←  Tử Bình

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

“3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ đúng hay...



3 4 5 6

fullhouse's Photo fullhouse 05/02/2014

Cô giáo cháu bảo: con nhà nghèo vượt khó thì đúng rồi, nhưng con nhà giàu vượt khó mới giỏi.
Trích dẫn

maianha's Photo maianha 05/02/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

FM_daubac, on 05/02/2014 - 11:56, said:

Vượng suy và cường nhược.

Con nhà giàu (vượng) chưa chắc luôn luôn có thân hình cường tráng khoẻ mạnh (cường). Cũng vậy con nhà nghèo (suy) không hẳn lúc nào cũng yếu đuối (nhược).
Bác trung liên đầu bạc hẳn đã mở được câu thần chú: "Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa".
mai an hạ.
Trích dẫn

VULONG777's Photo VULONG777 06/02/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

FM_daubac, on 05/02/2014 - 11:56, said:

Vượng suy và cường nhược.

Con nhà giàu (vượng) chưa chắc luôn luôn có thân hình cường tráng khoẻ mạnh (cường). Cũng vậy con nhà nghèo (suy) không hẳn lúc nào cũng yếu đuối (nhược).

Vậy thì câu: "Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy",tác giả muốn nói tới Thân vượng hay nhược ở đây?
Sửa bởi VULONG777: 06/02/2014 - 07:07
Trích dẫn

TiKiTaKa's Photo TiKiTaKa 06/02/2014

Tiết lệnh và tọa chi là hai quy chiếu rời rạc lên thập can. Xét đắc lệnh thất lệnh còn có thể rõ ràng, ôm cả tọa chi vào là đầu mối của loạn xạ.

Giáp mộc tọa dần, giờ lại gặp dần, tháng năm gặp thân, tiết trời giữa thu. Biết vượng hay suy ?
Trích dẫn

citizenn's Photo citizenn 06/02/2014

Trích dẫn

Giáp mộc tọa dần, giờ lại gặp dần, tháng năm gặp thân, tiết trời giữa thu. Biết vượng hay suy ?
Ý nói là Giáp tuyệt ở Thân, theo tiết lệnh nói chung là mùa thu kim vượng, thủy tướng, mộc hưu, tổng luận là Giáp nhược. Nhưng Giáp lại tọa Dần là được lâm quan, thêm giờ Dần cũng lâm quan, lâm quan là thế vượng địa, nên đổi lại là Giáp không thể nhược! Lăng tăng là chỗ này!

Quên rằng Giáp mà thực tướng là không nhược thì lại còn cần phải có Ấn là Thủy sinh, nếu không thì tổng luận vẫn là nhược dù được 2, 3 cái Lâm Quan!

Cái vòng trường sinh không phải dở hơi, vì thực tế nên hiểu là không khi nào tự nhiên được hoàn toàn Lâm Quan nếu không có những tương trợ trước đó là Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đái! Cái "vòng" là có bắt đầu, chuyển dịch, kết thúc, lại bắt đầu. Mà đây chính là nói đến ấn thụ. Không cha không mẹ bất sinh thành!

Cũng chính là vì cần phải luận ấn thụ nên ông Thiệu có nói là bất đắc lệnh mà đắc địa và được đắc sinh thì mới chuyển nhược thành vượng.

Cũng chính là cần phải luận ấn thụ nên phái Cách Cục luận tòng cách đều dựa vào Ấn để xác định tòng hay không tòng.

Rồi đó lại tiến thêm 1 bước là nếu QUÁ vượng thì lại cần khắc chế mạnh vào, Mộc mà quá vượng thì bất sợ Kim, tức là Giáp tuyệt, hưu tù ở tháng Thân, nhưng được quá vượng nhờ có 2 lâm quan (và nếu có thêm Ấn vượng) thì nhất định là không sợ Canh Tân Thân Dậu. Vậy là Mộc sinh mùa thu không sợ Kim là ý này, vì là Mộc đã chuyển nhược thành vượng.
Trích dẫn

VULONG777's Photo VULONG777 06/02/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

renaissance, on 06/02/2014 - 07:58, said:

Tiết lệnh và tọa chi là hai quy chiếu rời rạc lên thập can. Xét đắc lệnh thất lệnh còn có thể rõ ràng, ôm cả tọa chi vào là đầu mối của loạn xạ.

Giáp mộc tọa dần, giờ lại gặp dần, tháng năm gặp thân, tiết trời giữa thu. Biết vượng hay suy ?

Đúng như vậy!
Chính vì tác giả chỉ dựa vào Nhật can Giáp có 2 Dần mà không xét đến hành nắm lệnh (chưa nói đến các can chi khác) đã dám hồ đồ kết luận "Nhật Nguyên quá cường vượng..." là không chính xác. Nói chung khi Nhật can Giáp mà có 1 hay 2 Dần thì chỉ có thể nói là Nhật Nguyên có lực, khá mạnh... tức không quá yếu còn Nhật Nguyên có vượng hay quá cường vượng hay không thì phải xét toàn diện cả Tứ Trụ thì mới có thể kết luận được. Bởi vì nếu đã dùng từ "Nhật Nguyên quá vượng" mà Thực Thương, Tài hay quan sát còn mạnh hơn thì phải dùng từ nào cho thích hợp?

Cho nên câu "3 Can không bằng 1 chi Lộc Nhận" chỉ có thể hiểu như là Thân có lực, tức không quá yếu mà thôi, chứ không thể kết luận là Thân vượng hay quá vượng như vậy được. Nhưng thật đáng tiếc là cuốn sách này cũng như các cuốn sách cổ khác đều mắc chung một lỗi này.
Sửa bởi VULONG777: 06/02/2014 - 19:27
Trích dẫn

Khokhao's Photo Khokhao 07/02/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG777, on 06/02/2014 - 19:11, said:

Đúng như vậy!
Chính vì tác giả chỉ dựa vào Nhật can Giáp có 2 Dần mà không xét đến hành nắm lệnh (chưa nói đến các can chi khác) đã dám hồ đồ kết luận "Nhật Nguyên quá cường vượng..." là không chính xác. Nói chung khi Nhật can Giáp mà có 1 hay 2 Dần thì chỉ có thể nói là Nhật Nguyên có lực, khá mạnh... tức không quá yếu còn Nhật Nguyên có vượng hay quá cường vượng hay không thì phải xét toàn diện cả Tứ Trụ thì mới có thể kết luận được. Bởi vì nếu đã dùng từ "Nhật Nguyên quá vượng" mà Thực Thương, Tài hay quan sát còn mạnh hơn thì phải dùng từ nào cho thích hợp?

Cho nên câu "3 Can không bằng 1 chi Lộc Nhận" chỉ có thể hiểu như là Thân có lực, tức không quá yếu mà thôi, chứ không thể kết luận là Thân vượng hay quá vượng như vậy được. Nhưng thật đáng tiếc là cuốn sách này cũng như các cuốn sách cổ khác đều mắc chung một lỗi này.
Theo tôi nghĩ ông HDL nói là NN quá cường vượng ý ổng là có thể gánh dc 1 lượng Thực Thương, Tài hay Quan Sát lớn gì đó, còn nếu lúc đầu nó đã ko rất cường vượng thì lấy gì chịu nỗi Thực Thương, Tài hay Quan Sát lớn. Nếu nói "Nhật Nguyên quá vượng" thì Thực Thương, Tài hay quan sát cũng tầm ngang với quá vượng. Thực Thương, Tài hay quan sát quá mạnh khắc xì hơi Nhật Nguyên thì còn gì là quá vượng. Miễn thấy gánh dc Thực Thương, Tài hay Quan Sát lớn thì nói cường vượng, gánh dc Thực Thương, Tài hay quan sát tầm vừa vừa là quá vượng, ko gánh dc Thực Thương, Tài hay quan sát thì là nhược rồi. Còn ông vẽ bản đồ ra thì đã sinh khắc rồi làm sao thấy nó cường vượng. Có gì đừng chấp dứt tôi, đây chi là 1 chút suy nghĩ của tôi. Thanks
Trích dẫn

hieuthuyloi's Photo hieuthuyloi 07/02/2014

Vulong phải nói đã đưa ra 1 đề tài hay.

Cách nói của cả Trần Tiến Nam (thuc than) lẫn Vulong đều đúng, ít nhất là trong bát tự này, câu trả lời là Tùy !

Vấn đề là người nhìn ở khía cạnh nào mà thôi, đứng ở góc này nhìn nó khác, đứng ở góc kia nhìn nó lại khác.

Chi có cái mạnh và cái hay của chi, Can cũng vậy. !
Có lúc phải khoe, có lúc phải giấu nghề !
Cóc kêu ộp ộp thì bị người ta bắt.
Nhưng lúc có phần ăn mà không la lên cho tôi 1 miếng thì đói !

Tất cả tùy !
Trích dẫn

VULONG777's Photo VULONG777 08/02/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khokhao, on 07/02/2014 - 14:53, said:

Theo tôi nghĩ ông HDL nói là NN quá cường vượng ý ổng là có thể gánh dc 1 lượng Thực Thương, Tài hay Quan Sát lớn gì đó, còn nếu lúc đầu nó đã ko rất cường vượng thì lấy gì chịu nỗi Thực Thương, Tài hay Quan Sát lớn. Nếu nói "Nhật Nguyên quá vượng" thì Thực Thương, Tài hay quan sát cũng tầm ngang với quá vượng. Thực Thương, Tài hay quan sát quá mạnh khắc xì hơi Nhật Nguyên thì còn gì là quá vượng. Miễn thấy gánh dc Thực Thương, Tài hay Quan Sát lớn thì nói cường vượng, gánh dc Thực Thương, Tài hay quan sát tầm vừa vừa là quá vượng, ko gánh dc Thực Thương, Tài hay quan sát thì là nhược rồi. Còn ông vẽ bản đồ ra thì đã sinh khắc rồi làm sao thấy nó cường vượng. Có gì đừng chấp dứt tôi, đây chi là 1 chút suy nghĩ của tôi. Thanks

"Có gì đừng chấp dứt tôi", không cần thiết phải nói như vậy. Vì đây là trang trao đổi học thuật nên cứ tự nhiên tranh luận, miễn là biết được mình sai đúng ra sao để rút kinh nghiệm. Nếu ai sợ mất uy tín thì cứ lấy nick mới tranh luận là OK còn ngại gì nữa đâu.

Nếu ai đã đọc hết cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" thì sẽ thấy rằng tác giả luôn luôn dùng câu "3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận" làm bùa chú của mình. Ví dụ như Giáp có Dần hay Bính có Dần thì đầu tiên tác giả đều nhận định là Thân vượng sau đó có thể kết luận lại là Thân nhược vì cái này hay cái kia... Những ví dụ mà tác giả ngay từ đầu kết luận là Thân quá vượng là rất ít và thường sau đó luận theo Thân vượng, nhưng ví dụ này tác giả không đưa ra lý do Thân không còn quá vượng nữa mà đã trở thành nhược để khẳng định hỷ dụng thần phải là hành sinh trợ Thân.

Mọi người cứ thử đọc và suy nghĩ xem câu: "Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy" cứ y như tác giả muốn nói rằng Thân quá vượng nhưng vẫn có thể lấy hành sinh trợ Thân làm dụng thần (mặc dù không phải ngoại cách). Đây chính là lý do mà tôi lập ra chủ đề này.

Thân chào.
Sửa bởi VULONG777: 08/02/2014 - 00:41
Trích dẫn

longkiet's Photo longkiet 08/02/2014

"3 can không bằng 1 chi lộc nhận" ý tác giả Thẩm Hiếu Chiêm chỉ là muốn nhấn mạnh "can nhiều không bằng căn trọng " thế thôi, có gì đâu mà ầm ĩ thế. Ví dụ Hoàng Đô Đốc trên do Từ Nhạc Ngô đưa ra bình chú chứ không phải của tác giả đâu nhé.
Bác VULONG lập ra chủ đề này với ý đồ rõ ràng muốn chỉ ra rằng định tính sao bằng định lượng theo phương pháp chấm điểm của bác đúng không?
P/S: bác vẫn chưa trả lời thắc mắc của em đấy. Chờ vài tuần nữa ,lâu quá.
Trích dẫn

hieuthuyloi's Photo hieuthuyloi 08/02/2014

Đề tài này là 1 đề tài cực kỳ quan trọng, chiếm đến 50% linh hồn của tử bình mà những kẻ bốc phét, tự cao tự đại bên trang web kimtubinh cũng không thể hiểu hết.
Không nắm chắc cái này luận cái gì cũng chệch choạc cả, trật lất. Mong các vị luận sâu hơn.

Chỉ có điều ví dụ của vulong đưa ra qúa đặc biệt nên không điển hình, nhìn vào là thấy rồi.


Ghi chú: Tôi khẳng định, đây là 1 đề tài rất lớn, nó không đơn giản như một số người nhìn nhận, người nào thấy nó đơn giản tức là chưa đi vào chiều sâu của tử bình, mới ở bên ngoài mà thôi.
Cái này mà sai thì đoán cái gì cũng sai nát hết, vận trình, tuế, dụng thần, xung khắc.

Dù sao qua nhiều năm vật lộn với tử bình, vulong rõ ràng là có cái tâm với tử bình nên mới đưa ra cái đề tài này.
Sửa bởi hieuthuyloi: 08/02/2014 - 07:00
Trích dẫn

ThucThan's Photo ThucThan 08/02/2014


kimtubinh có công dịch sách (dịch đúng hay sai chưa rỏ) âu cũng đáng quý.

Tuy nhiên hậu bối nào nghiên cưu tử bình mà qua bên ấy thảo luận thì càng ngày càng đi sai đường, văn phong hoa hòe hoa sói, học thuật sai lầm quá nhiều.

Trích dẫn

hieuthuyloi's Photo hieuthuyloi 08/02/2014

Tôi lấy ví dụ để các vị thấy cái khó của nó.

ví dụ: Hành vận quý tỵ
- Người bảo vận quý tỵ là hỏa: Đúng
- Người bảo vận quý tỵ là thủy: Đúng luôn
- Vậy người đó trong trụ kim rất mạnh, bảo hành vận kim (vì trong tỵ có tàng kim ): Sai !
- Vậy người dụng thần là hỏa, kỵ thần là thủy thì sao ?
Dĩ nhiên gió chiều nào đi chiều đó, tùy vào tuế !

ví dụ: Hành vận bính thân
- Người bảo vận bính thân là kim: Đúng
- Người bảo vận bính thân là hỏa: Tùy
+ Nếu trụ năm kẻ đó là Đinh tỵ hay bính ngọ hay đinh mùi, trong trụ hỏa mạnh, thì Đúng
+ Nếu trụ năm kẻ đó không phải vậy mà tháng hỏa nắm lệnh, trong trụ hỏa mạnh và can bính đinh hiện ở tháng hoặc ngày hoặc giờ: Vẫn đúng
+ Còn lại: Không đúng, mà nó vẫn là kim, kim vẩn là kim

ví dụ: Hành vận Mậu Dần
- Người bảo hành vận Mộc: Sai bét
- Người bảo hành vận thổ: Đúng
- Người có mộc rất mạnh trong trụ, cho luôn năm giáp dần ất mão, tháng mộc nắm lệnh bảo là hành vận Mộc: Vẫn sai bét !
Trong trường hợp này, dù tứ trụ có thế nào nó vẫn hành vận thổ 100%

Đó, nó khó vậy đó, hiểu không tới nơi là phán búa xua hết


Vì thế ví dụ: 1 Người thổ dày đặc, có mộc làm dụng hỷ thần hành đến đất mậu dần, lúc đó sẽ xảy ra cuộc tranh cãi không bao giờ có hồi kết
Kẻ thì bảo nó đang đi vào đất mộc, người thì bảo nó là đất thổ, nên 2 kẻ sẽ phán khác nhau 1 trời 1 vực ! 1 Là bất lợi, 1 là thuận lợi

Hoặc là cũng có kẻ đi vào vận quý tỵ, cứ đinh ninh là vào đất hỏa, làm ăn tung hết tiền mà không đề phòng, tới khi làm ăn lụi bại thì quay sang trách móc các "thầy" xem tử bình !
(Sẵn đây tôi cũng nói cho các vị biết vì sao năm 2013 là năm tỵ mà mưa bão nhiều như vậy !)

------ Vulong nói là sửu có thể chặn tý thủy, tôi đồng ý với điều đó trong trường hợp không có Hợi.

À, tự nhiên tôi nhớ đến anh thiênkyquy, với cái món vận 5 năm và 5 năm trong vụ ông bác sĩ bị ung thư phổi và bà vợ tuổi giáp thìn
Cách nói 5 năm và 5 năm chủ yếu để chỉ nó ảnh hưởng mạnh 5 năm đầu hay 5 năm sau mà thôi.
Cách nói 5 năm đầu can ảnh hưởng và 5 năm sau chi ảnh hưởng là 1 cách nói nửa vời, lửng lơ dòng nước, vừa đúng vừa không đúng.
Sửa bởi hieuthuyloi: 08/02/2014 - 10:01
Trích dẫn

Khokhao's Photo Khokhao 08/02/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 08/02/2014 - 09:41, said:

Tôi lấy ví dụ để các vị thấy cái khó của nó.

ví dụ: Hành vận quý tỵ
- Người bảo vận quý tỵ là hỏa: Đúng
- Người bảo vận quý tỵ là thủy: Đúng luôn
- Vậy người đó trong trụ kim rất mạnh, bảo hành vận kim (vì trong tỵ có tàng kim ): Sai !
- Vậy người dụng thần là hỏa, kỵ thần là thủy thì sao ?
Dĩ nhiên gió chiều nào đi chiều đó, tùy vào tuế !

ví dụ: Hành vận bính thân
- Người bảo vận bính thân là kim: Đúng
- Người bảo vận bính thân là hỏa: Tùy
+ Nếu trụ năm kẻ đó là Đinh tỵ hay bính ngọ hay đinh mùi, trong trụ hỏa mạnh, thì Đúng
+ Nếu trụ năm kẻ đó không phải vậy mà tháng hỏa nắm lệnh, trong trụ hỏa mạnh và can bính đinh hiện ở tháng hoặc ngày hoặc giờ: Vẫn đúng
+ Còn lại: Không đúng, mà nó vẫn là kim, kim vẩn là kim

ví dụ: Hành vận Mậu Dần
- Người bảo hành vận Mộc: Sai bét
- Người bảo hành vận thổ: Đúng
- Người có mộc rất mạnh trong trụ, cho luôn năm giáp dần ất mão, tháng mộc nắm lệnh bảo là hành vận Mộc: Vẫn sai bét !
Trong trường hợp này, dù tứ trụ có thế nào nó vẫn hành vận thổ 100%

Đó, nó khó vậy đó, hiểu không tới nơi là phán búa xua hết


Vì thế ví dụ: 1 Người thổ dày đặc, có mộc làm dụng hỷ thần hành đến đất mậu dần, lúc đó sẽ xảy ra cuộc tranh cãi không bao giờ có hồi kết
Kẻ thì bảo nó đang đi vào đất mộc, người thì bảo nó là đất thổ, nên 2 kẻ sẽ phán khác nhau 1 trời 1 vực ! 1 Là bất lợi, 1 là thuận lợi

Hoặc là cũng có kẻ đi vào vận quý tỵ, cứ đinh ninh là vào đất hỏa, làm ăn tung hết tiền mà không đề phòng, tới khi làm ăn lụi bại thì quay sang trách móc các "thầy" xem tử bình !
(Sẵn đây tôi cũng nói cho các vị biết vì sao năm 2013 là năm tỵ mà mưa bão nhiều như vậy !)

------ Vulong nói là sửu có thể chặn tý thủy, tôi đồng ý với điều đó trong trường hợp không có Hợi.
Theo mình nghĩ để xét hành vận cần vận dụng thêm bảng nạp âm, ông TVH giấu nghề lắm, chỉ thấy ổng nói sơ sơ năm 1988 dịch bệnh gan. Mình cảm thấy nạp âm quan trọng lắm, sách nào thì cũng thấy bảng nạp âm. Ko nạp âm có khi luận hành vận bị trật, mình chỉ thấy thế hihi
Trích dẫn

Hjmama's Photo Hjmama 08/02/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 08/02/2014 - 06:52, said:

Đề tài này là 1 đề tài cực kỳ quan trọng, chiếm đến 50% linh hồn của tử bình mà những kẻ bốc phét, tự cao tự đại bên trang web kimtubinh cũng không thể hiểu hết.
Không nắm chắc cái này luận cái gì cũng chệch choạc cả, trật lất. Mong các vị luận sâu hơn.

Chỉ có điều ví dụ của vulong đưa ra qúa đặc biệt nên không điển hình, nhìn vào là thấy rồi.


Ghi chú: Tôi khẳng định, đây là 1 đề tài rất lớn, nó không đơn giản như một số người nhìn nhận, người nào thấy nó đơn giản tức là chưa đi vào chiều sâu của tử bình, mới ở bên ngoài mà thôi.
Cái này mà sai thì đoán cái gì cũng sai nát hết, vận trình, tuế, dụng thần, xung khắc.

Dù sao qua nhiều năm vật lộn với tử bình, vulong rõ ràng là có cái tâm với tử bình nên mới đưa ra cái đề tài này.
Tôi biết bác hieu cũng có mặt ở kimtubinh, sao bác không đăng đàn thẳng thắn trao đổi học thuật với họ để chứng minh rằng họ chỉ là "những kẻ bốc phét,tự cao tự đại không thể hiểu hết như bác" thế mới đúng nghĩa tinh thần học thuật chứ, sao lại phải đứng bên này chửi bên kia vậy.
Trích dẫn


3 4 5 6