Jump to content

Advertisements




Cách Tứ Hóa An Theo Vận Đúng Không?


193 replies to this topic

#61 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 29/04/2011 - 10:39

Thienkyquy said:

Còn như nếu chỉ mới trong thời gian thử nghiệm như thuyết Tự Hóa (mà hình nhưanh VDTT đã xác nhận với anh Tử Vi Nút là đã thay đổi ý kiến),
Tin ở đâu ra vậy?Chứng cớ đâu?
Chính tôi đã viếttrên mạng này rất rõ là tôi vẫn tin vào thuyết tự hóa, nhưng trong diễn trình đãilọc tôi bây giờ cho rằng tự Hóa không mạnh bằng tứ Hóa nguyên thủy. Đó là khả năngđiều chỉnh và tự sửa sai của phương pháp khoa học.
Nhấn mạnh lại: Tôichưa hế bỏ thuyết tự Hóa bao giờ.
Nhưng giả sử ngàymai tôi bỏ thuyết tự Hóa thì cũng đâu có sao? Miễn là diễn trình dẫn đến việc bỏlà gì, bằng phương pháp khoa học hay phi khoa học. Tôi xưa nay vẫn kêu gọi giớitrẻ phải liên tục đãi lọc. Cái ngày nay mình thấy đúng mai thấy sai thì phải sẵnsàng bỏ. Nhờ khả năng sẵn sàng bỏ này mà khoa học tây phương đã tiến bộ kinh khủngnhư chúng ta đã biết.

Thienkyquy said:

thì cũng đâu biếtđược vài năm sau anh VDTT đổi ý thì sao.
Như trên đã nói, đổiý thì có sao đâu. Miễn rằng diễn trình dẫn đến việc đổi ý đó là đãi lọc bằng phươngpháp khoa học.

Thienkyquy said:

Trường hợp chỉmới trong giai đoạn Nghiệm Lý thì rất dễ dẫn đến trường hợp "Liệu Pháp gọtchân cho vừa giày", nên không đáng tin cậy và không đáng để phải phí thờigian. Cái này có lẽ nên dành cho quý vị nào cho nó đúng để mất thời gian với nóthì hơn.
Xét từ tiêu chuẩnkhoa học thì làng Tử Vi nói riêng, làng mệnh lý nói chung đến giờ vẫn chưa thoátkhỏi giai đoạn nghiệm lý và nếu tiếp tục thì sẽ mãi mãi như thế.
Tôi đố ai trong làngmệnh lý chứng minh được là họ đã thoát khỏi giai đoạn nghiệm lý.
Bởi vậy tôi mới đềxướng phương pháp khoa học để thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn này.

Thienkyquy said:

Do đó, nó không "đáng" để tôi phải phí thời gian bàn về nó,
Như trên đã nói, đánghay không đáng với ông thì xét từ góc nhìn của khoa học chỉ là một chọn lựa khôngtham dự. Dòng sông khoa học sẽ tiếp tục chảy dù có người dừng ghe lên bộ.

#62 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 29/04/2011 - 10:53

Trích dẫn

vì anh VDTT chưachắc đã áp dụng được nó như chính anh mong muốn, và cũng không có Đại Diện chohọc phái của Đài Loan, và tôi cũng chẳng Đại Diện cho học phái VN. Nên chi nếucó lý luận thì cũng chỉ là cá nhân và cá nhân, mà đã là cá nhân thì anh VDTT cóquyền thích cái anh cho là đúng và tôi có quyền không thích cái tôi cho là sai,đơn giản là vậy!
Trên căn bản khoahọc thì cách nhìn này hoàn toàn (xin lỗi) phản khoa học. Dĩ nhiên, mọi người đềucó quyền cá nhân tin gì thì tin, nhưng đó là niềm tin, không phải là kiến thứckhoa học.

Từ góc nhìn của khoa học thì không có ai đại diện học phái nào cả, mà chỉ có thuyết còn đứng vữngvà thuyết đã sụp đổ. Và bất cứ ai có đủ khả năng đều có quyền bảo vệ một thuyếtđã có trước hoặc đả kích nó. Chính nhờ đặc tính ‘bất chấp tiền nhân’ này màkhoa học tây phương tiến bộ.

Thí dụ: Ngaytrong khi Einstein đang ở cực điểm vinh quang mà ông Minkowski còn dám đặt rathuyết “thời không” để bổ túc cho thuyết tương đối. Einstein khởi đầu phản đối,nhưng cuối cùng đành công nhận là thuyết tương đối đã tiến thêm một bước xa nhờMinkowski.


Trích dẫn

4. Không thế bảo rằng hễ tôi cho nó sai thì nó nhất định phải sai, nếu thực tếnó có thể đoán đúng một cách chính xác; và cũng không thể bảo rằng hễ anh VDTTcho nó đúng thì nó phải đúng, mà thực tế áp dụng vào nó chẳng có tác dụng gìcả, ngoại trừ cho vài trường hợp, vô tình, đúng.
Người cósuy nghĩ khoa học sẽ không phạm lỗi cơ bản này.

#63 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 29/04/2011 - 10:58

Trích dẫn

Tóm lại, dưới mắt tôi thì nó như vậy, anh VDTT không phải là đối tượng về vấnđề Tứ Hóa với tôi vì anh không phải là người PHÁT MINH ra nó, và cũng chưa cótuyên bố là có phát triển gì khác hơn những người lập ra nó, nên anh cũng nhưtôi chỉ là nói về vật quý CỦA NGƯỜI chẳng phải CỦA ANH VDTT nên tôi không quantâm. Tôi không viết bài đó để tranh luận với anh VDTT, còn anh có ý tranh luậnvới tôi hay không thì tôi không biết. Song nếu một ngày nào đó, anh VDTT xácnhận rằng mình đã có KHẢ NĂNG phát minh được nghĩa lý của Tứ Hóa từ những gì đãhọc của người, và có KHẢ NĂNG chứng minh với mọi người như ông Tử Vân hay ôngLiễu Vô Cư Sĩ với những giải đoán thực tế, thì cho dù bận rộn đến đâu tôi cũngsẽ tốn một chút thời gian để chứng thực với anh VDTT. Hoặc nếu anh VDTT có thểmời được ông Tử Vân hay ông Liễu Vô Cư Sĩ vào TVLS thì chắc chắn tôi sẽ rấtmừng để chứng thực. Hoặc đến một ngày nào đó có ai đưa tay bảo rằng họ có KHẢNĂNG chứng thực được như ông Tử Vân và ông Liễu Vô Cư Sĩ thì xin cho tôi biết.Ngược lại thì chỉ là những lý thuyết vòng quanh, xay lúa chơi cho vui vậy thôi,có chứng minh được gì. Chỉ là "Anh nói Tôi nói" mà thôi!

“Anh nói tôi nói”là nếu bất chấp phương pháp khoa học thôi. Bằng như chấp nhận phương pháp khoahọc thì sẽ có cái nhìn khác hẳn.

Cái nhìn của khoahọc là: Mọi thuyết mới đều có thể được đánh giá theo một số tiêu chuẩn đã định.Và người đánh giá chỉ cần thỏa tiêu chuẩn đánh giá, mà không nhất thiết phải dínhlíu đến người phát minh.



Trích dẫn

Mong rằng anh VDTT hiểu cho là bài viết đó hoàn toàn không dính dáng gì đếnanh,


Tôi hiểu.

Nhưng tôi phản biệnkhông phải là vì bài viết dính líu đến tôi.



Trích dẫn


còn bài anh phảnbiện tôi, là quyền của anh không dính dáng gì đến tôi. Có những điều trong bàiphản biện đó, tôi không đồng tình, nhưng vì như đã nói bận việc khác rồi khôngcòn tâm trí để bàn luận về vụ này nữa, nên khi nào có thời gian sẽ chứng minhsau.

Tôi phản biện làphản biện những gì đã viết. Không có luật nào của làng khoa học đòi hỏi ngườita cứ phải trả lời nhau mãi cả, vì như nói trên ai muốn lên bờ thì cứ việc lên,còn giòng sông khoa học sẽ tiếp tục chảy mãi.



Trích dẫn

Chúc anh sớm PHÁT MINH được nhiều điều mới lạ, hoặc cá nhân anh không có PHÁTMINH, nhưng giúp cho các hậu học PHÁT MINH được, cũng là điều rất đáng trân quývậy!


Cám ơn ông! Năm nămnay tôi chẳng nghĩ ra được gì mới lạ, bây giờ chỉ nỗ lực khai triển những cái đãnghĩ ra từ trước thôi.



Nhưng phát minh mớithì ông đừng lo, sẽ có thế hệ mới lo.

#64 Cuddy

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 114 Bài viết:
  • 61 thanks

Gửi vào 29/04/2011 - 20:03

Lúc trước tôi học tử vi với mục đích tự xem cho chính mình. Tôi đã nhờ nhiều người xem tử vi, mỗi người xem đúng một phần, nhưng tôi vẫn chưa thể thỏa mãn nên nhào vào nghiệm lý chính mình. Hiện tại, tôi không còn tốn tiền đi xem tử vi nữa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong quá trình học, ai đề xướng thuyết gì tôi cũng thử nghiệm trên lá số chính mình. Có cái tôi sử dụng được, nhưng có cái làm tôi tẩu hỏa nhập ma hihi. Mất mấy ngày để tìm hiểu để cuối cùng thấy chẳng đúng tí nào. Đến nay, để đoán lá số tôi chỉ sử dụng tử vi cơ bản, lưu tứ hóa, vòng lưu thái tuế, vòng lưu lộc tồn, thuyết tử vi Bửu Đình và gần đây là một phần của thái tuế nhập quái (chưa nhuần nhuyễn).

Về vấn đề lưu tứ hóa, tôi đã nghiệm lý thực tế và bị dính chưởng lưu Hóa Kị như thế nào nên tôi đồng ý một phần nào đó lý thuyết về lưu tứ hóa. Thậm chí tôi còn áp dụng lưu tứ hóa đến cả nguyệt hạn và vẫn thấy đúng hehe

Theo tôi, lý thuyết tự hóa hay lý thuyết lưu tứ hóa vẫn có giá trị, không thể phủ nhận hoàn toàn. Dù ai có phản bác, hay đề xướng thuyết nào đi nữa, tôi cũng vẫn sẽ giữ tinh thần học hỏi để rút cái hay mà xài cho chính mình, đồng thời loại ra những gì không phù hợp.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là hiện nay có quá nhiều đề xướng "bay tá lả". Đụng đâu cũng thấy sao bay vèo vèo, cung cũng cho bay tuốt, rồi chồng chập lá số . Nội chỉ xét đến lá số nguyên thủy, đại vận, và tiểu hạn để xem cộng hưởng cũng đã đủ mệt. Tự mình tự làm phức tạp vấn đề, trong khi chỉ cần một vài con sao là đã có thể phán rồi

Sửa bởi Cuddy: 29/04/2011 - 20:11


Thanked by 1 Member:

#65 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 29/04/2011 - 20:25

Kỹ thuật chồng lá số là phiên bản suy rộng của lý thuyết Thái Tuế nhập quái chứ đâu, nhưng có tác động của dòng thời gian trôi qua.
Thái Tuế Nhập Quái là một phiên bản rất thô thiển, sau khi đã hiểu được lý thuyết chồng lá số.

Đã có lý thuyết thái tuế nhập quái thì cần phải phát minh ra cái gì để đo sức mạnh của độ "nhập quái" theo thời gian, vì rõ ràng quan hệ của mình và đối tượng không thể là constant cả đời. Vậy nên lý thuyết vòng trường sinh bay nhập quái ra đời.

Sao bay
cũng chính là dạng động của lý thuyết sao tự hóa/lý thuyết tứ hóa mệnh cung chứ có gì đâu? Đã có sao tự hóa của mệnh cung, thì khi cuộc đời trôi thì sao nó phải bay đi, chứ đâu có fixed. Vậy thì lý thuyết tứ hóa bay ra đời.

Cung cũng phải cho bay,
vì đó là kỹ thuật căn bản làm nền cho Lưu tứ hóa, trốn sao được, nếu không sẽ gặp phản ví dụ ngay lập tức. Cung huynh xấu, đâu có nghĩa là cả đời xấu. Nên cung phải bay được mới hợp lý.

Nếu cuddy chấp nhận mấy kỹ thuật kia, thì mấy cái này xuất hiện một cách hoàn toàn tự nhiên như một nhu cầu phải có. Không một ai nghĩ ra cái gì cho vui đâu.
Đó là ý tưởng khởi thủy đầu tiên, hi vọng khi bạn đọc thì sẽ hiểu nó hơn.

Đôi lời góp ý.

Sửa bởi Whitebear: 29/04/2011 - 20:55


#66 cafe

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 333 Bài viết:
  • 471 thanks

Gửi vào 29/04/2011 - 21:51

@WB: Còn kĩ thuật kết hợp phong thủy với tử vi của ông Tử Vân?

#67 PIANO

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2566 Bài viết:
  • 12072 thanks
  • LocationHome

Gửi vào 30/04/2011 - 17:45

@ thatsat : bạn viết như vầy :" Tử bình là đường thẳng. Tử vi là đường tròn"

P thì nghĩ Tử vi là đường xoắn ốc (spiral), khoảng cách giữa các vòng dù nhỏ/lớn thì phương vị hướng về tâm cũng thế. Cho dù có quay lại 1 lục thập hoa giáp thì sự tương tác/dấu ấn của thời gian là không thể không có. Cứ tưởng tượng 1 trận đại hồng thủy xảy ra là dễ thấy nhất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Và nếu suy diễn từ cách này thì P tin là tử vi và tử bình chỉ là 1 sợi dây dài thiệt dài quấn vòng tròn, chẳng qua tử bình là sợi dây có vòng tròn lớn đó, còn tử vi thì được quấn thành nhiều vòng nhỏ mà thôi. Cho dù hệ quy chiếu đứng quan sát có khác nhau, tất cả đều có chung điểm đầu và điểm cuối, âm dương rồi phải gặp nhau. Và biết đâu các môn KHHB khác cũng là trò tiêu khiển của thượng đế đối với chỉ duy nhất 1 sợi dây mà ở mỗi trò tuân theo 1 quy luật nào đó nhất định

Bài viết về sự khống chế thời gian của TS hay ghê, làm P liên tưởng tới phim INCEPTION với các tầng giấc mơ. P nghĩ không có cách nào khống chế được thời gian, nếu có thì cũng chỉ 1 đoạn thừng nhỏ nhưng sự đánh đổi là rất lớn, không hẳn là tốt đẹp hơn đâu. Không gian là trò chơi với nhiều vòng tròn nhỏ quấn nhau nên đi tói đâu ta cũng có thể đánh dấu nó (mark), ta có thể nhìn tới, nhìn lui, đi sai thì đi lại, nói chung là ta tự chủ ta, cuối cùng cũng có thể đi tới đích. Còn thời gian là 1 vòng tròn lớn, khi đi tới 1 đoạn nào đó (nửa bên kia vòng tròn chẳng hạn), lúc đó ta không còn nhìn thấy ta nữa, thế nên sự tự chủ (cả về tình cảm lẫn tri thức) sẽ mất đi. Mà nếu sự tự chủ của chính ta mất đi thì còn làm thế nào để khống chế cái ngoài ta nữa chứ? Đó chỉ là suy luận thô thiển của P.

Mặc dù vậy, P hiện giờ tạm thời cũng theo quan điểm tứ hóa an theo vận (tương lai chưa biết sao...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

). Dù có quay trở lại cái vòng "can - tứ hóa" hay nói cách khác, cái vòng đó có cố định thì cũng chả có gì vô lý khi thái độ của người đứng trước nó đã khác biệt rồi. Con người phải lớn lên, sự trải nghiệm làm chúng ta lựa chọn khác nhau. Chả phải Piano cũng học từ bạn và bác V rằng tử vi là 1 bản định hướng cuộc đời cho mỗi người tự chọn mỗi kịch bản khác nhau sao?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cho dù cao thủ hay lùn thủ gì đi nữa, chuyện đoán đúng cũng chỉ là hên, sai cũng chả có gì lạ, vấn đề ở chỗ "thái độ của người sở hữu kịch bản cuộc đời mình".
Mừng cho những ai chọn được con đường đúng đắn để đi, để khi nhắm mắt bất ngờ vẫn chả có gì nuối tiếc


Sửa bởi PIANO: 30/04/2011 - 17:47


#68 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 01/05/2011 - 03:27

Về lý do tại sao can đại vận của Tí giống Dần, của Sửu giống Mão

Đã có tối thiểu hai vị đả kích đả kích cách chuyển can đại vận của làng Tử Vi Đài Loan từ hai cung Tí Sửu sang Dần Mão hoặc từ Mão Dần sang Sửu Tí. Thực ra nên gọi đây là cách chuyển vận của Đài Cảng vì theo sự hiểu biết của tôi thì các phái của Hồng Kông cũng chuyển đại vận y như Đài Loan vậy.

Đại khái theo cách của Đài Cảng thì can của hạn Tí giống can hạn Dần, của hạn Sửu giống hạn Mão. Tổng quát hơn, bất luận chuyển đại hạn thế nào, can của cung đại hạn luôn luôn là can của các tháng của năm sinh. Thí dụ sinh năm Giáp thì bất luận thuận nghịch hễ hạn đến Tý tất là Bính Tí, Sửu là Đinh Sửu, Dần là Bính Dần, Mão là Đinh Mão.

Thí dụ 1: Nữ sinh năm Giáp Tuất, mệnh cư Mão. Theo Tử Vi Đài Cảng 4 hạn đầu (đi nghịch) sẽ là Đinh Mão, Bính Dần, Đinh Sửu, Bính Tí.

Các vị bất đồng bảo là cách này sai (vì can không chuyển liên tục), phải theo thứ tự Đinh Mão, Bính Dần, Ất Sửu, Giáp Tí mới đúng.

Thí dụ 2: Nam sinh năm Giáp Tuất, mệnh cư Tí. Theo Tử Vi Đài Cảng 4 hạn đầu sẽ là Bính Tí, Đinh Sửu, Bính Dần, Đinh Mão.

Các vị bất đồng bảo là cách này sai (vì can không chuyển liên tục), phải theo thứ tự Bính Tí, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão mới đúng.

Các vị bất đồng có hợp lý không? Tôi trả lời ngắn gọn là họ không hợp lý. Bởi vì nếu đã tuân theo luật chuyển can liên tục của họ khi định can của hạn thì, để tránh mâu thuẫn nội tại, khi định can của cung mệnh cũng phải áp dụng cùng luật.

Sự thật = Tử Vi coi cung mệnh như tháng tương ứng của năm sinh, bất chấp lý liên tục.

Xin đưa một thí dụ (sinh năm Giáp Tuất) để làm sáng tỏ vấn đề:

Sinh tháng giêng giờ Tí: Mệnh cư ở Dần, Tử Vi gọi là Bính Dần.

Sinh tháng giêng giờ Sửu: Mệnh cư ở Sửu, Tử Vi gọi là Đinh Sửu (thay vì Ất Sửu theo lý liên tục).

Quý vị có thể tùy ý đặt thêm nhiều trường hợp khác.

(Còn chuyện dùng can của vận để lưu tứ Hóa có hợp lý hay không lại là một vấn đề khác, tôi sẽ trở lại sau.)

#69 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 01/05/2011 - 04:15

Trích dẫn

Đại khái theo cách của Đài Cảng thì can của hạn Tí giống can hạn Dần, của hạn Sửu giống hạn Mão. Tổng quát hơn, bất luận chuyển đại hạn thế nào, can của cung đại hạn luôn luôn là can của các tháng của năm sinh
Theo tôi thì chẳng có lý do gì buộc phải, hay luôn luôn rằng bất luận chuyển đại vận thế nào mà Can của cung đại vận Phải là, luôn luôn là Can của các Tháng của năm.
Nêu lên mệnh đề mà không có chứng minh. không có căn cứ. Như thế là Phi Khoa Học !
Thực ra, mệnh đề: Bất luận chuyển đại vận thế nào, Can của cung đại vận Phải là Can của tháng là không đúng. Bất hợp lý.
Thực rất dễ chứng minh tính bất hợp lý của nó. Vì nó vi phạm tính trôi chảy một chiều của thời gian !

Trích dẫn

Đã có tối thiểu hai vị đả kích đả kích cách chuyển can đại vận của làng Tử Vi Đài Loan từ hai cung Tí Sửu sang Dần Mão hoặc từ Mão Dần sang Sửu Tí. Thực ra nên gọi đây là cách chuyển vận của Đài Cảng vì theo sự hiểu biết của tôi thì các phái của Hồng Kông cũng chuyển đại vận y như Đài Loan vậy.
Không phải chỉ có Hai. Mà ít nhất là Ba. Trong đó có Tôi. Tôi đã phê phán cách an đại vận của tử vi Đài này từ lâu, thể hiện trong các bài khi nhận xét về cách luận giải của Tử Vân, cũng như trong một chủ đề, Tôi đã phê dưới dạng vi phạm tính một chiều của thời gian. Khi ấy Ông VDTT có đáp ứng, nhưng vì Ông không hiểu hết ý của Tôi, ngày đó tôi bận, nên cũng không đáp trả. Nay thì tôi phản biện tại đây !

Trích dẫn

Thí dụ sinh năm Giáp thì bất luận thuận nghịch hễ hạn đến Tý tất là Bính Tí, Sửu là Đinh Sửu, Dần là Bính Dần, Mão là Đinh Mão.

Thí dụ 1: Nữ sinh năm Giáp Tuất, mệnh cư Mão. Theo Tử Vi Đài Cảng 4 hạn đầu (đi nghịch) sẽ là Đinh Mão, Bính Dần, Đinh Sửu, Bính Tí.

Các vị bất đồng bảo là cách này sai (vì can không chuyển liên tục), phải theo thứ tự Đinh Mão, Bính Dần, Ất Sửu, Giáp Tí mới đúng.

Thí dụ 2: Nam sinh năm Giáp Tuất, mệnh cư Tí. Theo Tử Vi Đài Cảng 4 hạn đầu sẽ là Bính Tí, Đinh Sửu, Bính Dần, Đinh Mão.

Các vị bất đồng bảo là cách này sai (vì can không chuyển liên tục), phải theo thứ tự Bính Tí, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão mới đúng.

Các vị bất đồng có hợp lý không? Tôi trả lời ngắn gọn là họ không hợp lý. Bởi vì nếu đã tuân theo luật chuyển can liên tục của họ khi định can của hạn thì, để tránh mâu thuẫn nội tại, khi định can của cung mệnh cũng phải áp dụng cùng luật.

Sự thật = Tử Vi coi cung mệnh như tháng tương ứng của năm sinh, bất chấp lý liên tục.

Xin đưa một thí dụ (sinh năm Giáp Tuất) để làm sáng tỏ vấn đề:

Sinh tháng giêng giờ Tí: Mệnh cư ở Dần, Tử Vi gọi là Bính Dần.

Sinh tháng giêng giờ Sửu: Mệnh cư ở Sửu, Tử Vi gọi là Đinh Sửu (thay vì Ất Sửu theo lý liên tục).

Quý vị có thể tùy ý đặt thêm nhiều trường hợp khác.

Cả hai lối an đại vận này đều vi phạm tính một chiều của thời gian. Nhưng cũng nhân thể nói luôn rằng, không phải vì thế mà Bác luôn tính Lưu Hóa của Đại vận ! Cũng như không thể dùng thí dụ một để phản biện thí dụ hai và ngược lại !

#70 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 01/05/2011 - 05:31

@Ô. vuivui:

Để chắc chắn là tôi hiểu ý ông, xin ông làm cho tôi hai việc:
1) Xác định lý do tại sao (giả như có thể dùng can đại hạn để luận hạn) thì không thể cho can Mão = can Sửu, can Dần = can Tí như Đài Cảng.
2) Giải thích tại sao sinh năm Giáp, tháng Giêng giờ Tí cung mệnh ở Dần gọi là cung Bính Dần, nhưng sinh tháng Giêng giờ Sửu cung mệnh ở Sửu gọi là cung Đinh Sửu (mà không phải là Ất Sửu cho liên tục), và sinh tháng Giêng giờ Dần thì cung mệnh ở Tí gọi là cung Bính Tí (mà không phải là cung Giáp Tí cho liên tục).

Còn giả như ông cho rằng không thể bắt đầu với 1) và 2) kể trên mà phải tranh luận từ đầu, tức là phải đưa lý do tại sao có thể dùng can đại hạn để luận hạn, thì cũng được. Xin cứ ghi rõ ý ra.

Tuy nhiên, xin nhắc lại yêu cầu của tôi là tôi chỉ tranh biện về học thuật, không tranh luận về người. Xin dùng tất cả mọi tĩnh từ cho các luận điểm, đừng dùng tĩnh từ cho người.

Nếu yêu cầu này không được thỏa thì cuộc tranh luận giữa ông và tôi chấm dứt. Tôi có thể vẫn trình bày quan điểm của tôi, nhưng sẽ hướng về độc giả mà thôi.

#71 Thienkyquy

    BĐH Tiền Nhiệm

  • Công Thần
  • 300 Bài viết:
  • 617 thanks

Gửi vào 01/05/2011 - 07:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 01/05/2011 - 03:27, said:

Về lý do tại sao can đại vận của Tí giống Dần, của Sửu giống Mão

Đã có tối thiểu hai vị đả kích đả kích cách chuyển can đại vận của làng Tử Vi Đài Loan từ hai cung Tí Sửu sang Dần Mão hoặc từ Mão Dần sang Sửu Tí. Thực ra nên gọi đây là cách chuyển vận của Đài Cảng vì theo sự hiểu biết của tôi thì các phái của Hồng Kông cũng chuyển đại vận y như Đài Loan vậy.

Đại khái theo cách của Đài Cảng thì can của hạn Tí giống can hạn Dần, của hạn Sửu giống hạn Mão. Tổng quát hơn, bất luận chuyển đại hạn thế nào, can của cung đại hạn luôn luôn là can của các tháng của năm sinh. Thí dụ sinh năm Giáp thì bất luận thuận nghịch hễ hạn đến Tý tất là Bính Tí, Sửu là Đinh Sửu, Dần là Bính Dần, Mão là Đinh Mão.

...................

Xin đưa một thí dụ (sinh năm Giáp Tuất) để làm sáng tỏ vấn đề:

Sinh tháng giêng giờ Tí: Mệnh cư ở Dần, Tử Vi gọi là Bính Dần.

Sinh tháng giêng giờ Sửu: Mệnh cư ở Sửu, Tử Vi gọi là Đinh Sửu (thay vì Ất Sửu theo lý liên tục).

Quý vị có thể tùy ý đặt thêm nhiều trường hợp khác.

(Còn chuyện dùng can của vận để lưu tứ Hóa có hợp lý hay không lại là một vấn đề khác, tôi sẽ trở lại sau.)


Xin lỗi anh VDTT và anh Vuivui,

Đúng ra là tôi không nên chen vào cái lúc không nên chen vào này, nhưng vì không muốn sự vô tình viết lầm lộn của anh VDTT có thể khiến thêm hiểu lầm nếu có người tinh ý và sẽ khó tránh tranh cãi không cần thiết nên cần phải làm cho rõ.

Có lẽ phần trên anh VDTT đã viết lộn. Vì Mệnh cư ở Sửu, Tử Vi gọi đó là Đinh Sửu (và theo Can liên tục thì cũng là Đinh Sửu). Vì lý do, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tí, nên đến Sửu vẫn là Đinh Sửu.

Mục đích làm cho sáng tỏ, mong hai anh thông cảm, đã làm mất hứng.

Thiên Kỷ Quý

#72 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4017 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 01/05/2011 - 08:02

"liên tục" không hẳn là "đi thuận".
Bính Dần đi nghịch 1 bước về Ất Sửu.

Sửa bởi thatsat: 01/05/2011 - 08:04


#73 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 01/05/2011 - 08:26

@Ô. Thienkyquy:

Tôi không hề viết lộn. Cái ông viết ra chính là 12 tháng của năm Giáp.

Để thấy rõ hơn hãy xét thí dụ:

Thí dụ 1: Năm Giáp, sinh tháng 7

GIỜ SINH <> MỆNH Ở TẠI
Tý.... <> Nhâm Thân
Sửu <> Tân Mùi
Dần <> Canh Ngọ
Mão <> Kỷ Tị
Thìn <> Mậu Thìn
Tỵ... <> Đinh Mão
Ngọ. <> Bính Dần
Mùi.. <> Đinh Sửu
Thân <> Bính Tí

Dậu.. <> Ất Hợi
Tuất. <> Giáp Tuất
Hợi... <> Quý Dậu

Nhìn thứ tự hàng can, nhận xét rằng các giờ Tỵ Ngọ Mùi Thân đã không tôn trọng lý liên tục.
(Nhưng chú ý rằng nhờ không tôn trọng lý liên tục mà mỗi cung đều ứng với một tháng của năm Giáp.)

Lập lại câu hỏi:

Thí dụ 1 đề trên có phải là xâm phạm lý liên tục không? Nếu không phải thì tại sao từ giờ Ngọ sang giờ Mùi can tiến 1 thay vì lùi 1? Nếu phải thì tại sao cách định can của mệnh được phạm lý liên tục được còn can của hạn (giả sử có thể dùng can hạn để luận hạn) lại không được phạm lý liên tục?

#74 Thienkyquy

    BĐH Tiền Nhiệm

  • Công Thần
  • 300 Bài viết:
  • 617 thanks

Gửi vào 01/05/2011 - 08:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 01/05/2011 - 08:02, said:

"liên tục" không hẳn là "đi thuận".
Bính Dần đi nghịch 1 bước về Ất Sửu.

Như đã nói, để tránh tình trạng tranh luận không cần thiết, nếu anh VDTT có ý nói như Thatsat thì thay vì:

VDTT said:

Xin đưa một thí dụ (sinh năm Giáp Tuất) để làm sáng tỏ vấn đề:

Sinh tháng giêng giờ Tí: Mệnh cư ở Dần, Tử Vi gọi là Bính Dần.

Sinh tháng giêng giờ Sửu: Mệnh cư ở Sửu, Tử Vi gọi là Đinh Sửu (thay vì Ất Sửu theo lý liên tục).

Quý vị có thể tùy ý đặt thêm nhiều trường hợp khác.

(Còn chuyện dùng can của vận để lưu tứ Hóa có hợp lý hay không lại là một vấn đề khác, tôi sẽ trở lại sau.)

Nên đổi lại là: "Xin đưa một thí dụ NGƯỜI DƯƠNG NỮ (sinh năm Giáp Tuất) để làm sáng tỏ vấn đề".

Mong rằng anh VDTT đã viết lầm lộn giống như tôi đã suy diễn, chứ không giống với Thất Sát. Chính vì vậy mà tôi phải viết vội, kẻo để có người đọc chướng mắt rồi lại tranh cãi rối bù không cần thiết, làm mất hứng hai anh Vuivui và VDTT.

Một lần nữa đành làm mất hứng mọi người, xin thông cảm!

Thiên Kỷ Quý

#75 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 01/05/2011 - 08:39

@Ô. Thienkyquy:

Tại sao lại có chuyện NGƯỜI DƯƠNG NỮ ở đây?

Thí dụ tôi đưa ra là cách định cung mệnh của Tử Vi. Cách định cung mệnh (mà ai cũng biết) là khởi từ Dần rồi theo tháng thuận giờ nghịch, bất luận âm dương nam nữ.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |