tính NHNA như anh VinhL đã toán, vậy sao biết cái nào có trước cái nào có sau !

Anh VinhL chứng minh NHNA theo âm luật là có trước, từ số Thái Huyền là có sau. Nhưng tiểu sinh vẫn nghỉ là có 1 mối liện hệ giữa Âm luật và số Thái Huyền...hy vọng có vị nào nghiên cứu đầy đủ cái này thì sẽ có dịp công bố cho mọi người được học hỏi.

chúng ta đưa ra VDTTL, Đông A, cụ Thiên Lương....dùng vòng trường sinh thuận, hay thuận - nghịch. Nhưng những kết quả của những người đi trước chỉ có nói kết quả mà không nói đến nguyên nhân, mà việc thực nghiệm vòng Trường sinh là khó khăn, vậy thì ở đây mọi người dùng cách lấy lý thuyết để chứng minh lý thuyết, nhưng lý thuyết cơ bản trong Tử vi chưa chắc nó đã đúng, ví dụ : NHNA xuất phát từ số Thái Huyền, lấy theo đó để chứng minh vòng Trường Sinh khởi từ Tứ sinh (Vuivui). Nhưng làm sao có thể chắc chắc là NHNA từ số Thái Huyền, vì sao lại phải cộng rồi lấy 49 trừ đi...sao không để nguyên rồi cho ra mẹ sinh con...hy vọng chú Vuivui có thể giải đáp giúp đằng sau lý thuyết này là lý thuyết nào?

về bản chất thì bản mệnh và Cục số đều là NHNA, nhưng đây theo ý tiểu sinh là có 1 sự khác nhau về bản chất 2 loại này, như 1 nguyên nhân mà có nhiều kết quả. Bản mệnh là yếu tố Lục Thập Hoa Giáp, mà lục thập hoa giáp là vòng Tuần hoàn Thời gian, là sự kết hợp Thiên và Địa. Cục Số đã có yếu tố về Không gian là nơi mà ta sinh ra, vậy thì Cục số đã bao hàm tính Không - thời gian, hay Cục số là yếu tố của không gian 4 chiều. như vậy đã có sự khác nhau giữa Cục số và bản mệnh, 2 loại khác nhau này có ý nghĩa gì? phải chẳn khác nhau ở một chỗ Cục số phụ thuộc vào nơi khai sinh ra ta, chủ về "Nhân định" của con người còn Bản mệnh không nói về yếu tố vị trí khai sinh của ta. có lẽ vì điều này mà Cục số theo nhân định là thuận nghịch còn bản mệnh thì không?

Thanked by 2 Members:

#60 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 13/11/2013 - 12:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KimCa, on 13/11/2013 - 11:38, said:

ví dụ : NHNA xuất phát từ số Thái Huyền, lấy theo đó để chứng minh vòng Trường Sinh khởi từ Tứ sinh (Vuivui). Nhưng làm sao có thể chắc chắc là NHNA từ số Thái Huyền, vì sao lại phải cộng rồi lấy 49 trừ đi...sao không để nguyên rồi cho ra mẹ sinh con...hy vọng chú Vuivui có thể giải đáp giúp đằng sau lý thuyết này là lý thuyết nào?

chưa đọc kỹ ý của bác Vuivui mà đã vội vàng nói NHNA từ số Thái huyền, như vậy là sai ý bác. thật xin lỗi bác, bác nói NHNA xuất phát từ Hà Đồ, bác cũng có nói là bày 12 cung lên Hà Đồ, nhưng thật cháu chưa hiểu ý bác về NHNA từ Hà Đồ là ý thế nào, vì NHNA có nhiều cách tính ra, làm sao để chứng thực được là mục địch tiên quyết của NHNA trong Tử vi là từ Hà Đồ?

Sửa bởi KimCa: 13/11/2013 - 12:21







Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |