Jump to content

Advertisements




Cách Tứ Hóa An Theo Vận Đúng Không?


193 replies to this topic

#31 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2563 thanks

Gửi vào 27/04/2011 - 07:56

Cụ Đông Nam Á cũng dùng lưu tứ hóa tại tiểu vận hehe. EHM không nên sa vào những tranh cãi vô ích. Xin hỏi bạn đã xem cho 5000 lá số chưa?

#32 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1737 thanks

Gửi vào 27/04/2011 - 08:34

@ anh Tuphasonghanh : Tiểu vận và đại vận khác nhau chứ ạ. Anh đừng lấy con số 5000 ra dọa nhau. Em xem 2000 lá rồi đó, anh tin không? Anh đã xem được 2000 lá chưa? Vậy suy ra em có quyền "cao cao tại thượng" rồi nhỉ. Xem 5000 lá số mà theo kiểu ngồi quán cafe, tay rung Ipad, liếc ngang vài cái thì chẳng có ý nghĩa gì, cùng lắm là dẻo miệng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



@ Anh Sweet August : Các quy ước về hệ đếm Thời gian đã phản ánh không gian. Nếu không có sự chuyển động mang tính chu kì của các tinh đẩu thì không có các quy ước ấy. Từng trụ trong các dữ kiện thường dùng đều mang ý nghĩa riêng biệt. 1 tháng = 1/12 năm là đúng, nhưng cái sự đúng ấy chứa đựng ý nghĩa gì? Tại sao 1 năm lại là 12 tháng? Sao tháng 1 không tính là tháng Tý cho nhanh?

#33 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 27/04/2011 - 10:01

Tử Vi thực chất là kết hợp của cả đống kiến thức văn hóa cổ Trung Hoa: âm dương bát quái ngũ hành, thiên văn (từ cách an cung mệnh và chia địa bàn thành 12 cung, tham khảo cuốn sách tiên phong TVHTKH1), dịch (nghe nói nhưng không biết thể hiện thế nào), đạo (bác vuivui và Minh An thỉnh thoảng nói), thuyết tam tài... càng lúc càng thấy mấy điều này nhưng càng ngày mình càng tin nền tảng lớn nhất của nó là thiên văn, mấy cái kia là để giải thích sao thiên văn nó như vậy. Mấy môn như bát tự hà lạc, mai hoa... lại gần với dịch nhất.

#34 pandarbear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 330 Bài viết:
  • 535 thanks

Gửi vào 27/04/2011 - 11:14

Bói Dịch không cần động tới thiên văn thiên vọc gì vấn đoán việc được vậy. Đừng quá câu nệ vào thiên văn, nó chỉ là cái vỏ bọc để che đi cái bí mật bên trong thôi. Cho nên càng cố ngồi ngắm sao thì càng không hiểu tại sao lịch pháp chạy tới chạy lui, lúc đủ lúc thiếu, lúc bù lúc trừ mà xem đoán vận cho người được.

#35 Thienkyquy

    BĐH Tiền Nhiệm

  • Công Thần
  • 300 Bài viết:
  • 617 thanks

Gửi vào 27/04/2011 - 11:53

Để trở lại cái gốc thì chúng ta thấy thế này: (Bạn Whitebear có thể giúp giùm tôi vẽ lá số Tử Vi, và vạch một lằn dài từ Cung Dần dần đến Thân để phân ranh giới ngày đêm Âm Dương, đồng thời cũng ghi chữ Dần chữ Thân ở hai cung đó giùm... và 10 cung từ Mão đến Sửu thì ghi hai chữ Địa Bàn, còn cái cung lớn ghi là [Thiên Bàn dùng để ghi năm tháng ngày giờ sinh (là Không gian lúc đương số sinh ra], để dễ minh họa được không? Tôi làm khá lâu mà không xong vì xấu quá nên bỏ rồi hihihi.)

Chúng ta thấy rõ ràng 12 cung Số Tử Vi gọi là Địa Bàn hay Địa Chi. Cung ở giữa gọi là cung Thiên Bàn dùng để ghi năm tháng ngày giờ sinh (là không gian lúc sinh ra).

Địa Bàn được ghi ra chủ 12 tháng cũng là 4 mùa là thời gian của một năm. Nay bỗng dưng Địa Bàn trở thành Thiên Bàn Không Gian, thế là thế nào?

Nói theo Dịch Lý thì Không Gian là lằn Kinh, còn Thời Gian là lằn Vĩ. Âm Dương của Không Gian là Tối và Sáng, còn thời gian là 12 năm, 12 tháng, 30 ngày, và 12 giờ. Cổ nhân dùng lằn ranh của Dần Thân làm Không gian tối sáng để phân định Âm Dương của Không Thời Gian. Lấy ý nghĩa cung Dần là "tam dương giao thái, hay khai thái", hoặc còn vì "Vật khai ư Dần thành ư Thân", bởi "Thiên khai ư Tí, Địa Thành ư Sửu, Vật Thành ư Dần", mà trời đất vạn vật thái hòa. Do đó mà trong Tử Vi lấy cung Dần khởi đi, lại vì nó cũng là tháng đầu tiên của năm khi chuôi sao Chổi chỉ tháng Giêng ở cung Dần mà là Kiến Dần, thay vì dùng Mão Dậu để phân định Không Gian như Dịch Lý lấy Khảm Ly của Tiên Thiên Ly ở Mão, Khảm ở Dậu, còn qua Hậu Thiên lại lấy Tí Ngọ Ly Khảm làm Không Gian. Nên chi đế khỏi sai lạc phải hiểu rõ từng ngọn ngành nguồn gốc của môn mình đang nghiên cứu mới mong khỏi lầm lộn.

Mười hai cung Địa Bàn chủ về thời gian, lưu chuyển từ Dần đến Sửu là 12 tháng để ấn định thời gian của một năm. Vì lưu chuyển như thế, nên mỗi cung chủ mỗi tháng, mà muốn ấn định thời gian của mỗi tháng thì phải biết năm. Muốn ấn định thời gian của mỗi năm thì phải Ấn định một Can mới biết trong 60 năm ấy trãi qua 5 lần của mỗi 12 năm ấy nó là năm nào. Xa hơn nữa, thì phải ghi rõ là thuộc Thương Nguyên, Trung Nguyên hay Hạ Nguyên, như vậy mới có thể có khái niệm của thời gian năm ấy là năm nào. Nếu như chỉ nói năm Ngọ hay năm Tí thì biết năm đó nó thuộc thời gian nào? Cho nên xưa lập ra Can Chi là để ân định Thời Gian, gia lên Địa Chi của Địa Bàn là để chỉ Thời Gian của một tháng thuộc một năm nào đó chứ không phải để chỉ Không Gian của năm ấy. Vì vậy mà gọi là Địa Bàn chứ không gọi là Thiên Bàn. Tổ Sư Trần Đoàn khi lập bàn lá số Tử Vi đã ghi rõ như thế, chứ không phải chúng ta chế ra.

Song, khi chúng ta nói đến 12 cung Địa Bàn tuy chủ về Thời Gian nhưng trong đó cũng đã tàng chứa sẵn Không Gian, bởi 1 ngày 12 thời, thì sáng tối trong Tử Vi phân ra ở Dần Thân, nên không thể bảo rằng Địa Chi chủ duy thời gian, tuy thời gian là chính, nhưng không thể phân ly được. Vì Âm Dương của không gian là Sáng Tối, Âm Dương của Thời Gian là Xuân Hạ Thu Đông 4 mùa, 12 tháng, hay sáng trưa chiều tối... cũng không thể rời được không gian sớm tối, hay ảm đạm, tàn úa... Nhưng cái nào là chủ, cái nào là khách, phải thẩm thấu rõ ràng, không thể quơ một nắm, lấy Thời Gian làm Không Gian, hoặc ngược lại. Nếu vì lý do gì không hiểu rõ cấu trúc của Tử Vi, thì sẽ khó tránh những phát minh sai lạt về sau.

Nếu bảo người thành công hay thất bại phản ảnh ở một Đại Vận của một đời người không phải do thời gian mà là do không gian thì thật là ngộ nghĩnh.

Nên hiểu người ta lập Can Chi là dùng để lập lịch pháp ấn định thời gian, chứ không phải để ấn định không gian!

Thiên Kỷ Quý

Thanked by 1 Member:

#36 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 27/04/2011 - 13:28

Hi vọng sản phẩm này làm vừa lòng quý vị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#37 pandarbear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 330 Bài viết:
  • 535 thanks

Gửi vào 27/04/2011 - 14:54

Trên lá số tử vi thì 12 cung từ Dần tới Sửu là thời gian. Cái ấy không cần bàn cãi nữa. Còn không gian thì sâu xa hơn nó nằm ẩn trong cái Bát quái hậu thiên của 8 phương Đông Tây Nam Bắc. Ngoài ra còn có 2 phương Trên và Dưới được đại diện bằng hai cung Thìn và Tuất, do đó hai cung này mới được gọi bằng tên lần lượt là cung Thiên và cung Địa. Đi vào giải đoán, làm sao để biết lúc nào nó là không gian, lúc nào là thời gian đó chính là đề tài cần nghiên cứu. Còn tất nhiên trong khoa học hiện đại, không gian và thời gian là hai mặt của một sự vật nó không hề tách rời khỏi nhau. Cổ nhân xưa đã chứng ngộ ra điều ấy, thế mới kinh.

#38 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 27/04/2011 - 17:18

CẶP TIỀN ĐẠO KHÔNG-THỜI

Phi lộ

Chúng ta không đổ nước vào nước để quan sát dòng chảy, chúng ta đổ nước vào sỏi để quan sát dòng chảy.

Chúng ta không ném sỏi vào sỏi để quan sát chuyển động của sỏi, chúng ta ném sỏi xuống nước để quan sát chuyển động của sỏi.

Chúng ta không ném dương vào dương, không ném âm vào âm.

Chúng ta ném dương vào âm, âm vào dương.

Chúng ta không đưa một bà cụ vào nhóm 4 bà cụ khác, để các bà ấy buôn dưa lê từ làng trên đến xóm dưới.

Chúng ta dẫn cụ ra bến sông, tại đó cụ sẽ ném đá rơi vài cái phản lực.

Chúng ta không ném thời gian vào thời gian để quan sát, chúng ta ném thời gian vào không gian để quan sát, chúng ta có Tử Vi.

Chúng ta không ném không gian vào không gian để quan sát, chúng ta ném không gian vào thời gian để quan sát, chúng ta có Tử Bình.

Sau bài post trước, không có bạn nào hỏi vậy thời gian của Tử Vi nằm ở đâu, không gian trong Tử Bình nằm ở đâu. Bất cứ môn nào nếu thiếu một trong 2 đều không thể dụng.

Không ai có thể tách thời gian ra khỏi không gian và ngược lại không ai có thể đồng nhất thời gian và không gian.

A. ĐỊA BÀN:

Trong Tử Vi, như đã nói trên, 12 cung là 12 phương vị trên mặt đất nên gọi là Địa Bàn. 10 can và 12 chi là thời gian, không cần bàn cãi. 60 năm hoa giáp cũng đại diện cho thời gian. Nhưng 12 cung trong tử vi tuy là Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi nhưng là cung, cung Tý cung Sửu v.v…cung Hợi, là phương vị Tý phương vị Sửu phương vị Dần,v.v…,phương vị Hợi chứ không phải 12 chi thời gian. Nói rõ hơn ở phần F.

Cho nên tiên quyết 12 cung địa bàn là không gian chủ phương vị, chứ không phải thời gian.

B. VÌ SAO CAN CHI LÀ THỜI GIAN:

Quay lại, vì sao can chi là thời gian. Rất đơn giản, khi xét 2 năm khác nhau không thể phân biệt giữa không gian năm này và không gian năm khác từ vị trí tương đối giữa mặt trời mặt trăng và trái đất. Vì mỗi năm trái đất xoay quanh mặt trời một vòng. Lấy mặt trời làm cố định (người xưa lấy trái đất) rồi thì sao có thể phân biệt hoàn cảnh năm nay và năm khác, mặt trời đâu có di chuyển theo một mốc chuẩn khác. Rõ ràng dòng thời gian không quay lại. Cho nên phải đặt can chi cho năm. Hai năm khác nhau không khác nhau trong không gian, nhưng phân biệt bởi can và chi. Năm Giáp Tý khác năm Ất Sửu ở các chữ Giáp, Tý, Ất, Sửu.

Cho nên can chi đại biểu cho thời gian.

Đem can chi gieo xuống địa bàn là đem thời gian gieo xuống không gian mà thành sao. Sao là đánh dấu của thời gian trên không gian.

Đem thời gian gieo xuống thời gian không thể thành sao, nhầm lẫn 12 cung tử vi thành 12 thời chi là hết sức nguy hiểm, xâm hại nghiêm trọng đến nền móng tử vi.

C. LƯU NIÊN THÁI TUẾ:

Trong tử vi, còn yếu tố nào chủ thời gian đứng ngoài 12 phương vị của lá số. Yếu tố đó chắc chắn phải gây ảnh hưởng rất mạnh lên lá số. Có thể coi như dòng thời gian trườn qua không gian lá số. Đó chính là lưu niên Thái Tuế. Là sự phân biệt năm này và năm kia, không có lưu niên Thái Tuế thì năm nào cũng giống năm nào.

D. YẾU TỐ KHÔNG GIAN TRONG TỬ BÌNH:

Sang Tử Bình, thời điểm sinh là một điểm trên đường thẳng, là một vết chém trên khúc gỗ. Một điểm này trượt trên dòng thời gian thì sao xem được số. Cho nên phải tạo không gian cho điểm này.

Chúng ta biết rằng năm chứa tháng tiết lệnh, tháng tiết lệnh chứa ngày, ngày chứa giờ.

Để biểu diễn thời điểm sinh thì:

Nếu dùng đơn vị năm thì không thể biểu diễn tháng.

Nếu dùng đơn vị tháng có thể biểu diễn năm = 12 tháng

Nếu dùng đơn vị ngày. Lúc đó không cần dùng đơn vị tháng và năm, tháng và năm có thể biểu diễn qua ngày, tháng = 30 ngày, năm = 365 ngày.

Nếu dùng đến đơn vị giờ, thì không cần đơn vị năm tháng ngày.

Vậy tại sao Tử Bình phải giữ lại cả 4 yếu tố năm tháng ngày giờ ?

Câu trả lời là để tạo không gian cho tử bình, tạo ra 4 trụ (cột) để tương tác, phân ngôi vị ta và ngoài ta như Quan Sát Ấn thụ v.v… để tương tác. Phân trên dưới để xét tương tác. Đó là không gian, chứ không phải thời gian. Không gian mới có trước sau trên dưới trong ngoài, thời gian chỉ có một mạch trước sau là hết.

Vậy Tử Bình cho cả khối không gian 4 cột trượt trên dòng thời gian mà ra số.

E. DỊCH:

Ở đây, ta còn thấy Tử Bình mượn thời gian tạo không gian (4 cột). Còn tử vi mượn không gian tạo thời gian (các cung đại vận). Đó chính là Dịch, là Âm Dương, là một cặp tương hỗ Không-Thời. Vì Dịch bao quát Không Thời nên áp dụng Dịch nên Tử Vi giống như áp dụng Dịch lên Tử Bình thì khó tránh khỏi sai lầm. Dịch lý là một nhưng tất cả các môn khác nhau xét trên Dịch đều phải khác nhau. Nếu giống nhau thì các môn đâu còn khác nhau.

F. SỰ NGỘ NHẬN 12 ĐỊA CHI LÀ 12 CUNG VỊ:

Lá số dùng để biểu diễn Không Gian còn Thời Gian không cần biểu diễn trên lá số (tử vi biểu diễn 12 cung và hơn 100 sao, tử bình biểu diễn 4 trụ), chỉ có lưu ảnh của thời gian trong tử vi là sao và trong tử bình là thần sát cần biểu diễn trên lá số.

(Thiên can + Địa chi) = Thời gian

Thời gian + Cung vị = (Thiên can+Địa chi)+Cung vị.

+ ở đây là tương tác đối ngẫu âm dương.

Người xưa dùng 12 chi biểu diễn 12 thời của cung vị phối hợp với 10 can mà thành lục thập hoa giáp. Do cung vị tuần hoàn năm nào cũng giống năm nào nên buộc phải dùng Can vì nếu không dùng Can sẽ không phân biệt được thời của 12 cung vị, chỉ dùng 12 chi gán lên 12 cung vị thì một cung vị sẽ mãi mãi gắn với 1 chi, việc biểu diễn thời của cung vị là vô nghĩa.

Thời gian được biểu diễn bằng cả hai trục Can và Chi, thiếu một trục không thành thời gian. Nếu muốn biểu diễn thời gian thành cung thì phải có 60 cung mới đủ.

Trong thời gian thì can chi là một cặp âm dương nhưng khi xét tương tác Thời Gian và Không Gian thì Can Chi được bao hàm và xuất hiện đồng thời trong Thời Gian. Khi nói 10 can gieo lên 12 chi, có nghĩa là xét tương tác âm dương nội hàm trong thời gian mà sinh ra 60 hoa giáp. Đó là chuyện nội bộ thời gian chứ không phải tương tác trên lá số tử vi. Tất cả các biểu diễn tương tác 10 can lên 12 chi đều là chuyện nội bộ trong yếu tố thời gian kể cả việc gieo 10 Can là thiên để gieo lên yếu tố Chi là địa. Trong thời gian thì Thiên là Thiên Can, Địa là Địa Chi. Còn trong tương tác thời gian và không gian thì Thiên là thời gian còn Địa là cung vị. Nói cách khác 12 chi thời là thuộc tính thời gian của 12 cung vị, 12 thời chi là hình chiếu của 12 cung vị lên trục thời gian (nếu biểu diễn thời gian bằng trục).

Có lẽ nhiều bạn ngộ nhận tại chỗ này. Mang tương tác nội bộ can chi gán lên địa bàn là không thể và không cần thiết. Không cần thiết vì kết quả của tương tác này chỉ là 60 năm hoa giáp. Không thể vì nếu 12 cung là 12 chi thì không lẽ xét tương tác chi lên chi ? để an các sao.

Thanked by 2 Members:

#39 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 27/04/2011 - 19:08

G. ÂM DƯƠNG CỦA THỜI VÀ VỊ:

1.Âm dương của thời gian:

Âm dương của ngày là sáng tối.

Âm dương của tháng là trăng tròn khuyết.

Âm dương của năm là 4 mùa.

Âm dương của thời là sớm muộn là trước sau là đúng thời sai thời.

2.Âm dương của vị (không gian):

Âm dương của vị là đúng vị sai vị, chính vị bất chính vị, là trước mặt sau lưng, là bên trái bên phải, là nhị hợp, tam hợp, lục xung, lục hại, lục hợp, chứ âm dương của vị không phải sáng tối. Âm dương của vị không có trước sau như thời, tiến một bước lùi một bước trước sẽ thành sau sau sẽ thành trước. Thời thì chỉ có tiến không có lùi, trước có thể thành sau nhưng sau không thể thành trước.

3.Vị và thời quy định lẫn nhau:

Vị trí của ngày quy định sáng tối của ngày và ngược lại

Vị trí của mặt trăng với trái đất quy định tròn khuyết của mặt trăng và ngược lại

Vị trí của tháng quy định nóng lạnh của 4 mùa và ngược lại

Nhưng tóm lại vị vẫn trôi trên thời thành một cặp âm dương tương hỗ., vị có tuần hoàn lặp lại nhưng thời không có tuần hoàn lặp lại.

Thanked by 2 Members:

#40 Thienco

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 829 Bài viết:
  • 268 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 27/04/2011 - 19:12

Tốt nhất là không học Tử Vi nữa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#41 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 27/04/2011 - 19:36

@chú TKQ: với cháu thì khi nói đến Địa Bàn thì chữ "địa" gắn với không gian (vị trí) hơn là thời gian ạ. Cháu nghĩ trong thuyết tam tài thì "địa" ám chỉ vị trí không phải là ngẫu nhiên. Thật sự là lúc viết bài trả lời chú để bênh vực cho việc làm "tiểu loạn" của mình thì cháu đúng là vẫn lấn cấn thời gian với không gian, vì sao lại dùng không gian để nói vận như chú nói. Nhưng cái lấn cấn nhất là vì sao 10 năm lại chuyển sang 1 cung khác, mà lại gọi là đại vận, còn 1 năm cũng chuyển sang 1 cung khác, và tiểu vận lại an thế kia, vì sao đã có lưu niên Thái Tuế mà còn có tiểu vận.

Bây giờ với những bài của thấtsát kết hợp với thuyết tam tài thì có lẽ cháu đã mơ hồ nhìn thấy. Trong thời gian thì Can (Thiên) làm chủ nên đi hết Can thì thời gian đi đến ví trí tiếp theo trên Địa Bàn, do đó sinh ra đại vận. Thiên làm chủ thời gian nhưng Chi (Địa) cũng có ý nghĩa thời gian, do đó sinh ra cái gọi là tiểu hạn từ "đất".

@thấtsát: lí luận trên của tôi khả năng sai rất cao hoặc ít nhất là chưa hoàn thiện. Bác có lí luận gì để giải thích vì sao đơn vị của "đại vận" là 10 "năm" mà không là 10 tháng, hay 10 ngày, 10 giờ không? Tôi nghĩ đó là do thiên văn, mà cơ sở thiên văn của Tử Vi chỉ có mỗi cuốn TVHTKH1. Nguyệt hạn và nhật hạn... được sinh ra như thế nào hay thật sự có những hạn đó không (khả năng không có cũng có thể xảy ra vì như mọi lí thuyết, Tử Vi không thể hoàn hảo được)? Thuyết di cung ứng dụng được đến đâu nếu mấy cái vận được sinh ra như vậy?

#42 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 27/04/2011 - 20:12

Thêm 1 sự hợp lí về chuyện Can làm chủ thời gian là những sao an theo Can có tác dụng quyết định đến hạn, phù hợp với lí tuần hoàn của không gian trên địa bàn. Theo đó phải chăng ta có 1 giả thuyết khác: cả 2 vòng Bác Sĩ và Thái Tuế là đại diện của thời gian nên chỉ có ý nghĩa lớn khi xét vận, còn khi xem cung cố định thì bỏ qua, hay có sự phân biệt giữa 2 vòng này khi xét vận và cung cố định vì có sự phân biệt giữa Can và Chi??? Khi xét vận thì các sao an theo địa chi cố định có tác dụng mạnh hơn các sao can cố định (để bù lại cho việc mấy sao lưu của nó vô nghĩa nếu xét vận năm)? Ta thường nghe đến vận Thái Tuế, vận Thiên Không mà ít nghe đến vận Lộc Tồn, Lực Sĩ...? Còn các sao như Thanh Long, Lực Sĩ, Tiểu Hao... có ý nghĩa mạnh khi xét cung cố định hơn là mấy sao như Thái Tuế.

#43 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1737 thanks

Gửi vào 27/04/2011 - 20:22

Hic, đúng là trăm hoa đua nở. Nhiều cách lý giải quá.
Không gian thì vô cùng vô tận, với con người thì phân ra phải trái trước sau.
Thời gian vĩnh cửu vĩnh hằng, với sự nhỏ bé của kiếp người thì phân ra quá khứ, tương lai.

Học Tử Vi hay Dịch, tẩu hỏa nhập ma có lẽ chính là sở tri chướng. Bác ThienKyQui lập chủ đề này, có lẽ cũng ít muốn tranh luận, chỉ muốn nhắc nhở hậu bối. Mọi người lưu tâm để trong lòng, thường xuyên suy nghĩ chắc sẽ tự có cách lý giải.

#44 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 27/04/2011 - 22:14

Mấy hôm nay tôi bận không có thời giờ phản biện ý của ông Thiên Kỷ Quí, chỉ có thể vào đọc rồi đi. Hôm trước đọc một bài của anh thatsat, hôm nay được đọc thêm hai bài nữa. Kết luận của tôi là làng mệnh lý VN chẳng cần lo sẽ không có người kế thừa.

Lời văn sắc bén, tư duy độc lập khoa học sáng tạo; không những anh thatsat đã viết ra những gì tôi muốn viết về tính "thời không hợp nhất" của khoa Tử Vi, mà còn hơn thế nữa. Nói giản dị là tôi đã học được vài điều hay lạ, một số cách triển khai ý tưởng mà tôi chưa nghĩ đến.

Mong anh tiếp tục viết thêm về vấn đề hết sức quan trọng này.

#45 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3810 Bài viết:
  • 24189 thanks

Gửi vào 27/04/2011 - 22:35

TẨU HỎA NHẬP MA ..... VÌ ÔM ĐỒM NHIỀU QUÁ THAM LAM QUÁ CÀI GÌ CŨNG MUỐN .... , ĐI NGƯỢC TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI , GIỐNG NHƯ NGƯỜI TA ĐỊNH HƯỚNG RỒI ĐI TỪ NGOÀI VÀO TRONG RỪNG CÒN CÓ KHI BỐI RỐI , BÂY GIỜ LẠI ĐI TỪ TRONG RỪNG ĐI TA , LẠI KHÔNG CÓ LẬP TRƯỜNG CHO NÊN KHÔNG BIẾT LỐI NẢO VÀO LỐI NÀO
QUÝ HỒ TINH BẤT QUÝ HỒ ĐA
ĐỌC MỘT QUYỂN SÁCH < TỰ HỌC KHÔNG CÓ THÀY > CÒN CHƯA TIÊU HÓA HẾT , NAY NHỒI NHÉT THÊM MẤY CHỤC THỨ SÁCH NỮA THÌ LÀM SAO MÀ KHÔNG RỐI BENG LÊN ĐƯỢC .

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |