Jump to content

Advertisements




Thử tài Xương Khúc.

Xương Khúc

161 replies to this topic

#61 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 13/12/2015 - 08:35

QuachNgocBoi said:

Cụ Thái Vân Trình đã giải sai câu phú "Đặng Thông cơ tử vận phùng đại hao chi hương", bởi vì cụ ấy nhầm lẫn chữ "Cơ" chữ "Tử", tưởng rằng những chữ này là chỉ sao Thiên Cơ và sao Tử, cho nên Thái Vân Trình xếp câu phú đó vào nhóm các câu nói về sao Thiên Cơ.

Kỳ thực, chữ "Cơ" (bộ Thực) nghĩa là đói, khác với chữ "Cơ" nghĩa là then máy trong sao Thiên Cơ. Cho nên "Đặng Thông cơ tử" có nghĩa là "Đặng Thông chết đói" (đây cũng là một thành ngữ gắn liền điển tích Đặng Thông và Hán Văn Đế Lưu Hằng, còn ai từng học tướng pháp thì hẳn sẽ biết tích Hứa Phụ xem tướng "đằng xà nhập khẩu" của Đặng Thông).

Trong TVĐS Toàn Thư, Toàn Tập, thì không dùng chữ "cơ" mà viết là "ngạ" (bộ Thực) cũng có nghĩa là đói, bị đói...

Đặng Thông ngạ tử, vận phùng Đại Hao chi hương,
Phu Tử tuyệt lương, hạn đáo Thiên Thương chi nội.
(Đặng Thông chết đói, là do vận gặp chỗ của sao Đại Hao,
Khổng Tử bị hết sạch lương thảo, là vì hạn vào trong chỗ của sao Thiên Thương).

Sao Đại Hao mà vận hạn của Đặng Thông gặp phải là sao Đại Hao được an theo Địa Chi tuổi. Sao Thiên Thương mà Khổng Tử gặp phải thì ở cung Nô và còn được gọi là sao Thiên Hao.
Vận hạn gặp chúng có sát kị tinh tụ tập thì nhẽ sẽ bị đói trơ mõm, nặng sẽ mất sạch rồi đi ngắm củ tỏi.

Cách an sao Đại Hao Sát như đã được QNB trình bày trong topic Quan Niệm Đẩu Số của Tử Vân đại sư.

An Đại Hao sát
Lấy Chi năm sinh để an bài, quyết viết:

Thử kỵ dương đầu thượng,
Ngưu sân mã bất canh.
Hổ hiềm kê uế đoản,
Thỏ oán hầu bất thanh.
Long tăng trư diện hắc,
Xà kinh khuyển ngọa khuẩn.
Hữu nhân phạm thử sát,
Tài thực tán linh đình.
=
Chuột ghét Dê trên đầu
Trâu giận Ngựa chẳng cày
Hổ ngại Gà mỏ ngắn
Mèo oán Khỉ không kêu
Rồng hận Lợn mặt xám
Rắn sợ Chó nằm thiu
Có người phạm Sát ấy
Của cải tiêu tán luôn.

QNB chú: sao Đại Hao này được an với Địa Chi tuổi, khác với Đại Hao theo vòng Lộc Tồn/Bác Sĩ, cũng khác với Đại Hao an theo Địa Chi trong môn Thất Chính Tứ Dư.

Read more:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TuViLySo.Org

Cũng chưa hẳn Đại Hao là 1 ngôi sao khác, mà có khi là tên gọi khác của sao Thiên Thương!

Thiên Thương là sao Hư hao. Nếu gọi là "Đại Hao" thì cũng có thể được.

Còn theo bài ca bên dưới cho thấy Thiên Hao là hiệu của Thiên Thương

"Hạn chí Thiên Hao hiệu Thiên Thương

Phu Tử tại Trần dã tuyệt lương

Thiên Sứ hạn lâm nhân cộng kị

Thạch Sùng cự phú phá gia vong"


Thiên Hao vs Đại Hao ... (?)

Ngoài ra, Tử Vi có câu: "Thiên Thương gia ác diệu, Trọng Ni tuyệt lương Đặng Thông vong"

Sửa bởi NgoaLong: 13/12/2015 - 08:40


Thanked by 4 Members:

#62 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2950 thanks

Gửi vào 13/12/2015 - 08:36

Thiết tưởng cần phải nói thêm cho rõ, không ai mặc một bộ đồ đi mua sắm, đi bát phố, đi dự tiệc tùng mà vào làm việc trong phân xưởng, nhà máy để làm việc.
Và ngược lại cũng không ai mặc bộ đồ bảo vệ cơ thể ở trong trong phân xưởng, nhà máy để đi bát phố, đi dự tiệc tùng.
Nên có người tỏ ý trách rằng tôi nói khéo, mong thông cảm, vì muốn đạt được mục đích thì cần có phương tiện phù hợp.
Thứ đến là giai đoạn này tôi đang cần tìm người để "xả bầu tâm sự lắc bầu cua" may mắn là tìm được người thứ ba rồi. Rất vui.

Thanked by 2 Members:

#63 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 13/12/2015 - 09:07

Ngoài ra, bàn thêm về câu:

"Thiên Tướng ngộ Lộc xung trung tọa, cửa mận đào có gã tài chân"


Lộc này là Hóa Lộc hơn là Lộc Tồn.

Thường thì thủ luôn là chính, chiếu là phụ. Thế nên trước chỉ nói về chính.

Tướng ngộ Hóa Lộc thì có 2 trường hợp là Liêm Tướng và Vũ Tướng. Đàn ông mà có Tướng thì tính rất đàn ông, lại thêm Lộc nữa thì cũng càng thêm "đàn ông", lại hào phóng (đồng thời Tướng thủ Mệnh thì Di luôn là Phá Quân). Tướng + Hóa Lộc thủ thì luôn là cách Tử Phủ Vũ Tướng. Đàn ông mà được thế thì còn gì bằng. Ngoài ra, Mệnh Tướng thì Thê luôn là Tham Lang thì cũng khá vượng đấy!

Còn sau đó là thứ cách, tùy theo đó mà biến cách giảm yếu dần.

Thanked by 3 Members:

#64 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 13/12/2015 - 09:07

Xóa vì bài trùng lặp!

Sửa bởi NgoaLong: 13/12/2015 - 09:08


#65 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29125 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 13/12/2015 - 10:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 13/12/2015 - 08:35, said:



Cũng chưa hẳn Đại Hao là 1 ngôi sao khác, mà có khi là tên gọi khác của sao Thiên Thương!

Thiên Thương là sao Hư hao. Nếu gọi là "Đại Hao" thì cũng có thể được.

Còn theo bài ca bên dưới cho thấy Thiên Hao là hiệu của Thiên Thương

"Hạn chí Thiên Hao hiệu Thiên Thương

Phu Tử tại Trần dã tuyệt lương

Thiên Sứ hạn lâm nhân cộng kị

Thạch Sùng cự phú phá gia vong"


Thiên Hao vs Đại Hao ... (?)

Ngoài ra, Tử Vi có câu: "Thiên Thương gia ác diệu, Trọng Ni tuyệt lương Đặng Thông vong"

Thiên Hao là Thiên Hao, làm sao gọi là Đại Hao được. Các cụ ngày xưa dùng từ ngữ rất chuẩn.

Thiên Hao vốn có 2 loại:
1, Chính là sao Thiên Thương, loại có số vị = 6 tính thuận từ Mệnh cung.
2, Chính là sao Lôi Đình Sát, loại an theo Tháng, từ cung Tháng sinh đếm là 1 đi thuận đến số vị = 6, từ đó lại đếm là 1, thuận đến số vị = [6 + (T-1)] với T = Tháng sinh, thì an tinh.
Sao này có cặp với sao Âm Sát, lại còn có mối quan hệ với Địa Hao an theo Tháng. Chú ý, "Địa" chứ không phải "Đại".

Đại Hao an theo Địa Chi vốn có 2 loại:
1, Chính là sao Tuế Phá, trong các môn tiền thân của TVĐS gọi là Đại Hao, hiện nay vẫn thấy Thất Chính Tứ Dư và Phong Thủy Địa Lý gọi như vậy.
An như sau:
Đại hao tiểu hao tối vi hiềm,
Giá tiền lục thất vị tương liên.
Thân mệnh điền tài câu trị thử,
Túng nhiên phát đạt phá gia diên.
(Đại Tiểu Hao kia rất khó ưa
Trước Tuế sáu, bảy, tiếp nối đưa
Thân Mệnh Điền Tài mà gặp chúng
Đúng là trúng chỗ phá tổ thừa).

Ban đầu số vị của Đại Hao = 6, tính thuận từ Thái Tuế, sau đổi chỗ với Tiểu Hao, nên thành số vị = 7.

2, Chính là sao Đại Hao Sát đã nói ở bài trước, sao này có tham gia phát động thời điểm phá sản của cách Lộc đảo Mã đảo.
Nguyên tắc an:
Năm dương thì đi nghịch từ Thái Tuế đến số vị = 6.
Năm âm thì đi thuận từ Thái Tuế đến số vị = 6.



Thanked by 5 Members:

#66 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29125 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 13/12/2015 - 10:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 13/12/2015 - 09:07, said:

Ngoài ra, bàn thêm về câu:

"Thiên Tướng ngộ Lộc xung trung tọa, cửa mận đào có gã tài chân"


Lộc này là Hóa Lộc hơn là Lộc Tồn.

Thường thì thủ luôn là chính, chiếu là phụ. Thế nên trước chỉ nói về chính.

Tướng ngộ Hóa Lộc thì có 2 trường hợp là Liêm Tướng và Vũ Tướng. Đàn ông mà có Tướng thì tính rất đàn ông, lại thêm Lộc nữa thì cũng càng thêm "đàn ông", lại hào phóng (đồng thời Tướng thủ Mệnh thì Di luôn là Phá Quân). Tướng + Hóa Lộc thủ thì luôn là cách Tử Phủ Vũ Tướng. Đàn ông mà được thế thì còn gì bằng. Ngoài ra, Mệnh Tướng thì Thê luôn là Tham Lang thì cũng khá vượng đấy!

Còn sau đó là thứ cách, tùy theo đó mà biến cách giảm yếu dần.

NgoaLong chú ý

Điều kiện câu phú = Lộc xung trung tọa = có một Lộc xung + một Lộc tọa ở trong bản cung.

Cho nên đk ràng buộc khiến cho xảy ra tuổi Quý mà Liêm Tướng thủ Mệnh tại Tý có Lộc Tồn tọa trung bản cung và Hóa Lộc xung.

Lại nói "Thảng cư Không Vong, đắc thất tối vi khẩn yếu", cho nên Liêm Tướng ở Tý là đang Đắc Vị miếu vượng có Lộc Tồn chính vị, nhưng trúng tuổi Quý gặp Triệt thì trở thành Thất Thời nên hỏng hết.

#67 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 13/12/2015 - 12:25

@QuachNgocBoi:

NL nói là chưa chắc Đại Hao là nói về 1 ngôi sao khác vì: (1) Thiên Thương cũng được gọi là 1 sao Hư hao, và (2) Có câu nhập chung vào cùng 1 sao Thiên Thương để nói về một vấn đề: "Thiên Thương gia ác diệu, Trọng Ni tuyệt lương Đặng Thông vong".

Còn về câu Tướng Lộc thì NL nghĩ không nhất thiết phải đủ cả 2 điều kiện (xung và tọa). Theo NL, Phú thì vừa ngắn gọn xúc tích, thu tóm cốt ý, và còn phải theo vần điệu thể thơ nên không thể quá câu nệ vào câu chữ. Phú cũng hay nói thu gom gọp lại, hoặc là cả 2 hoặc cái này hoặc cái kia. Hơn nữa, sách Tử Vi Ta (=Việt Nam) khi đề cập về Tướng Lộc thì đều hầu như nói về Tướng và Hóa Lộc, và khi nói về Tướng + Hóa Lộc thì nói đến cái nam tính, đẹp trai, thu hút phụ nữ.

Với lại, câu gốc của câu Phú trên hình như không thấy. Câu ấy có thể là tác phẩm của cụ nào đó của nhà ta (cụ Lê Quý Đôn chăng?).

Thanked by 3 Members:

#68 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2950 thanks

Gửi vào 13/12/2015 - 13:07

NgoaLong à,
muốn thử tài của Xương-Khúc thì phải dùng bài cao hơn Xương-Khúc chứ vào đúng hệ của Xương-Khúc rồi thì xếp giáo quy hàng thôi.

Thanked by 2 Members:

#69 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29125 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 14/12/2015 - 10:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 13/12/2015 - 12:25, said:

@QuachNgocBoi:

NL nói là chưa chắc Đại Hao là nói về 1 ngôi sao khác vì: (1) Thiên Thương cũng được gọi là 1 sao Hư hao, và (2) Có câu nhập chung vào cùng 1 sao Thiên Thương để nói về một vấn đề: "Thiên Thương gia ác diệu, Trọng Ni tuyệt lương Đặng Thông vong".

Cái ông này chứng tỏ không chịu đọc kỹ phần chú giải ở trong TVĐSTT:

Đặng Thông ngạ tử vận phùng Đại Hao chi hương,
Phu Tử tuyệt lương hạn đáo Thiên Thương chi nội.
(Đặng Thông chết đói là do vận gặp chỗ của Đại Hao,
Khổng Tử bị hết sạch lương thảo là vì hạn vào trong chỗ của Thiên Thương).

Mệnh mà an tại Tý cung, nhị hạn đi tới hoặc giáp với chỗ đó (chỗ của Thiên Thương), có Đại Hao và gặp thêm các ác diệu thì đói kém, hao phá, chết đói.

Tức là cả 2 cái ông đấy đều có hạn đi tới chỗ Thiên Thương (Thiên Hao). Nhưng ông Khổng Khâu thì nhẹ hơn nên chỉ hết lương thảo chứ không chết đói, còn Đặng Thông thì mất mạng vì đói là do có thêm Đại Hao Sát. Chúng ta cần phải biết rằng cùng hoàn cảnh tương tự nhưng có kết quả ở mức độ khác nhau, Đặng Thông trước đó giàu nhất nước, Khổng Tử ở nước Trần là nước nhỏ như mà kho lương cực kỳ dồi dào (cho nên mới có các thành ngữ "Thủ thử Trần thương" = chuột ở trong kho lương nước Trần).
Sau này có câu phú nói gộp lại như NL đã dẫn là do người ta hoặc là không biết hoặc là muốn giấu đi điều kiện đủ.

Nếu hiểu "sao Đại Hao là sao Thiên Thương" thì rất vô nghĩa vì nó sẽ khiến lặp lại 2 câu, ở thể đối nhau, mà chỉ có 1 hàm ý.

Hãy xem lại cặp đối này để rõ luật và đối của phú là không bao giờ trong 2 câu đối nhau mà lặp lại nguyên hàm nghĩa của cả câu:

Hạng Vũ anh hùng hạn chí Thiên Không nhi táng quốc,
Thạch Sùng hào phú hạn hành Địa Kiếp dĩ vong gia.
(Hạng Vũ anh hùng là thế mà hạn đến Thiên Không cũng mất nước,
Thạch Sùng giàu vậy mà hạn tới Địa Kiếp cũng tan nhà).

Hạn chí Thiên la Địa võng Khuất Nguyên nịch thủy nhi thân vong,
Vận ngộ Địa Kiếp Thiên Không Nguyễn Tịch hữu bần cùng chi khổ.
(Hạn tới chỗ Thiên La Địa Vong nên Khuất Nguyên ôm phiến đá nhảy sông Mịch La mà chết,
Vận gặp Địa Kiếp Thiên Không nên Nguyễn Tịch nát rượu lâm vào cảnh cực khổ bần cùng).

Điếu Khách Tang Môn Lục Châu hữu đọa lâu chi ách,
Quan Phù Thái Tuế Công Dã hữu luy tiết chi ưu.
(Hạn có Điếu Khách Tang Môn nên nàng Lục Châu vướng ách nhảy lầu,
Vận gặp Quan Phù Thái Tuế nên chàng Công Dã phiền với gông xiềng).

Trọng Do uy mãnh Liêm Trinh nhập miếu ngộ tướng quân,
Tử Vũ tài năng Cự tú Đồng Lương xung thả hợp.
(Tử Lộ, tức Trọng Do, oai phong dũng mãnh là do Liêm Trinh miếu gặp Tướng Quân,
Vương Hàn, tức Tử Vũ, có tài năng ấy bởi Cự Môn xung mà Đồng Lương hợp chiếu).

Lý Quảng bất phong Kình Dương phùng ư Lực Sĩ,
Nhan Hồi yểu chiết Văn Xương hãm ư Thiên Thương.
(Lý Quảng không được Hán Văn Đế phong tước vì Kình Dương gặp Lực Sĩ,
Thày Nhan Hồi bị chết yểu là do Văn Xương hãm ở chỗ Thiên Thương).

Khoa Lộc tuần phùng Chu Bột hân nhiên nhập tướng,
Văn tinh ám củng Cổ Nghị doãn hĩ đăng khoa.
(Hạn gặp Khoa Lộc thì Chu Bột vui mừng được Lưu Bang phong làm tướng quân,
Có Văn tinh ám củng mà Cổ Nghị được đỗ đại khoa, thời Hán Văn Đế).

...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 13/12/2015 - 12:25, said:

Còn về câu Tướng Lộc thì NL nghĩ không nhất thiết phải đủ cả 2 điều kiện (xung và tọa). Theo NL, Phú thì vừa ngắn gọn xúc tích, thu tóm cốt ý, và còn phải theo vần điệu thể thơ nên không thể quá câu nệ vào câu chữ. Phú cũng hay nói thu gom gọp lại, hoặc là cả 2 hoặc cái này hoặc cái kia. Hơn nữa, sách Tử Vi Ta (=Việt Nam) khi đề cập về Tướng Lộc thì đều hầu như nói về Tướng và Hóa Lộc, và khi nói về Tướng + Hóa Lộc thì nói đến cái nam tính, đẹp trai, thu hút phụ nữ.

Với lại, câu gốc của câu Phú trên hình như không thấy. Câu ấy có thể là tác phẩm của cụ nào đó của nhà ta (cụ Lê Quý Đôn chăng?).

Sắp xếp lại cho rõ âm vận khi đọc 2 câu thể Thất Ngôn:

Thiên Tướng ngộ _ Lộc xung trung tọa,
Cửa mận đào _ có gã tình nhân.

Câu này chỉ cần nhìn các chữ "cửa", "mận đào", "có", "gã", là đủ biết nó chính là phú Nôm của người Việt.

Nhưng vì sao đã là phú Nôm mà lại phải giữ nguyên 3 chữ "xung trung tọa" hoàn toàn có âm Hán-Việt?

Đổi lại cho nó Nôm na hơn, kiểu như thế này có được không:
Thiên Tướng gặp _ Lộc Tồn thủ chiếu
Cửa mận đào _ có gã tình nhân.
Hoàn toàn không được! Vì ý tứ đang muốn ám chỉ đến trường hợp Thiên Tướng đồng cung Liêm Trinh ở Tý bị Triệt án ngữ. Cho nên nếu đổi lại như vậy thì không biết được Thiên Tướng nằm ở cung vị nào và các sao khác tham gia vào cách cục ra làm sao.

Nếu đổi lại là:
Thiên Tướng gặp Lộc Tồn thủ chiếu
Cửa mận đào có gã tài chân.
hoặc
Thiên Tướng hội _ quanh mình Hóa Lộc
Cửa mận đào _ có gã tài chân.

Thì có thể miễn cưỡng tạm chấp nhận, vì có thể đúng (chỉ đúng khi dùng chữ "tài chân" = có thực tài) nhưng cũng có thể sai bởi vẫn không tổng quát do không có tính chất đặc trưng đề cập tới cung vị và nó sẽ khiến cho cái cụm từ "cửa mận đào" trở nên rất vô nghĩa.

Cuối cùng, nếu muốn nói đến gã tình nhân và hoàn toàn chuẩn xác về cung vị, đồng thời biết rõ các sao khác cùng tham gia vào cách cục thì phải dùng:
Thiên Tướng ngộ _ Lộc xung trung tọa,
Cửa mận đào _ có gã tình nhân.
Chữ "Lộc" ở đây là ám chỉ đồng thời cùng lúc đến Hóa Lộc và Lộc Tồn, chữ "xung" là để nói đến vị trí Hóa Lộc, chữ "trung tọa" là nói đến vị trí của Lộc Tồn. Trường hợp này chỉ có thể xảy ra cho tuổi Quý với Liêm Tướng ở Tý. Như thế sẽ rõ ý nghĩa của Liêm Trinh (đào hoa tinh) tham gia vào cách cục với tượng là cô gái, cửa mận đào. Hơn nữa với 6 tuổi Quý là các năm âm thì sẽ hội cả sao Đào Hoa vì Hợi Mão Mùi thì Đào ở Tý và các tuổi này có có thêm cả Hồng Loan tham gia cách cục, còn các Tị Dậu Sửu thì Đào ở Ngọ và riêng tuổi Dậu thì có thêm Hồng Loan ở Ngọ tham gia cách cục. Như thế thì nó rõ tượng của Tướng Triệt, Lộc Tồn Triệt, hỏng về sự nghiệp Quan Lộc, chỉ có cái miệng dẹo để tán gái thôi.

#70 AuDuongTuanKiet

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 58 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 14/12/2015 - 16:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 13/12/2015 - 10:02, said:

Thiên Hao là Thiên Hao, làm sao gọi là Đại Hao được. Các cụ ngày xưa dùng từ ngữ rất chuẩn.

Thiên Hao vốn có 2 loại:
1, Chính là sao Thiên Thương, loại có số vị = 6 tính thuận từ Mệnh cung.
2, Chính là sao Lôi Đình Sát, loại an theo Tháng, từ cung Tháng sinh đếm là 1 đi thuận đến số vị = 6, từ đó lại đếm là 1, thuận đến số vị = [6 + (T-1)] với T = Tháng sinh, thì an tinh.
Sao này có cặp với sao Âm Sát, lại còn có mối quan hệ với Địa Hao an theo Tháng. Chú ý, "Địa" chứ không phải "Đại".

Đại Hao an theo Địa Chi vốn có 2 loại:
1, Chính là sao Tuế Phá, trong các môn tiền thân của TVĐS gọi là Đại Hao, hiện nay vẫn thấy Thất Chính Tứ Dư và Phong Thủy Địa Lý gọi như vậy.
An như sau:
Đại hao tiểu hao tối vi hiềm,
Giá tiền lục thất vị tương liên.
Thân mệnh điền tài câu trị thử,
Túng nhiên phát đạt phá gia diên.
(Đại Tiểu Hao kia rất khó ưa
Trước Tuế sáu, bảy, tiếp nối đưa
Thân Mệnh Điền Tài mà gặp chúng
Đúng là trúng chỗ phá tổ thừa).

Ban đầu số vị của Đại Hao = 6, tính thuận từ Thái Tuế, sau đổi chỗ với Tiểu Hao, nên thành số vị = 7.

2, Chính là sao Đại Hao Sát đã nói ở bài trước, sao này có tham gia phát động thời điểm phá sản của cách Lộc đảo Mã đảo.
Nguyên tắc an:
Năm dương thì đi nghịch từ Thái Tuế đến số vị = 6.
Năm âm thì đi thuận từ Thái Tuế đến số vị = 6.

Mệnh tiền Lục vị thị Thiên Thương
Mệnh hậu lục vị Thiên Sứ đương
Địa tiền nhất vị hậu nhất vị
Cát hung họa phúc tòng thử phương.

.....6.....5.....4.....3.....2.....1<--
-->1.....2......3.....4.....5.....6

-->1.................7................1<--

Hao / Thất / Sát

Thanked by 1 Member:

#71 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2950 thanks

Gửi vào 15/12/2015 - 08:45

Định viết tiếp về chủ đề dương đông kích tây này, bỗng nhiên quá khứ ùa về, đầy ắp kỷ niệm buồn vui một thời đã qua, thong thả một vài ngày tôi sẽ viết tiếp.
Còn bây giờ tôi độc ẩm với những kỷ niệm của quá khứ vui buồn mà mỗi người trong chúng ta đều có.
Mỗi người trong chúng ta ít nhất cũng phải trải qua nhiều cơn khủng hoảng đau đớn trong đời mình; Có những lúc mình không còn biết mình là ai và chẳng còn lý do gì để sống cho ra hồn trên cõi đời quanh hiu này. Đó là lúc mình lạc bước trong mê lộ vô tình của kiếp người tối đen như những đêm 30 không trăng sao.

#72 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18600 thanks

Gửi vào 15/12/2015 - 10:18

Văn Xương cư Di có khác hay có mạnh như Văn Xương cư Mệnh hay không ?

Xin lấy 1 ví dụ cụ thể:

Mệnh cư Hợi có Thái Âm gặp Xương từ Tị hướng về : người này có khiếu văn chương ? So như thế nào với 1 người mệnh cư Dậu có Thiên Phủ gặp Xương ?

Vấn đe^` đặt ra liên quan đến cái bài viết của NgoaLong và Quách .

Sửa bởi Hoa Cái: 15/12/2015 - 20:01


Thanked by 2 Members:

#73 phuctinh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1498 Bài viết:
  • 2105 thanks

Gửi vào 15/12/2015 - 11:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 15/12/2015 - 08:45, said:

Định viết tiếp về chủ đề dương đông kích tây này, bỗng nhiên quá khứ ùa về, đầy ắp kỷ niệm buồn vui một thời đã qua, thong thả một vài ngày tôi sẽ viết tiếp.
Còn bây giờ tôi độc ẩm với những kỷ niệm của quá khứ vui buồn mà mỗi người trong chúng ta đều có.
Mỗi người trong chúng ta ít nhất cũng phải trải qua nhiều cơn khủng hoảng đau đớn trong đời mình; Có những lúc mình không còn biết mình là ai và chẳng còn lý do gì để sống cho ra hồn trên cõi đời quanh hiu này. Đó là lúc mình lạc bước trong mê lộ vô tình của kiếp người tối đen như những đêm 30 không trăng sao.

Sẽ có người có thể cũng tìm được trong đó chút hình ảnh của mình chăng! Cháu kê viên gạch xếp vị trí đầu tiên hóng chuyện của bác.

Bác có thể kể một câu chuyện nào đó và làm thế nào để vượt qua được không?

#74 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 15/12/2015 - 12:35

QuachNgocBoi said:

Cái ông này chứng tỏ không chịu đọc kỹ phần chú giải ở trong TVĐSTT:

Đặng Thông ngạ tử vận phùng Đại Hao chi hương,
Phu Tử tuyệt lương hạn đáo Thiên Thương chi nội.
(Đặng Thông chết đói là do vận gặp chỗ của Đại Hao,
Khổng Tử bị hết sạch lương thảo là vì hạn vào trong chỗ của Thiên Thương).

Mệnh mà an tại Tý cung, nhị hạn đi tới hoặc giáp với chỗ đó (chỗ của Thiên Thương), có Đại Hao và gặp thêm các ác diệu thì đói kém, hao phá, chết đói.

Tức là cả 2 cái ông đấy đều có hạn đi tới chỗ Thiên Thương (Thiên Hao). Nhưng ông Khổng Khâu thì nhẹ hơn nên chỉ hết lương thảo chứ không chết đói, còn Đặng Thông thì mất mạng vì đói là do có thêm Đại Hao Sát. Chúng ta cần phải biết rằng cùng hoàn cảnh tương tự nhưng có kết quả ở mức độ khác nhau, Đặng Thông trước đó giàu nhất nước, Khổng Tử ở nước Trần là nước nhỏ như mà kho lương cực kỳ dồi dào (cho nên mới có các thành ngữ "Thủ thử Trần thương" = chuột ở trong kho lương nước Trần).

Về phần chú giải 2 câu Phú ấy thì sách bình giảng rất lê thê, thêm rất nhiều tinh đẩu khác vào để nói, để tạo thành kết cấu thê thảm như thế.

Còn phần QNB giải thích 2 câu Phú đó ngược với phần "Tử Vi Cốt Tủy Phú chú giải" mà NL đọc được, tức là NL đọc thấy nói câu đầu về Đặng Thông thì Đại Hao hội với Không Kiếp rồi thêm hung sát tinh chiếu, còn câu sau về Trọng Ni thì Thiên Thương gặp Đại Hao và thêm hung sát.

Nói chung, về sao "Đại Hao" thì NL có cái nhìn thế này: Xét về 2 câu Phú thì đúng là không hợp lý khi đối với nhau. Nhưng có 2 điều làm NL thấy không thuyết phục việc "Đại Hao" là 1 con sao khác (tức là ngoài những sao trong Tử Vi thông thường mà mọi người hiện đang dùng) như QNB nói, bởi:

1. Sự tồn tại của câu: "Thiên Thương gia ác diệu, Trọng Ni tuyệt lương Đặng Thông vong" dù rằng câu này nghe không êm tai cho lắm.

2. Quan trọng hơn là, 2 câu: "Đặng Thông ngạ tử vận phùng Đại Hao chi hương // Phu Tử tuyệt lương hạn đáo Thiên Thương chi nội" theo thể thơ thì là thuộc "Cốt Tủy Phú" (tra cũng cho thấy vậy), mà "Cốt Tủy Phú" mà mọi người biết qua được là từ bộ "Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư" do La Hồng Tiên biên soạn. Nếu nguyên tác của bài "Cốt Tủy Phú" là của Trần Đoàn thì chữ "Đại Hao" trong câu Phú ấy khó có thể là 1 con sao khác nằm ngoài 93 sao được cho là trong bộ "Tử Vi Chính Nghĩa" của Trần Đoàn. Còn nếu bài "Cốt Tủy Phú" do La Hồng Tiên cải biên hoặc lập thành thì cũng có thể thu nạp một số thần sát khác vào, nhưng theo những gì ghi nhận cho thấy (theo chổ NL biết) ngay cả trong bộ "Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư" cũng không có con sao nào gọi là "Đại Hao" như QNB đề cập. Nếu trong bài Phú hoặc câu Phú nói về tinh đẩu/thần sát nào đó, mà trong hệ thống kinh điển trong khoa ấy hoặc trong bộ sách ấy lại không tồn tại hoặc không dùng nó thì hoàn toàn vô nghĩa.


Về câu Phú Nôm của nhà ta về "Tướng ngộ Lộc xung trung tọa", dù không biết tác giả câu Phú đó có ý cao xa vậy hay không, nhưng với cách cục QNB đưa ra thì cho thấy "cửa mận đào" rất rõ!

Sửa bởi NgoaLong: 15/12/2015 - 12:52


Thanked by 1 Member:

#75 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 15/12/2015 - 13:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa Cái, on 15/12/2015 - 10:18, said:

Văn Xương cư Di có khác hay có mạnh như Văn Xương cư Mệnh hay không ?

Xin lấy 1 ví dụ cụ thể:

Mệnh cư Hợi có Thái Âm gặp Xương từ Tị hướng về : người này có khiếu văn chương ? So như thế nào với 1 người mệnh cư Dậu có Thiên Phủ gặp Xương ?

Vấn đầ đặt ra liên quan đến cái bài viết của NgoaLong và Quách .

Xét 1 vấn đề thì phải xét cả cục diện.

Như Mệnh Thái Âm tại Hợi tuy có Văn Xương xung chiếu từ Tỵ về, nhưng Thân lại là VCD có Văn Khúc. Âm + Xương Khúc. Còn Mệnh cư Dậu có Văn Xương thì Thân lại là Liêm Tham (giáp Không Kiếp) thì nhìn chung không bằng VCD có Văn Khúc.

Sửa bởi NgoaLong: 15/12/2015 - 13:10


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


  • Facebook

Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |