Jump to content

Advertisements




Tầm nhìn “Thiển Cận và Ấu Trĩ” của Vương Khánh


67 replies to this topic

#61 lesoi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 34 Bài viết:
  • 34 thanks

Gửi vào 20/04/2017 - 20:21

Tôi học mệnh không chú trọng sách trên thị trường bán ra, tôi tự dịch và xem xét cách luận của các cụ xưa và cả hiện nay, Sau đó mới tìm ra lối đi riêng cho mình. Còn khi tôi dịch thì các bạn tự hiểu theo lối tư duy của riêng mình, người dịch chỉ tuân thủ theo người viết để tôn trọng họ, không nên học rập khuôn máy móc mà dẫn đến không có lối thoát. Với Manh phái thì họ chú trọng luận Tượng pháp, đây là một loại kỹ xảo trong luận mệnh (còn gọi là Kỹ pháp), nhưng không thể nói được hết toàn bộ phú quý bần tiện, cát hung thọ yểu một con người. Ngược lại, nó đoán những chuyện vụn vặt trong cuộc sống là rất chuẩn.

#62 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 20/04/2017 - 20:49

T rất ít tranh luận về sách vở vì rất ít đọc không nhiều kiến thức....Nhưng cũng hơi ngạc nhiên khi anh nói manh phái chỉ đoán chuyện vun vặt mà không đoán được nhiều lắm về phú quí sang hèn,thọ yểu...nó không giống những gì a dich về Hạ Trọng Kỳ.Không biết anh đang nói đến manh phái nào(manh phái hình như cũng chia ra nhiều nhánh lắm vì chú trong suy nghĩ và cũng chẳng ai giống ai)
Theo suy nghĩ của t thì manh phái đoán tốt thưc chất nhờ không thấy,việc giải trí của họ là suy nghĩ và suy nghĩ....Giống như người không có chân họ phải đi bằng tay,nên đôi tay họ rât khoẻ.Đương nhiên nghĩ nhiều thì sẽ thành 1 kỹ nâng phản xạ thôi...và + với kỹ pháp qua truyền thụ hay được thời gian tôi luyện,mà họ đoán giỏi thôi
Nếu dc truyền thụ đúng phương pháp + ăn,uống ngủ nghỉ thi cũng suy nghĩ +thêm chút thiên tư tốt >>>>Những người tương tự như Hạ Trọng Kỳ thôi

Sửa bởi thichthiphi: 20/04/2017 - 21:10


#63 lesoi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 34 Bài viết:
  • 34 thanks

Gửi vào 20/04/2017 - 21:13

Tôi nói ra thì lại đâm ra sự hiểu lầm, tiếc là các bạn nếu biết dịch tiếng Hoa thì quá tốt, đỡ phần nào cho tôi phải lý giải. Rất nhiều thông tin bổ ích từ nơi họ, chúng ta cũng không nên kỳ thị giữa người Hoa với người Việt, chúng ta đang học họ là cái văn hóa của họ. Họ có rất nhiều trang web luận mệnh chứ không phải như chúng ta chỉ có một vài trang, đúng là Manh phái cũng như người mắt sáng chúng ta là có nhiều trường phái. Nhưng tư duy của họ là được truyền thụ từ người mắt sáng, các cao nhân ngày xưa thấy họ có cuộc sống lam lũ, vất vả để kiếm miếng cơm manh áo, cho nên mới sáng tác ra những câu đoán ngữ để truyền nhanh cho họ kiếm cơm, mà không truyền lý luận. Vì đa số thời xưa bọn họ rất ít người có kiến thức cao như người mắt sáng.
Một quyển sách luận mệnh từ nghìn xưa để lại đến hiện nay đó là nguyên bản Trích Thiên Tủy không có chú thích, sau này mới có Lưu Cơ và Nhậm Thiết Tiều tiền bối chú thích nguyên chú.
Phần đầu Thông Thần Tụng mới chính là Khí pháp, phần sau nói Hình pháp Tượng pháp. Nhưng bởi vì người chú giải không luận hết được ba phần Khí, Hình và Tượng pháp dẫn đến cho chúng ta phải ngộ nhận cho đến mãi sau này về cái gọi là Phép Vượng Suy. Kể cả tôi sau một thời gian dài mới hiểu ra mình đang đi lệch hướng vì cái ngộ nhận vượng suy là vạn năng. Không hiểu được nguồn gốc luận mệnh, tôi biết ngay cả các bạn cũng vậy.

#64 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 20/04/2017 - 21:29

Thực sự không kỳ thị ai đâu...mỗi người đều có góc nhìn riêng của mình mà.
Cá nhân t thì rất sợ học theo 1 ai vì theo quyển sách họ thì mình cùng lắm chỉ bằng thằng đẹ tử hạng bét của họ,còn người viết sách khù khù khạc khạc thì mình leo lên hạng ngu top.Rất phải cẩn thận!
Thực ra muốn học mấy cái này đâu cần phải đọc sách...chủ yếu là nhìn kết quả rồi soi bằng lăn kính của mình là dc.
Nói tóm lại là thanks anh.

#65 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 20/04/2017 - 22:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lesoi, on 20/04/2017 - 18:50, said:

Ai nói là ông ta vào tù? Ai nói là ông ta làm tướng sói thậm chí còn làm đến tổng thống? Ông bạn có biết người này ở đâu hay không mà lại dám phán có họa vào tù? Ông bạn chê Vương tiên sinh là "Manh", thế nhưng bài dịch có nói những cái chuyện bịa đặt từ ông bạn mà ra đâu. Thảo nào khi tôi dịch xong cuốn Trích Thiên tủy do Nhậm tiền bối chú giải, copy mà vẫn còn thiếu, thậm chí trong đó nói sao cứ hay vậy mà chả hiểu là nói cái gì. Thậm chí những phần chú giải của Vương tiên sinh vẫn không hiểu được còn bày đặt bịa chuyện đoán ngữ, rồi lại còn bày đặt đưa ra chuyện năm 2008 tại sao ngồi tù. Bài dịch có nói vậy không hả? "Manh" hay "Mù" là ai vậy? Hj...hj ...
Ngay cả khi luận mệnh cũng không tra nghịch được ngày sinh tháng đẻ của ông ta, lấy đâu mà biết chứ? Hay là định nói, năm 2008 lưu niên Mậu Tý vận Nhâm Thìn có tượng Kiêu đoạt Thực chăng? He...he... xưa rồi nhé!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Rõ ràng bài viết có chủ đề "Hướng dẫn luận Mệnh học Tử Bình" mà Hung804 dịch bên trang web Kim Tử Bình cuối có ghi rõ ràng :

Tác giả: Vương Khánh .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. sina. com. cn/u/1962606534


Vậy thì ví dụ số 2 tôi trích từ bài viết này không phải của Vương Khánh thì là của ai hả Lesoi ?

Nếu như Vương Khánh không biết ông Trần Thuỷ Biển thì sao ví dụ số 2 lại ghi rõ ràng là :

"VD 2, Mệnh Trần Thủy Biển
Tỉ Sát Nhật Tỉ
Càn tạo: Canh Dần, Bính Tuất, Canh Thìn, Canh Thìn (Thân Dậu không)
Đại vận: Tân Mão; Lưu niên: Đinh Hợi"
?????


Bất kỳ 1 cao thủ Tử Bình thực thụ nào cầm Tứ Trụ của ví dụ số 2 này (không cần biết là của ai) mà không dự đoán được vào vận Tân Mão đương số có quyền cao chức trọng và năm 2008 bị hoạ tù đầy thì chỉ là loại chỉ biết "Ba Hoa Chích Choè" mà thôi.

Với loại "Ba Hoa Chích Choè" này thì làm sao mà nó biết câu phú "Bính Hợp Tân Sinh là tướng nắm binh quyền" là của các tiền nhân của môn Tử Bình truyền lại. Chính vì sự ng* d*t này nên nó mới tưởng rằng câu này do tôi nghĩ ra nên nó mới phát biểu là : "Sao không nói Bính Tân hợp là nghèo hèn nhỉ ?",...

Thêm bằng chứng nữa là câu :

“Bính có hợp Tân thành tướng lĩnh hay không? Trong câu dịch không hề nói, nhưng lại gán cho thành Tướng soái thậm chí là Tổng thống. Hì ... hết cách nói rồi“.

Thật là ngu si hết chỗ nói….với loại này "Trao Đổi Học Thuật" thì có ích lợi gì cơ chứ ?

Với loại này, nặng thà vạch đầu gối ra "Trao Đổi Học Thuật" còn tốt hơn.

Sửa bởi VULONG001: 20/04/2017 - 22:06


#66 spt2016

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 16 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 23/04/2017 - 17:55

Bác VULONG chắc là đệ tử phái Thiệu Vỹ Hoa à.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lesoi, on 20/04/2017 - 21:13, said:

Tôi nói ra thì lại đâm ra sự hiểu lầm, tiếc là các bạn nếu biết dịch tiếng Hoa thì quá tốt, đỡ phần nào cho tôi phải lý giải. Rất nhiều thông tin bổ ích từ nơi họ, chúng ta cũng không nên kỳ thị giữa người Hoa với người Việt, chúng ta đang học họ là cái văn hóa của họ. Họ có rất nhiều trang web luận mệnh chứ không phải như chúng ta chỉ có một vài trang, đúng là Manh phái cũng như người mắt sáng chúng ta là có nhiều trường phái. Nhưng tư duy của họ là được truyền thụ từ người mắt sáng, các cao nhân ngày xưa thấy họ có cuộc sống lam lũ, vất vả để kiếm miếng cơm manh áo, cho nên mới sáng tác ra những câu đoán ngữ để truyền nhanh cho họ kiếm cơm, mà không truyền lý luận. Vì đa số thời xưa bọn họ rất ít người có kiến thức cao như người mắt sáng.
Một quyển sách luận mệnh từ nghìn xưa để lại đến hiện nay đó là nguyên bản Trích Thiên Tủy không có chú thích, sau này mới có Lưu Cơ và Nhậm Thiết Tiều tiền bối chú thích nguyên chú.
Phần đầu Thông Thần Tụng mới chính là Khí pháp, phần sau nói Hình pháp Tượng pháp. Nhưng bởi vì người chú giải không luận hết được ba phần Khí, Hình và Tượng pháp dẫn đến cho chúng ta phải ngộ nhận cho đến mãi sau này về cái gọi là Phép Vượng Suy. Kể cả tôi sau một thời gian dài mới hiểu ra mình đang đi lệch hướng vì cái ngộ nhận vượng suy là vạn năng. Không hiểu được nguồn gốc luận mệnh, tôi biết ngay cả các bạn cũng vậy.
Bác cho em hỏi ở VN hiện nay có những tác phẩm tứ trụ nào bàn sâu về Cách cục phái không bác?

#67 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 02/05/2017 - 23:26

Sau đây là sơ đồ tính vận hạn năm 2004 với Tứ Trụ của TT. Trần Thủy Biển :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rõ ràng năm 2004 ông ta đã thắng cử lần 2 được làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa nên số điểm hạn này là quá cao, nó không thể chấp nhận được (vì nó thừa sức gây ra tử vong).

Vậy thì trong cách tính toán trên đã mắc sai lầm ở chỗ nào ?

Sửa bởi VULONG001: 02/05/2017 - 23:27


#68 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 16/05/2017 - 22:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG001, on 02/05/2017 - 23:26, said:

Sau đây là sơ đồ tính vận hạn năm 2004 với Tứ Trụ của TT. Trần Thủy Biển :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rõ ràng năm 2004 ông ta đã thắng cử lần 2 được làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa nên số điểm hạn này là quá cao, nó không thể chấp nhận được (vì nó thừa sức gây ra tử vong).

Vậy thì trong cách tính toán trên đã mắc sai lầm ở chỗ nào ?

Cái sai của bài luận trên là không tính lại điểm vượng trong vùng tâm.

Lý thuyết về tính lại điểm vượng trong vùng tâm của tôi đã được công bố có quy tắc :

2 – Phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm :
………………………………………………………….
5/6 - Giữa tứ trụ với tuế vận có các hóa cục, trong đó có ít nhất 2 chi ở trong tứ trụ của các hóa cục này thay đổi hành của chúng ….

Theo quy tắc 5/6 thì rõ ràng theo sơ đồ trên ta thấy 2 Thìn mang hành Thổ trong Tứ Trụ đã hợp với tuế vận là Mão đại vận hóa Mộc thành công nên 2 Thìn này không còn là Thổ nữa mà đã thành Mộc. Vì vậy trong trường hợp này phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm.

Muốn tính lại điểm vượng trong vùng tâm thì ta phải có sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này từ khi mới sinh.

Sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này như sau :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo sơ đồ tính toán trên thì lúc đầu Tứ Trụ có Thân vượng mà Kiêu Ấn nhiều (có tới 3 can chi - 1 Tuất và 2 Thìn) nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh là Giáp tàng trong Dần trụ năm.

Sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm thì Thân vẫn vượng nhưng Kiêu Ấn lúc này thành ít (vì chỉ còn 1 Tuất, 2 Thìn đã hóa Mộc) nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Đinh tàng trong Tuất trụ năm (vì Đinh vượng hơn Bính).

Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn năm 2004 :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Qua sơ đồ tính toán trên ta thấy Thân vẫn vượng nhưng dụng thần đã thay đổi từ Giáp (Mộc) sang Đinh (Hỏa) cho nên điểm hạn của ngũ hành đã thay đổi dẫn đến các điểm hạn thay đổi như sau :
1 - Dụng thần Đinh vượng ở lưu niên có -1đh (còn dụng thần Giáp lúc trước tử tuyệt ở lưu niên có 1đh).
2 – Bính trụ tháng bây giờ có -0,5đh can động chứ không phải là 0,25đh (vì Bính từ hành kỵ thần nay trở thành hành của dụng thần).
Tân đại vận từ hành kỵ thần có 1đh nay chỉ còn 0,5đh nên Tân chỉ có 0,38đh can động và 3 Canh mỗi Canh chỉ có 0,5đh chứ không phải 1đh như trước nữa.
3 – Mộc cục nay thành hành hỷ thần có -0,5đh không còn là hành dụng thần có -1đh nữa nên điểm hạn của Mộc cục bị giảm đi một nửa còn -1,13đh.

Các điểm hạn khác không thay đổi.

Tổng số bây giờ chỉ còn 2,56đh. Số điểm này hoàn toàn chấp nhận được vì nó không gây ra bất kỳ trở ngại nào cả nên ông ta vẫn được làm Tống thống (vì 3 thông tin cực đẹp vẫn còn không bị mất : Ngũ hợp, tam hội, còn dụng thần từ Giáp trở thành Đinh nhưng Đinh vượng ở lưu niên nên vẫn tốt).

Qua đây cho biết mặc dù Thân vẫn vượng nhưng nếu không tính lại điểm vượng trong vùng tâm thì sẽ ra kết quả dự đoán sai - chỉ vì không xác định đúng dụng thần.

Với ví dụ này thì điểm hạn thay đổi nhiều nhất là do điểm hạn của các can động (thay đổi tới -2,62đh) và điểm hạn của Dụng thần tới -2đh (vì từ +1đh thành -1đh). Nếu như không biết sử dụng 2 loại yếu tố gây ra điểm hạn này thì phương pháp tính điểm hạn của tôi sẽ không thể thành công được. Mà 2 loại điểm hạn này thì các sách từ Cổ tới Kim chưa bao giờ nói tới (các sách gia truyền đã có hay chưa thì tôi không hề biết).

Do vậy muốn dự đoán vận hạn cụ thể vào một năm nào đó cho một ai không thể dễ dàng như mọi người và các sách từ Cổ tới Kim vẫn luận.

Đây mới đúng là Dụng thần thay đổi theo “Vượng Suy Pháp”.

Sửa bởi VULONG001: 16/05/2017 - 22:49







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |