Jump to content

Advertisements




“3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ đúng hay sai?


84 replies to this topic

#16 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 24/01/2014 - 07:48

Sinh sinh khắc khắc sinh sinh
Âm dương quên mất khắc sinh thế nào ?

#17 tuankhong

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 380 Bài viết:
  • 509 thanks

Gửi vào 24/01/2014 - 08:45

Kỷ Mùi - Kỷ Tỵ - Giáp dần - Bính Dần
Cách cục thấu không phá là tốt. Thổ, hoả là thực tài đều vượng và có nguyên thần ( sinh khí ) do đó cách cục cao, duy mộc nhật chủ tuy cường nhưng không có nguyên thần ( hợi tý ) nên phải đến thuỷ vận mới phát.

Thanked by 1 Member:

#18 Durobi

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4105 Bài viết:
  • 17599 thanks

Gửi vào 24/01/2014 - 09:03

Bác VULONG khỉa bác Từ Nhạc Ngô là phải òi, tại vì bác Từ viết lập lờ và mờ mờ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


甲木坐寅,时又逢寅,日元甚旺,旺而泄秀,亦可用也,唯火多则木有自焚之患。此造妙在食轻财重,火泄其气,唯究嫌偏要,贵多就武。行运仍宜印劫之地 (Giáp mộc tọa Dần, thời hựu phùng Dần, nhật nguyên thậm vượng, vượng nhi tiết tú, diệc khả dụng dã, duy hỏa đa tắc mộc hữu tự phiền chi hoạn. Thử tạo diệu tại Thực khinh Tài trọng, hỏa tiết kỳ khí, duy cứu hiềm phiến yếu, quí đa tựu võ. Hành vận nãi nghi Ấn Kiếp chi địa).

Cái câu "Diệu tại Thực khinh Tài trọng" làm người đọc nghĩ ngay vai trò của Tài trong tứ trụ này ổn, có vai trò quan trọng ! Sau đó lại tiếp một câu "suy nghĩ lại thì thân vẫn nhược" , "hành vận vẫn cần nơi Kiếp Ấn" ! Tự bản thân câu văn đã lủng củng mâu thuẫn.

Tài tinh trong tứ trụ này là kỵ, là vì tiết Bính hỏa thấu xuất từ nguyệt lệnh, tức là nguyên tố làm giảm quí khí, vào những năm hỏa thổ thì tiết hỏa, cho nên đương số chỉ phát võ nhiều cam khổ. Bát tự này có bệnh ở Tài, cho nên vận mộc khắc Tài vệ hỏa là có thuốc giải bệnh nên quí, vận thủy trực tiếp sinh mộc làm vượng thân cũng là thuốc hay, thân vượng tiết tú, quí khí phát huy, duy vận Tuất đáng lo vì vận này Tài có gốc ắt sẽ động, hễ động thì hao tiết tận Bính hỏa, hỏa cũng nhập mộ ở Tuất, đương số sẽ bại vào vận này.

Đọc nguyên tác của Thẩm Hiếu Chiêm chữ nào câu nào cũng như châu ngọc, đọc mãi không chán, nhưng khi bác Từ thêm phần bình chú vào thì hay cũng có nhiều chỗ hay, ví dụ lá số ê hề, nhiều câu bác Từ bình chú rất siêu rất đáng học hỏi, nhưng nhiều chỗ bác viết hơi tối nghĩa thậm chí mâu thuẫn gây ngộ nhận. Nhiều ông trẻ như Vương Khánh và Hoàng Đại Lục hay chê bác Từ dữ lắm, nhưng bất tất phải như thế, cần tỉnh táo khi đọc là được.

Sửa bởi PolarVortex: 24/01/2014 - 09:19


Thanked by 2 Members:

#19 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1766 Bài viết:
  • 5312 thanks

Gửi vào 24/01/2014 - 09:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mao Tam Thiên, on 23/01/2014 - 12:29, said:

Đầu tiên cần xem cơ sở của pp xét mệnh theo vượng suy của nhật chủ là gì, giới hạn của pp là gì, thì mới bàn được. Chứ cắm đầu hùng hục vào áp thì hết thuốc.

Nói như bác Mao là đúng.

Thực tế có 2 quan điểm khi luận vượng suy, cái nào thực ra cũng đúng cả, nó tùy vào mỗi người xử dụng.

Quan điểm 1: Xem Vượng suy chỉ là 1 bước để tìm ra dụng thần, dụng thần là nội dung chính, loại quan điểm này cũng đúng nhưng nó không hay bằng quan điểm 2
Quan điểm 2: Xem vượng suy mới là nội dung chính và dụng thần nhằm mục đích phục vụ cho vượng suy !

Khi xét vượng suy trên quan điểm 2, nó phải xét tổng thể mọi vấn đề, ví dụ ngay cả yếu tố tàng hay hiện đều phải cân nhắc khi xét vượng suy
Vì cụ thiệu viết thấu ra thì có lực hơn so với ẩn tàng, sinh xa thì không bằng sinh gần, vân vân,

Thanked by 1 Member:

#20 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 24/01/2014 - 12:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PolarVortex, on 24/01/2014 - 09:03, said:

Nhiều ông trẻ như Vương Khánh và Hoàng Đại Lục hay chê bác Từ dữ lắm, nhưng bất tất phải như thế, cần tỉnh táo khi đọc là được.

Không có cớ làm sao khởi binh ? Không chê vậy làm sao viết sách ?

#21 quehuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 14 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 24/01/2014 - 12:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mao Tam Thiên, on 24/01/2014 - 12:38, said:

Không có cớ làm sao khởi binh ? Không chê vậy làm sao viết sách ?
bác ơi cháu có gửi inbox cho bác,mong bác giải đáp, cháu cảm ơn...

Thanked by 1 Member:

#22 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 24/01/2014 - 16:31

Vì sao dùng nhật làm chủ mà âm dương của chiều đại vận lại xét theo năm sinh nhỉ ?

#23 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 24/01/2014 - 19:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maianha, on 24/01/2014 - 04:31, said:

Kỉ mùi kỉ tị giáp dần bính dần
Trước hết xin nhắc lại chọn dụng thần cách cục từ nguyệt lệnh không liên quan gì đến cân bằng vượng suy. Cân bằng vượng suy chỉ dùng để định cách cục cao thấp.
Thực Tài tương sinh cách cục thanh thuần đẹp cả đôi đường . Chương 37, luận Thực thần (TBCTBC,Từ Nhạc Ngô bình chú) nguyên văn (Thẩm Hiếu Chiêm):" ...Thân cường ,Thực vượng và thấu Tài là cách đại quí." Vận thủy mộc hữu tình vừa nâng cấp thân cường vừa đều hậu, thật xứng với tên gọi Hoàng Đô Đốc. Bát tự này đúng cho trường hợp bác Diennien viết (bên HKLS) "Cách cục không bị phá, vượng suy cân bằng thì là lá số thượng cách".
mai an ha.

Rất tiếc là toàn bộ cuốn Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú vẫn xác định cách cục từ Nguyệt lệnh nhưng dụng thần cũng như hỷ kỵ của các hành vẫn xác định theo vượng suy của ngũ hành mà mấu chốt vẫn lấy Nhật Nguyên làm trung tâm. Chỉ có Hoàng Đại Lục là người khởi xướng ra ý tưởng “Cách cục là dụng thần“ (tức dụng thần chính là Cách Cục) mà thôi.

Với Hoàng Đại Lục thì tôi đã có hàng ti tỷ bài viết phản biện ông ta nhưng kỳ lạ là cho đến nay mặc dù vẫn chưa có một ai có thể chứng minh các bài phản biện đó của tôi là sai nhưng vẫn tin vào ý tưởng của ông ta “Dụng thần là cách cục“ mới lạ chứ.

Gần đây nhất tôi đã phản biện bài viết của ông ta có chủ đề là “Giải trừ câu bùa chú “Thân cường mới có thể đảm được tài quan““ bên trang web “Nhân Trắc Học“ ở mục Tử Bình. Với các bài phản biện này tôi đã chứng cho mọi người biết Tứ Trụ của Hoàng Đại Lục thuộc “Cách Cục Đầu Đất“ (nghĩa là ông ta đầu đất). Vài hôm nữa tôi sẽ đưa chủ đề đó về đây để maianha và mọi người chứng minh giúp ông ta không phải thuộc “Cách Cục Đầu Đất“.

Còn câu mà maianha viết ở trên : “Chương 37, luận Thực thần (TBCTBC,Từ Nhạc Ngô bình chú) nguyên văn (Thẩm Hiếu Chiêm): " ...Thân cường ,Thực vượng và thấu Tài là cách đại quí"“. Vì câu này thuộc cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ của Từ Nhạc Ngô chứ không phải cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa“ của Hoàng Đại Lục nên Thân cường ở đây có nghĩa là Thân vượng và hỷ dụng thần phải là Thực Thương, Tài hay Quan Sát. Trong khi ví dụ tôi đưa ra ở đây phải là Thân nhược vì hỷ dụng thần là Kiêu Ấn (bằng chứng là 4 vận Kiêu Ấn tác giả đã xác nhận là rất đẹp).

Sửa bởi VULONG777: 24/01/2014 - 19:53


#24 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 24/01/2014 - 21:00

@vulong : Tôi rất tiếc vì trình tử bình tôi còn hạn chế nên không dám cùng Bác tranh biện , mong bác thông cảm. mai an ha.

#25 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 25/01/2014 - 00:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 24/01/2014 - 07:37, said:

- Vượng mà tiết tú, mà bị Thực Thương xì hơi (quá mạnh) thì (có thể) trở thành suy yếu.

Trích: "Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy, duy chỉ có Hỏa nhiều thì gặp tai họa bị cháy thiêu. Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí Hỏa tiết, duy cuối cùng chỉ sợ thiên lệch, quý nhiều liền muốn nối gót, hành vận vẫn cần đất của Ấn Kiếp. Vận Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp, tuy mệnh tạo vốn cũng cần có vận trợ giúp vậy“.


- Trong đoạn trên tác giả còn nói "Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí Hỏa tiết, duy cuối cùng chỉ sợ thiên lệch .... ". Nặng với Nhẹ ở đây có thể nói tới "ít" và "nhiều". Thực Thương mà nhiều quá, lại vượng nữa thì nó xì hơi Thân quá mức. Khi có Tài, Tài xì hơi Thực làm yếu nó thì đỡ xì hơi Thân (tuy Tài là phe địch, cũng làm suy yếu Thân, nhưng Thân mạnh thì có thể khắc chế Tài, tốt hơn là Thân bị xì hơi quá mức trở thành suy nhược thì vô lực). Nếu giả như trong Trụ không có Dần trợ thì lá số không còn đẹp nữa. Lúc đó Thân quá nhược, Thực/Thương Tài vượng vậy thì không còn là cái lá số của "Hoàng Đô Đốc" nữa.

Tiếp đến là vì 2 Hành Hỏa và Thổ khá mạnh, nếu mạnh quá thì Trụ trở thành thiên lệch thì không hay. Và cũng may mắn là hành Vận đi qua phù trợ cho Thân.

Với lại, Giáp mà sinh tháng Tỵ thì Hỏa viêm Thổ táo, cần điều hậu.

Nhìn vào tổ hợp Bát Tự trên thì thấy quá ngon và hữu lực rồi. Mệnh tốt cũng cần gặp Vận tốt để phát. Đoạn trên cũng có nói "tuy mệnh tạo vốn cũng cần có vận trợ giúp vậy".

Trụ này không thể tòng được, Giáp có 2 Chi Dần thì tòng thể nào cho được. Càng không thể Mộc độc vượng được.

Bác VuLong cho là vậy thôi. Chứ NL thấy tác giả không cho Trụ trên là ngoại cách.

Đã có nói qua ở trên!

Hỏa tuy Vượng và được Mộc sinh, nhưng Thổ Tướng và nhiều hơn, đồng thời lại được Hỏa sinh cho.

Hơn nữa, còn có quy tắc là "tham hợp tham sinh quên khắc". Giáp mộc không những không khắc Kỷ thổ mà còn hợp Kỷ hóa Thổ là đằng khác. Cũng như Nhâm thủy không khắc Đinh hỏa, mà Nhâm hợp Đinh hóa Mộc, Bính hỏa không khắc Tân kim mà còn hợp hóa Thủy, v.v... .

Tôi đâu có cho Tứ Trụ này là ngoại cách mà chỉ vì có người Vừa Mới Nhập Môn Tử Bình khoảng chục năm thôi cho Tứ Trụ này thuộc Ngoại Cách và còn cười tỏ vẻ khinh bỉ tôi nên tôi động lòng từ bi thương hại họ nên viết mấy dòng làm phúc ấy mà.

Qua bài viết trên thấy NgoaLong phản biện khá nhiệt tình. Tôi không có thì giờ nhiều để góp ý cho từng câu từng chữ được mà chỉ có thể đưa ra vài nhận xét căn bản thôi.

1 - Quả thực là đúng như câu "Tham Hợp Quên Xung" của các cổ nhân để lại là đúng nhưng để hiểu và áp dụng đúng nó vào thực tế thì không dễ đâu. Cụ thể ở đây đúng là Giáp nhật can hợp Kỷ trụ tháng là Giáp tham hợp Kỷ mà quên xung Kỷ và Mùi trụ năm chứ nó không hề quên vừa hợp và vừa xung Kỷ trụ tháng (trừ khi tổ hợp này hoá cục).
2 - Chỉ vì các cổ nhân đều thừa nhận "3 can không bằng 1 chi Lộc Nhận" (trừ những người có sách gia truyền) nên khi Nhật can là Giáp mà toạ chi Dần chẳng hạn thì họ đều cho rằng Thân vượng còn nếu thêm 1 Dần nữa thì dĩ nhiên họ phải kết luận Thân quá cường vượng như ông Từ Nhạc Ngô này là đúng sách dậy mà thôi. Ở đây tôi chỉ trích ông ta chỉ vì ông ta quá bảo thủ, không chịu lấy thực tế như ví dụ này có các vận Kiêu Ấn và Tỉ Kiếp đều tốt đẹp thì phải nghi ngờ rằng Thân của Tứ Trụ này phải nhược (trừ ngoại cách) để kiểm tra lại lý thuyết rồi đi đến kết luận câu trên đã sai trong trường hợp này.

Nhưng đáng tiếc rằng ông ta lại không như vậy mà bảo thủ đến mức độ cho rằng:
"Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy".

Đã khẳng định "Nhật Nguyên quá cường vượng" thì còn hành nào dám địch lại nó cơ chứ, thêm "vượng mà tiết tú", theo ý ông ta là rất đẹp thì dĩ nhiên nếuThân vượng được tiết tú mà đẹp thì nếu không phải ngoại cách thì Thân phải vượng là đúng như sách đã dạy, làm sao mà sai được. Nhưng buồn cười ở đây là 4 vận Kiêu Ấn, Tỷ Kiếp lại cực đẹp nên ông ta đã quay ngoắt 180 độ để viết tiếp "cũng có thể dụng vậy", nghĩa là Thân cực vượng mà không phải ngoại cách vẫn có thể lấy Kiêu Ấn, Tỷ Kiếp để sinh trợ Thân làm hỷ dụng.

Đẹp thay nếu như ông ta luận rằng Nhật Nguyên có lực và khá cường vượng (vì ...) nhưng Thực Thương mạnh hơn đã xì hơi Thân quá mức nên cần gặp vận sinh trợ thì mới phát. Sau đó ông ta đi đến nhận định câu "3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận" không phải lúc nào cũng đúng. Vì nếu như ở ví dụ này mà Dần ở trụ tháng thì khả năng "Nhật Nguyên quá cường vượng" có xác suất cao hơn nhiều so với Lệnh tháng là Thân hay Dậu (ở đây chưa tính đến các can chi khác hay vị trí của chúng)....

Cái quan trọng của Tứ Trụ này không phải dụng thần điều hầu mà là dụng thần sinh trợ. Vì nếu Thân nhược thì không nói đến làm gì nhưng nếu Thân vượng thì rõ ràng vận Kiêu Ấn sẽ chế Thực Thương để sinh Thân, Thân càng vượng kiếp Tài càng mạnh nên đã xấu càng thêm xấu chỉ vì Kiêu Ấn đã điều hầu nên ngũ hành mới sinh hoá và khắc Hữu Tình như vậy ấy mà.

Sửa bởi VULONG777: 25/01/2014 - 00:13


#26 Hjmama

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 117 Bài viết:
  • 72 thanks

Gửi vào 25/01/2014 - 14:14

Xin hỏi bác VULONG tứ trụ này Thân vượng hay nhược?
Càn tạo, Mậu tuất/kỉ mùi/Bính tí/canh dần.

#27 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 25/01/2014 - 21:59

Sau đây là chính xác câu "3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận" được tác giả viết trong "Chương 6: Luận thập can đắc thời bất vượng thất thời bất nhược" - "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" - Từ Nhạc Ngô:

"Được 2 tỉ kiên không bằng được 1 chi dư khí, như ất gặp thìn, đinh gặp mùi, đại loại như vậy.
Được 3 tỉ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận, như giáp gặp hợi tý dần mão, đại loại như vậy".


Qua 2 câu này cho chúng ta biết người xưa đã biết đến Chi cùng hành với nhật can, vì nó thường thuộc trạng thái lộc hay nhận của Nhật can nên nó sẽ mạnh hơn can cùng hành với nó nhưng đáng tiếc rằng họ đã xác định không được chính xác con số lớn hơn này.

Với ví dụ của chủ đề này thêm một lần nữa đã chứng minh cho mọi người biết "Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" của tôi có khả năng chỉ ra được cái ranh giới vô cùng mỏng manh giữa Thân vượng và nhược, cái mà nghìn năm nay vẫn còn làm đau đầu, nhức óc cho hầu như tất cả các cao thủ Tử Bình. Bởi vì phương pháp của tôi không những đã xác định được chính xác con số lớn hơn ở 2 câu trên mà còn chỉ ra các thiếu sót mà các cổ nhân đã mắc phải khi xác định Thân vượng hay nhược. Các thiếu sót này có thể được trình bầy qua ví dụ sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hjmama, on 25/01/2014 - 14:14, said:

Xin hỏi bác VULONG tứ trụ này Thân vượng hay nhược?
Càn tạo, Mậu tuất/kỉ mùi/Bính tí/canh dần.

Theo tôi nghĩ phương "Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" của tôi làm gì đến mức độ khó lĩnh hội hơn phương pháp của cụ Thiệu. Sau đây tôi sẽ trình bầy chi tiết các bước để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ mà Hjmama đã đưa ra.

Sơ đồ xác định điểm hạn và điểm vượng của Ngũ Hành trong vùng tâm như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



a - Qua sơ đồ trên, cái đầu tiên cho chúng ta thấy vị trí của các Can và Chi trong Tứ Trụ được đặt như vậy là hợp lý nhất bởi vì Can là Thiên nên được đặt ở phía trên còn Chi là Địa nên được đặt ngay bên dưới nó và dĩ nhiên trụ năm phải được đặt đầu tiên sau đến trụ tháng rồi ngày và sau cùng làn trụ giờ.
b - Ta phải khoanh tròn các Can hay Chi bị khắc gần hay trực tiếp để cho biết chúng không còn khả năng sinh, khắc hay nhận được sự sinh từ các Can Chi khác trong Tứ Trụ.
Ở đây ta phải khoanh tròn can Canh và chi Tý vì Tý bị Mùi khắc gần còn Canh cũng bị Bính khắc gần. Như vậy có nghĩa là Canh không khắc được Dần cùng trụ cũng như Tý không khắc được Bính cũng cùng trụ nữa. Đây chính là cái thiếu sót đầu tiên mà các cổ nhân thường mắc phải bởi vì trong trường hợp này họ
vẫn có thể luận là Tý vẫn khắc được Bính và Canh vẫn khắc được Dần cùng trụ nếu họ thích.
c - Vì hiện giờ Tử Bình lấy Nhật can làm trung tâm nên mới có khái niệm Can Chi xa và gần so với Nhật can. Chính vì lý do này mà sự tác động của các Can và Chi ở xa (như Can Chi ở trụ năm chẳng hạn) với Nhật can phải yếu hơn nếu như nó lại ở Can trụ tháng, giờ hay Chi trụ ngày (ở đây tạm không tính đến nó bị các Can Chi khác khắc). Do vậy ta phải đưa ra khái niệm Vùng tâm là vùng mà các Can Chi tác động tới Nhật can là như nhau. Theo tôi nếu lấy Nhật can làm trung tân thì can tháng, giờ và chi ngày thuộc Vùng Tâm còn can năm chi tháng và chi giờ thuộc Vùng xa 1, riêng chi năm thuộc vùng xa nhất. Dĩ nhiên ở xa nhất thì nó tác động tới Nhật can là yếu nhất.

(Cách xác định điểm vượng của các trạng thái của “Bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt“ cũng như tỷ lệ giảm của các Can Chi ở Vùng xa đi vao Vùng Tâm tôi đã trình bầy chi tiết trong chủ đề “Lớp Học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấo cho tất cả mọi người“ trong mục Tử Bình hay Tứ Trụ trên các trang web “Diễn Đàn Lý Học Đông Phương“, “Huyền Không Lý Số““Lý Số Việt Nam“ nếu ai quan tâm xin mời sang đó đọc.)


1 – Chi năm Mậu có 5,1 đv (điểm vượng) bị Dần trụ giờ khắc giảm mất 1/20 đv (vì cách 2 ngôi) và đi vào Vùng Tâm giảm thêm 2/5 đv nên chỉ còn 5,1. 19/20. 3/5 đv = 2,91 đv.
2 – Tuất trụ năm 5,1 đv bị Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi giảm 1/5 đv và vào vùng tâm giảm thêm ½ đv (vì ở xa nhất) nên chỉ còn 5,1.4/5 .1/2 đv = 2,04 đv.
3 – Mùi trụ tháng có 8 đv bị Dần trụ giờ khắc giảm ¼ đv và vào vùng tâm giảm thêm 2/5 đv còn 8. 4/5 . 3/5 đv = 3,84 đv.
4 – Tý trụ giờ có 4,2 đv bị giảm 1/3 đv do Mùi trụ tháng khắc gần, giảm ¼ đv do Tuất trụ năm khắc cách 1 ngôi, giảm 1/10 đv do Mậu can năm khắc cách 2 ngôi và giảm ¼ đv do Kỷ trụ tháng khắc cách 1 ngôi nên chỉ còn 4,2. 2/3 . 4/5 . 9/10 . 4/5 đv = 1,61 đv.
5 – Dần trụ giờ có 3 đv không bị ai khắc cả đi vào vùng tâm giảm 2/5 đv còn 3.3/5 đv = 1,8 đv.
6 – Canh trụ giờ có 8đv bị giảm 1/3 đv do Bính khắc gần còn 8.2/3 đv = 5,33 đv.
7 – Bính trụ ngày có 5,1 đv không bị ai khắc cả và ở trong vùng tâm nên vẫn còn 5,1 đv.
8 – Kỷ trụ tháng có 8 đv bị giảm 1/10 đv do Dần trụ giờ khắc cách 2 ngôi nên còn 8.9/10 đv = 7,2 đv.

Bây giờ ta chỉ còn một việc đơn giản là cộng tất cả các đv của cùng một hành trong vùng tâm sẽ biết được sự vượng suy giữa các hành với nhau, nhất là giữa hành của Thân với 4 hành còn lại để xác định Thân là vượng hay nhược, sau đó mới có thể đi tiếp đến bước quyết định cuối cùng là xác định dụng thần và vị trí thực của nó ở trong Tứ Trụ là xong.

Thân mang hành Hỏa có 5,1 đv. Kiêu Ấn mang hành Mộc có 1,8 đv. Thực Thương mang hành Thổ có (2,91 + 2,3 + 3,84 + 7,2) đv = 16,25 đv. Tài mang hành Kim có 5,33 đv và cuối cùng là Quan Sát mang hành Thủy có 1,61 đv. Ta thấy Thân chỉ có 5,1 đv mà Thực Thương có tới 16,25 đv nên theo lý thuyết của tôi Thân không lớn hơn 3 hành là Thực Thương, Tài hay Quan Sát ít nhất 1 đv thì Thân được coi là nhược. Ở đây Thân không lớn hơn Thực Thương hay Tài 1 đv nên Thân được coi là nhược và Thược Thương là kỵ thần số 1 (vì đv của nó trong vùng tâm lớn hơn kỵ thần Tài và Quan Sát) nên dụng thần đầu tiên của Tứ Trụ này phải là Kiêu Ấn là Đinh tàng trong Tuất trụ năm.

Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm được biểu diễn qua sơ đồ đã mô tả ở trên.

Còn Tứ Trụ này có thuộc cách Tòng Nhi hay không thì muốn chính xác phải kiểm tra xem các vận đã qua có phù hợp với cách Tòng Nhi hay không (vì Tòng Nhi thì thường không được xuất hiện Quan Sát và Kiêu Ấn nhưng ở đây chúng có xuất hiện).

Nói chung có thể tóm tắt các thiếu sót của các cổ nhân trong việc xác định Thân vượng hay nhược như sau:

1 – Điều thiếu sót đầu tiên mà các cổ nhân thường mắc phải như trong trường hợp trên họ vẫn thường luận là Tý vẫn khắc được Bính hay Canh vẫn khắc được Dần cùng trụ nếu như họ muốn.
2 - Điều thứ 2 là mặc dù họ vẫn nói lệnh tháng quyết định sự vượng suy của các Can Chi trong Tứ Trụ nhưng ở 2 câu trên họ có đả động gì tới lệnh tháng đâu.
3 - Điều thứ 3 là khi xác định Thân vượng hay nhược hầu như họ không xét đến vị trí xa gần của các Can Chi đó so với Nhật can.
4 - Điều thứ 4 là các can chi trong hợp đã hóa hay không hóa, họ vẫn luận rằng các Can Chi ở trong hợp vẫn khắc được với các Can Chi khác ở ngoài tổ hợp đó và ngược lại.
5 - Điều thứ 5 là họ vẫn thường luận Can sinh được cho Can và Chi sinh được cho Chi nhưng không cho biết mức độ sinh đó nhiều ít tới mức nào, tức là họ chỉ nói chung chung như vậy khi mà họ muốn.

Sửa bởi VULONG777: 25/01/2014 - 22:28


#28 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 25/01/2014 - 22:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG777, on 25/01/2014 - 21:59, said:

Sau đây là chính xác câu "3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận" được tác giả viết trong "Chương 6: Luận thập can đắc thời bất vượng thất thời bất nhược" - "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" - Từ Nhạc Ngô:

"Được 2 tỉ kiên không bằng được 1 chi dư khí, như ất gặp thìn, đinh gặp mùi, đại loại như vậy.
Được 3 tỉ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận, như giáp gặp hợi tý dần mão, đại loại như vậy".


Qua 2 câu này cho chúng ta biết người xưa đã biết đến Chi cùng hành với nhật can, vì nó thường thuộc trạng thái lộc hay nhận của Nhật can nên nó sẽ mạnh hơn can cùng hành với nó nhưng đáng tiếc rằng họ đã xác định không được chính xác con số lớn hơn này.

Với ví dụ của chủ đề này thêm một lần nữa đã chứng minh cho mọi người biết "Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" của tôi có khả năng chỉ ra được cái ranh giới vô cùng mỏng manh giữa Thân vượng và nhược, cái mà nghìn năm nay vẫn còn làm đau đầu, nhức óc cho hầu như tất cả các cao thủ Tử Bình. Bởi vì phương pháp của tôi không những đã xác định được chính xác con số lớn hơn ở 2 câu trên mà còn chỉ ra các thiếu sót mà các cổ nhân đã mắc phải khi xác định Thân vượng hay nhược. Các thiếu sót này có thể được trình bầy qua ví dụ sau:



Theo tôi nghĩ phương "Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" của tôi làm gì đến mức độ khó lĩnh hội hơn phương pháp của cụ Thiệu. Sau đây tôi sẽ trình bầy chi tiết các bước để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ mà Hjmama đã đưa ra.

Sơ đồ xác định điểm hạn và điểm vượng của Ngũ Hành trong vùng tâm như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



a - Qua sơ đồ trên, cái đầu tiên cho chúng ta thấy vị trí của các Can và Chi trong Tứ Trụ được đặt như vậy là hợp lý nhất bởi vì Can là Thiên nên được đặt ở phía trên còn Chi là Địa nên được đặt ngay bên dưới nó và dĩ nhiên trụ năm phải được đặt đầu tiên sau đến trụ tháng rồi ngày và sau cùng làn trụ giờ.
b - Ta phải khoanh tròn các Can hay Chi bị khắc gần hay trực tiếp để cho biết chúng không còn khả năng sinh, khắc hay nhận được sự sinh từ các Can Chi khác trong Tứ Trụ.
Ở đây ta phải khoanh tròn can Canh và chi Tý vì Tý bị Mùi khắc gần còn Canh cũng bị Bính khắc gần. Như vậy có nghĩa là Canh không khắc được Dần cùng trụ cũng như Tý không khắc được Bính cũng cùng trụ nữa. Đây chính là cái thiếu sót đầu tiên mà các cổ nhân thường mắc phải bởi vì trong trường hợp này họ
vẫn có thể luận là Tý vẫn khắc được Bính và Canh vẫn khắc được Dần cùng trụ nếu họ thích.
c - Vì hiện giờ Tử Bình lấy Nhật can làm trung tâm nên mới có khái niệm Can Chi xa và gần so với Nhật can. Chính vì lý do này mà sự tác động của các Can và Chi ở xa (như Can Chi ở trụ năm chẳng hạn) với Nhật can phải yếu hơn nếu như nó lại ở Can trụ tháng, giờ hay Chi trụ ngày (ở đây tạm không tính đến nó bị các Can Chi khác khắc). Do vậy ta phải đưa ra khái niệm Vùng tâm là vùng mà các Can Chi tác động tới Nhật can là như nhau. Theo tôi nếu lấy Nhật can làm trung tân thì can tháng, giờ và chi ngày thuộc Vùng Tâm còn can năm chi tháng và chi giờ thuộc Vùng xa 1, riêng chi năm thuộc vùng xa nhất. Dĩ nhiên ở xa nhất thì nó tác động tới Nhật can là yếu nhất.

(Cách xác định điểm vượng của các trạng thái của “Bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt“ cũng như tỷ lệ giảm của các Can Chi ở Vùng xa đi vao Vùng Tâm tôi đã trình bầy chi tiết trong chủ đề “Lớp Học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấo cho tất cả mọi người“ trong mục Tử Bình hay Tứ Trụ trên các trang web “Diễn Đàn Lý Học Đông Phương“, “Huyền Không Lý Số““Lý Số Việt Nam“ nếu ai quan tâm xin mời sang đó đọc.)


1 – Chi năm Mậu có 5,1 đv (điểm vượng) bị Dần trụ giờ khắc giảm mất 1/20 đv (vì cách 2 ngôi) và đi vào Vùng Tâm giảm thêm 2/5 đv nên chỉ còn 5,1. 19/20. 3/5 đv = 2,91 đv.
2 – Tuất trụ năm 5,1 đv bị Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi giảm 1/5 đv và vào vùng tâm giảm thêm ½ đv (vì ở xa nhất) nên chỉ còn 5,1.4/5 .1/2 đv = 2,04 đv.
3 – Mùi trụ tháng có 8 đv bị Dần trụ giờ khắc giảm ¼ đv và vào vùng tâm giảm thêm 2/5 đv còn 8. 4/5 . 3/5 đv = 3,84 đv.
4 – Tý trụ giờ có 4,2 đv bị giảm 1/3 đv do Mùi trụ tháng khắc gần, giảm ¼ đv do Tuất trụ năm khắc cách 1 ngôi, giảm 1/10 đv do Mậu can năm khắc cách 2 ngôi và giảm ¼ đv do Kỷ trụ tháng khắc cách 1 ngôi nên chỉ còn 4,2. 2/3 . 4/5 . 9/10 . 4/5 đv = 1,61 đv.
5 – Dần trụ giờ có 3 đv không bị ai khắc cả đi vào vùng tâm giảm 2/5 đv còn 3.3/5 đv = 1,8 đv.
6 – Canh trụ giờ có 8đv bị giảm 1/3 đv do Bính khắc gần còn 8.2/3 đv = 5,33 đv.
7 – Bính trụ ngày có 5,1 đv không bị ai khắc cả và ở trong vùng tâm nên vẫn còn 5,1 đv.
8 – Kỷ trụ tháng có 8 đv bị giảm 1/10 đv do Dần trụ giờ khắc cách 2 ngôi nên còn 8.9/10 đv = 7,2 đv.

Bây giờ ta chỉ còn một việc đơn giản là cộng tất cả các đv của cùng một hành trong vùng tâm sẽ biết được sự vượng suy giữa các hành với nhau, nhất là giữa hành của Thân với 4 hành còn lại để xác định Thân là vượng hay nhược, sau đó mới có thể đi tiếp đến bước quyết định cuối cùng là xác định dụng thần và vị trí thực của nó ở trong Tứ Trụ là xong.

Thân mang hành Hỏa có 5,1 đv. Kiêu Ấn mang hành Mộc có 1,8 đv. Thực Thương mang hành Thổ có (2,91 + 2,3 + 3,84 + 7,2) đv = 16,25 đv. Tài mang hành Kim có 5,33 đv và cuối cùng là Quan Sát mang hành Thủy có 1,61 đv. Ta thấy Thân chỉ có 5,1 đv mà Thực Thương có tới 16,25 đv nên theo lý thuyết của tôi Thân không lớn hơn 3 hành là Thực Thương, Tài hay Quan Sát ít nhất 1 đv thì Thân được coi là nhược. Ở đây Thân không lớn hơn Thực Thương hay Tài 1 đv nên Thân được coi là nhược và Thược Thương là kỵ thần số 1 (vì đv của nó trong vùng tâm lớn hơn kỵ thần Tài và Quan Sát) nên dụng thần đầu tiên của Tứ Trụ này phải là Kiêu Ấn là Ất tàng trong Mùi trụ tháng.

Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm được biểu diễn qua sơ đồ đã mô tả ở trên.

Còn Tứ Trụ này có thuộc cách Tòng Nhi hay không thì muốn chính xác phải kiểm tra xem các vận đã qua có phù hợp với cách Tòng Nhi hay không (vì Tòng Nhi thì thường không được xuất hiện Quan Sát và Kiêu Ấn nhưng ở đây chúng có xuất hiện).

Nói chung có thể tóm tắt các thiếu sót của các cổ nhân trong việc xác định Thân vượng hay nhược như sau:

1 – Điều thiếu sót đầu tiên mà các cổ nhân thường mắc phải như trong trường hợp trên họ vẫn thường luận là Tý vẫn khắc được Bính hay Canh vẫn khắc được Dần cùng trụ nếu như họ muốn.
2 - Điều thứ 2 là mặc dù họ vẫn nói lệnh tháng quyết định sự vượng suy của các Can Chi trong Tứ Trụ nhưng ở 2 câu trên họ có đả động gì tới lệnh tháng đâu.
3 - Điều thứ 3 là khi xác định Thân vượng hay nhược hầu như họ không xét đến vị trí xa gần của các Can Chi đó so với Nhật can.
4 - Điều thứ 4 là các can chi trong hợp đã hóa hay không hóa, họ vẫn luận rằng các Can Chi ở trong hợp vẫn khắc được với các Can Chi khác ở ngoài tổ hợp đó và ngược lại.
5 - Điều thứ 5 là họ vẫn thường luận Can sinh được cho Can và Chi sinh được cho Chi nhưng không cho biết mức độ sinh đó nhiều ít tới mức nào, tức là họ chỉ nói chung chung như vậy khi mà họ muốn.

Bài viết trên câu : "dụng thần đầu tiên của Tứ Trụ này phải là Kiêu Ấn là Đinh tàng trong Tuất trụ năm" là sai, tôi đã sửa lại là: "dụng thần đầu tiên của Tứ Trụ này phải là Kiêu Ấn là Ất tàng trong Mùi trụ tháng".

Sửa bởi VULONG777: 25/01/2014 - 22:51


#29 Hjmama

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 117 Bài viết:
  • 72 thanks

Gửi vào 26/01/2014 - 04:55

Trích dẫn

Bát, Luận Dụng thần


[indent]Nguyên văn: Dụng thần của bát tự, chuyên tìm ở nguyệt lệnh, tức là lấy can ngày phối cùng chi tháng nắm lệnh, do sanh khắc bất đồng mà định ra cách cục. Tài Quan Ấn Thực, là dụng thần khéo dùng thuận theo giúp với; Sát Thương Kiếp Nhận, là dụng thần dùng khắc chế ngược lại với ngày can. Đáng thuận mà được thuận, đáng nghịch mà gặp nghịch, phối hợp thì nên, đều là quý cách.

Từ chú: Dụng thần là tìm trong bát tự xem có thần nào dùng được. Thần có: Tài, Quan, Thực, Ấn, Thiên tài, Thiên quan, Thiên ấn, Thương quan, Kiếp nhận vậy. Xem kỹ lẽ vượng nhược hỉ kị trong bát tự, hoặc phò hoặc chế, tức lấy thần phò trợ hay ức chế ngày can để mà dùng, gọi là dụng thần, cũng là then chốt của bát tự vậy. Chọn sai dụng thần thì đoán mệnh sai, nên nói đoán mệnh trước tiên lấy dụng thần là quan trọng nhất. Phép chọn dụng thần, trước tiên tìm ở chi tháng nắm lệnh nếu như đang được vượng khí ở chi tháng. Như không dùng được nguyệt lệnh, mới tìm tới trong các can chi năm ngày giờ. Phép tìm dụng tuy khác nhau, mấu chốt là ở chỗ có được nguyệt lệnh không. Như nguyệt lệnh lộc kiếp ấn thụ, nhật nguyên thịnh vượng, không thể dùng kiếp ấn, tất riêng tìm thần khắc hay tiết khí làm dụng; tuy dụng thần không ở nguyệt lệnh, nhưng mấu chốt để tìm lại ở tại nguyệt lệnh. Nhược tứ trụ nhiều thần khắc tiết, nhật nguyên chuyển nhược, tất kiếp ấn ở nguyệt lệnh, cứ y thế mà dùng. Sách có câu dụng thần chuyên tìm ở nguyệt lệnh, lấy nhật nguyên so với địa chi nguyệt lệnh, xem kỹ vượng suy cường nhược mà định dụng thần vậy.
Nguyên văn: Phép chọn dụng thần tuy bất nhất, tóm tắt lại có thể chia làm 5 loại sau: phù ức, bệnh dược, điều hậu, chuyên vượng, thông quan
[/indent]


Cám ơn VULONG đã hồi âm sớm.

Đoạn văn trên trích từ trang kimtubinh.net thấy nó khác với bài đăng ở trang HKLS của VULONG : trên KTB.net có ghi rõ ràng phân biệt nguyên văn (Thẩm Hiếu Chiêm tác giả) và Từ chú ( Từ Nhạc Ngô bình chú), còn HKLS thì không thấy ghi như thế khiến người đọc dễ nhầm không phân biệt đâu là ý của Thẩm Hiếu Chiêm, đâu là ý của Từ Nhạc Ngô và từ đó hiểu sai ý nội dung của TBCT bản nghĩa..
Quả nhiên đã có vô số người hiểu sai trong đó có bác VULONG. Sai ở chỗ nào?
-"Nguyên văn:phép chọn dụng thần tuy bất nhất, tóm tắt lại có thể chia làm 5 loại sau: phù ức,bệnh dược,điều hậu,chuyên vượng, thông quan." - Dụng thần này là loại dụng thần nào vậy? là dụng thần cách cục ? hay dụng thần cân bằng nhật nguyên?
Xin trả lời mà không sợ sai rằng: đó là dụng thần cách cục bởi Thẩm tiên sinh đang bàn về dụng thần chuyên tầm nguyệt lệnh kia mà, Đại ca họ Từ bình chú theo ý mình khiến nhiều người cứ nghĩ rằng là dụng thần cân bằng ...Nhưng đó không phải là lỗi đại ca mà suy cho cùng đó là do lỗi người đọc vậy.

Sửa bởi Hjmama: 26/01/2014 - 05:02


Thanked by 1 Member:

#30 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 26/01/2014 - 06:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hjmama, on 26/01/2014 - 04:55, said:

Cám ơn VULONG đã hồi âm sớm.

Đoạn văn trên trích từ trang kimtubinh.net thấy nó khác với bài đăng ở trang HKLS của VULONG : trên KTB.net có ghi rõ ràng phân biệt nguyên văn (Thẩm Hiếu Chiêm tác giả) và Từ chú ( Từ Nhạc Ngô bình chú), còn HKLS thì không thấy ghi như thế khiến người đọc dễ nhầm không phân biệt đâu là ý của Thẩm Hiếu Chiêm, đâu là ý của Từ Nhạc Ngô và từ đó hiểu sai ý nội dung của TBCT bản nghĩa..
Quả nhiên đã có vô số người hiểu sai trong đó có bác VULONG. Sai ở chỗ nào?
-"Nguyên văn:phép chọn dụng thần tuy bất nhất, tóm tắt lại có thể chia làm 5 loại sau: phù ức,bệnh dược,điều hậu,chuyên vượng, thông quan." - Dụng thần này là loại dụng thần nào vậy? là dụng thần cách cục ? hay dụng thần cân bằng nhật nguyên?
Xin trả lời mà không sợ sai rằng: đó là dụng thần cách cục bởi Thẩm tiên sinh đang bàn về dụng thần chuyên tầm nguyệt lệnh kia mà, Đại ca họ Từ bình chú theo ý mình khiến nhiều người cứ nghĩ rằng là dụng thần cân bằng ...Nhưng đó không phải là lỗi đại ca mà suy cho cùng đó là do lỗi người đọc vậy.

Chào Hjmama!

25 chương đầu tôi lấy từ trang web “Tử Bình Mệnh Lý“, sau đó gần 2 năm chắc tôi bận quá nên không coppy được tiếp các chương từ 26 đến 37. Khi quay lại thì trang web này đã bị xóa đổi thành “Kim Tử Bình“ thì phải và tôi chỉ có thể coppy tiếp được các chương từ 38 đến 48. Vì sao Hjmama vẫn đọc được 25 chương đầu ở trang web “Kim Tử Bình“ đó thì tôi chịu. Nếu Hjmama đã coppy được các chương từ 26 đến 37 thì làm ơn đăng tiếp ở bên “Huyền Không Lý Số“ giúp tôi hoặc gửi cho tôi qua E-Mail: vulong007@yahoo.de. Xin cám ơn trước Hjmama rất nhiều (vì tôi đang nghiên cứu cuốn này mà lại thiếu các chương đó).

Còn về hiểu sai hay đúng câu nguyên văn của tác giả Thẩm Hiểu Chiêm: “Dụng thần của bát tự, chuyên tìm ở nguyệt lệnh“ thì tôi cũng xin giải thích không cần sợ sai rằng câu này phải hiểu chính xác là “Dụng thần phải truy tìm từ nguyệt lệnh“ chứ không thể hiểu như Hoàng Đại Lục và một số người theo nghĩa “Dụng thần ở tại nguyệt lệnh“ như vậy được.

Câu này nó cũng tương tự giống câu “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi“ ấy mà. Hầu như cho đến nay mọi người chỉ hiểu theo nghĩa đen của nó là sinh còn riêng tôi lại hiểu theo nghĩa bóng của từ này là “Thái Cực bao gồn Lưỡng Nghi“, trong đó Thái Cực chính là Vật Chất còn Lưỡng Nghi chính là Khối LượngNăng Lượng. Bởi vì một đúa trẻ con nó hỏi rằng Thái Cực sinh Lưỡng Nghi thì cái gì sinh ra Thái Cực là đủ cho người đó phải cứng họng rồi.

Chính vì tôi vẫn hiểu theo Từ Nhạc Ngô là từ lệnh tháng mới có thể truy tìm được dụng thần (tức dụng thần thăng bằng) chứ không thể hiểu như Hoàng Đại Lục là Dụng thần nằm tại lệnh tháng nên Cách cục chính là dụng thần như vậy.

Do vậy tôi sẵn sàng tranh luận với bất cứ ai và bất cứ lúc nào các bài viết thuộc chủ đề này.

Thân chào

Sửa bởi VULONG777: 26/01/2014 - 06:07







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |